Quy định Mức Hưởng Tối đa Bảo Hiểm Thất Nghiệp Năm 2021
Có thể bạn quan tâm
GIẢI ĐÁP:
Thứ nhất, quy định mức lương tối đa đóng BHTN
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Quyết định 595/ QĐ – BHXH quy định như sau:
“Điều 15. Tiền lương tháng đóng BHTN theo quy định tại Điều 58 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6.
2. Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/ NĐ – CP quy định như sau:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Như vậy, theo quy định này người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. Cụ thể, mức lương cao nhất để đóng BHTN theo từng vùng như sau:
- Vùng I: 4.420.000 đồng x 20 = 88.400.000 đồng
- Vùng II: 3.920.000 đồng x 20 = 78.400.000 đồng
- Vùng III: 3.430.000 đồng x 20 = 68.600.000 đồng
- Vùng IV: 3.070.000 đồng x 20 = 61.400.000 đồng
Do đó, bạn ký hợp đồng lao động với mức lương 60 triệu đồng thì sẽ được đóng BHTN với mức lương như vậy tùy theo vùng mà bạn đang làm việc.
Thứ hai, quy định % hàng tháng người lao động phải đóng bao nhiêu % BHTN
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Quyết định 595/ QĐ – BHXH quy định như sau:
“Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.”
Như vậy, theo quy định này mức đóng BHTN đối với người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng. Do đó, mỗi tháng bạn sẽ phải trích 1% tiền lương tháng để đóng BHTN
Thứ ba, quy định mức hưởng tối đa bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định như sau:
“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định này mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Do đó, mức hưởng tối đa bảo hiểm thất nghiệp của bạn không được quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm nhận trợ cấp thất nghiệp.
Từ khóa » Cách Tính Bảo Hiểm That Nghiệp Năm 2021
-
Cách Tính Tiền Bảo Hiểm Thất Nghiệp Mới Nhất Năm 2022
-
Công Cụ Tính Mức Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Chính Xác Nhất 2022
-
Năm 2021 Mức Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp Như Thế Nào?
-
Năm 2021 Mức Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp Tối đa Lên đến 22 Triệu ...
-
Mức Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Năm 2022 Là Bao Nhiêu Tiền ?
-
Điều Kiện Và Cách Tính Tiền Trợ Cấp Thất Nghiệp Năm 2022 ?
-
Bảo Hiểm Thất Nghiệp: Điều Kiện, Mức Hưởng, Thủ Tục Hưởng
-
[HOT] Cách Tính Bảo Hiểm Thất Nghiệp (BHTN) 2022 Chính Xác Nhất
-
Cách Tính Tiền Bảo Hiểm Thất Nghiệp - Công Ty Luật Việt An
-
Cách Tính Bảo Hiểm Thất Nghiệp Mới Nhất Năm 2022
-
Mức Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp Năm 2021 NLĐ Cần Biết
-
Cách Tính Trợ Cấp Thất Nghiệp Năm 2022 - Tổng đài Tư Vấn
-
Cách Tính Tiền Bảo Hiểm Thất Nghiệp 2022 đơn Giản Nhất
-
Cách Tính Mức Hưởng Trợ Cấp Bảo Hiểm Thất Nghiệp Mới Nhất 2022