Sẽ Quy định Mức độ Khôi Phục Lại Tình Trạng Ban đầu Của đất đối Với ...

image banner
  • TRANG CHỦ
  • CHÍNH QUYỀN
  • NGƯỜI DÂN
  • DOANH NGHIỆP
  • DU KHÁCH
  • THÔNG TIN THỐNG KÊ
  • GIỚI THIỆU
    • Tiềm năng xứ Nghệ
    • Thông tin đầu tư
    • Thông tin doanh nghiệp
  • HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
    • Tỉnh ủy
    • Hội đồng nhân dân tỉnh
    • Đoàn ĐBQH Tỉnh
    • Ủy ban nhân dân tỉnh
    • Sở, ban, ngành
    • Thành phố, huyện, thị xã
  • THÔNG TIN CẦN BIẾT
    • Danh bạ điện thoại
    • Danh sách người phát ngôn
    • Cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh
    • Thư điện tử công vụ
    • Thông tin cuộc họp UBND tỉnh
    • Điều khoản sử dụng Cổng TTĐT
  • TIN TỨC
    • Tin nổi bật
    • Kinh tế
    • Chính trị
    • Văn hóa
    • Xã hội
    • image advertisement image advertisement

  • Trang chủ
  • Chính sách mới
Sẽ quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm 07/06/2022 16:12

Sở Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Quyết định này áp dụng cho đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Tùy theo từng trường hợp vi phạm dẫn đến làm thay đổi mục đích sử dụng đất, làm suy giảm chất lượng đất, làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính áp dụng một hoặc một số biện pháp để khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm như: Buộc thu hoạch cây trồng, vật nuôi; tháo dỡ công trình, kiến trúc; di chuyển, thu hồi toàn bộ vật liệu xây dựng và các vật liệu khác; buộc san gạt, san lấp, đào hạ thấp mặt bằng hoặc các giải pháp khác để có độ cao, độ sâu, độ dốc tương đương ban đầu của diện tích đất bị vi phạm; buộc cải tạo đất, xử lý môi trường, khôi phục tầng đất mặt có độ dầy, thành phần, tính chất tương đương với tầng đất mặt trước khi bị vi phạm.

Yêu cầu khi thực hiện các biện pháp trên phải bảo đảm: Việc tháo dỡ, di chuyển các vật chất ra ngoài diện tích đất bị vi phạm phải hạn chế tối đa việc đào sâu quá tầng đất mặt để giữ nguyên tính chất, sự ổn định của kết cấu đất; việc thực hiện các giải pháp để có độ cao, độ sâu, độ dốc tương đương ban đầu của diện tích đất bị vi phạm phải sử dụng loại đất hoặc vật liệu tương đương ban đầu hoặc bảo đảm được mục đích sử dụng đất như ban đầu. Trường hợp diện tích đất ban đầu có các biện pháp chống xói mòn, sạt lở, có hệ thống tưới tiêu, đường ranh cản lửa thì khi khôi phục lại tình trạng ban đầu phải bảo đảm các yêu cầu này. Trường hợp diện tích đất ban đầu có cây trồng, hoa màu, công trình xây dựng trên đất hoặc các vật chất khác mà phải khôi phục hiện trạng ban đầu thì việc khôi phục, mức độ khôi phục được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các loại vật chất đó.

Đối với các hành vi vi phạm các quy định gồm sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác; sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác; sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất; sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác; sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác thì mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu là đưa đất về sử dụng với đúng mục đích ban đầu, đảm bảo đất có tính chất lý, hóa, độ dốc, độ cao tương đương với ban đầu trước khi vi phạm.

Đối với hành vi vi phạm quy định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định thì người vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất để tiếp tục sử dụng đất vào mục đích trồng lúa. Tùy theo, tường trường hợp cụ thể, người ra quyết định xử phạt buộc người vi phạm phải thu hoạch cây trồng, vật nuôi, tháo dỡ công trình kiến trúc (nếu có); khôi phục lại mặt bằng, tính chất lý, hóa của lớp đất bề mặt trồng lúa như ban đầu hoặc tương đương ban đầu.

Đối với vi phạm quy định lấn, chiếm đất thì người có hành vi vi phạm phải thu hoạch cây trồng, vật nuôi, tháo dỡ công trình kiến trúc (nếu có); khôi phục lại mặt bằng, tính chất lý, hóa của đất để trả lại đất đã lấn, chiếm.

Đối với hành vi làm biến dạng địa hình người vi phạm phải đào, san, lấp để hạ thấp, nâng cao bề mặt của đất; đưa độ dốc của đất về như ban đầu trước khi vi phạm. Trường hợp làm thay đổi bề mặt của đất từ đất dốc thành đất không dốc hoặc từ đất không bằng phẳng thành đất bằng phẳng hơn thì không phải khôi phục độ dốc, độ bằng phẳng. Trường hợp làm suy giảm chất lượng đất hoặc giảm khả năng sử dụng đất thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. 

Đối với vi phạm quy định gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác: Trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên đất; đưa chất thải, chất độc hại lên đất; đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì đối tượng vi phạm phải thu hồi toàn bộ vật liệu xây dựng hoặc các vật liệu khác đã đưa lên đất, san lấp diện tích đất đã đào bới, tháo dỡ công trình xây dựng và hàng rào và tiến hành cải tạo chất lượng đất như ban đầu hoặc tương đương ban đầu; xử lý môi trường theo quy định pháp luật.

Trường hợp việc áp dụng các biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất nêu trên mà có thể gây nguy hiểm cho con người, có nguy cơ ảnh hưởng đến các thửa đất liền kề, các công trình xây dựng xung quanh thì buộc phải thực hiện các biện pháp và xây dựng các công trình bảo vệ để đưa toàn bộ diện tích đất về trạng thái an toàn.

Mời độc giả xem nội dung chi tiết và góp ý dự thảo Quyết định tại đây.

Kim Oanh (Tổng hợp)

Tweet Tin liên quan
Lấy ý kiến dự thảo quy định cơ chế quản lý, điều hành ngân sách nhà nước năm 2025 21/11/2024
Ban hành Quy định tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất, đơn giá thuê đất xây dựng... 12/11/2024
Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quy định cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện Nghị... 08/11/2024
Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận... 08/11/2024
Nghệ An ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi... 04/11/2024
12345678910...
Trang chủ | Hỏi đáp | Thư điện tử | Sơ đồ cổng | Liên hệ | RSS
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH NGHỆ AN Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Nghệ An Giấy phép số 46/GP-TTĐT ngày 18/05/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An. Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An - Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh - tỉnh Nghệ An Trưởng ban biên tập: Ông Đặng Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An Cơ quan quản trị kỹ thuật: Cổng thông tin điện tử Nghệ An - Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh Điện thoại:02383.557.565 E-mail:banbientap@nghean.gov.vn ® Ghi rõ nguồn Cổng TTĐT tỉnh Nghệ An (hoặc nghean.gov.vn) khi trích dẫn tin từ địa chỉ này.

Từ khóa » Buộc Khôi Phục Lại Tình Trạng Của đất