Quy định Pháp Luật Về Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp

-

Nội dung bài viết

    1. 1- Chia doanh nghiệp
    2. 3- Hợp nhất doanh nghiệp
    3. 4- Sáp nhập doanh nghiệp
    4. 5- Sáp nhập và mua bán (M&A) doanh nghiệp 

Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp đều chỉ thực hiện được đối với công ty, mà không thực hiện được đối với doanh nghiệp tư nhân, vì doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một chủ sở hữu, không có tư cách pháp nhân, tức chịu trách nhiệm vô hạn và mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp, nên không thể chia, tách thành nhiều doanh nghiệp, cũng như không thể hợp nhất, sáp nhập nhiều doanh nghiệp thành một doanh nghiệp tư nhân.

1- Chia doanh nghiệp

Theo Điều 192 Luật Doanh nghiệp năm 2014, một công ty TNHH hoặc một công ty cổ phần có thể được chia thành hai hoặc nhiều công ty mới. Công ty ban đầu chấm dứt sự tồn tại sau khi chia các thành viên hoặc cổ đông và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều hơn hai công ty mới. Có 03 phương thức chia một công ty thành hai hoặc nhiều hơn hai công ty, gồm:

(i) Thứ nhất: Một phần phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp hoặc một số cổ phần của cổ đông công ty cổ phần, cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;

(ii) Thứ hai: Toàn bộ phần vốn góp của một hoặc một số thành viên công ty TNHH, cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp của họ, hoặc toàn bộ cổ phần của một hoặc một số cổ đông, cùng với tài sản tương ứng với giá trị có phần của họ được chuyển sang cho các công ty mới.

(iii) Thứ ba. Kết hợp cả hai trường hợp trên.(xem thêm: dịch vụ ly hôn)

2- Tách doanh nghiệp

Theo Điều 193 Luật Doanh nghiệp năm 2014, một công ty TNHH hoặc một công ty cổ phần có thể được tách ra để thành lập một hoặc một số công ty mới. Công ty ban đầu được gọi là công ty bị tách công ty hoặc các công ty được thành lập mới được gọi là công ty được tách - Công ty bị tách vẫn tiếp tục tồn tại, không bị chấm dứt tư cách pháp nhân, mà chỉ chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ để thành lập một hoặc một số công ty TNHH, công ty cổ phần mới. Có 3 phương thức để tách một công ty thành một hoặc một số công ty, gồm:

(i) Thứ nhất: Một phần phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp hoặc một số cổ phần của cổ đông công ty cổ phần cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng với giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;

(ii) Thứ hai: Toàn bộ phần vốn góp của một hoặc một số thành viên, cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp của họ hoặc toàn bộ số cổ phần của một hoặc một số cổ đông, cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần của họ được chuyển sang cho các công ty mới;

(iii) Thứ ba: Kết hợp cả hai trường hợp trên,

Ví dụ: Năm 2014 Công ty TNHH MTV Vinpearl (VPL) được tách ra thành 3 công ty là: Công ty TNHH MTV Vinpearl (VPL) (giữ nguyên); Công ty TNHH Vinpearl Nha Trang và Công ty TNHH Vinpearlland.

Xem thêm: Tái cấu trúc doanh nghiệp là dịch vụ trọng tâm của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Hợp nhất doanh nghiệp

Theo Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2014, hai hoặc một số công ty có thể được hợp nhất thành một công ty mới. Các công ty ban đầu được gọi là công ty bị hợp nhất, công ty mới được hình thành được gọi là công ty hợp nhất. Sau khi hợp nhất, công ty bị hợp nhất chấm dứt sự tồn tại.

Ví dụ: Năm 2014, Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Tây Dương (OSC) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc Tế Việt Nam. (VIS) hợp nhất với nhau thành một công ty mới, giải thể cả hai công ty cũ, lấy tên công ty mới là Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS).

4- Sáp nhập doanh nghiệp

Theo Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2014, một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác. Một hoặc một số công ty bạn đầu nhập vào công ty khác được gọi là công ty bị sáp nhập, công ty ban đầu được một hoặc một số công ty khác nhập vào được gọi là công ty nhận sáp nhập. Việc sáp nhập được thực hiện bằng cách thức chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập. Sau khi sáp nhập, công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại.(quan tâm tới: luật sư tư vấn ly hôn)

Ví dụ: Năm 2015, Ngân hàng thương mại cổ phần Mê Kông (MDB) sáp nhập với Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB). Theo đó, MDB bị chấm dứt để sáp nhập toàn bộ vào MSB.

5- Sáp nhập và mua bán (M&A) doanh nghiệp 

Trên thực tế, khái niệm M&A, tức là sáp nhập và mua bán doanh nghiệp được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên, đây chỉ là một khái niệm kinh tế mà không phải là một khái niệm pháp lý chính thức. Sáp nhập doanh nghiệp trong trường hợp này dùng để chỉ các hoạt động hợp nhất, sáp nhập như trình bày ở trên, còn mua bán doanh nghiệp thì dùng để chỉ hai hoat động, thứ nhất là mua bán cả doanh nghiệp và thứ hai là mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của công ty TNHH hoặc có phần của công ty cổ phần(xem thêm: văn bản đơn ly hôn)

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng như các Luật Doanh nghiệp 1999 và 2015 trước đây, thì chỉ có khái niệm mua bán doanh nghiệp tư nhân, mà không có khái niệm mua bán công ty. Như vậy, quy định về việc mua bán doanh nghiệp trong một số văn bản luật (Luật Cạnh tranh 2004, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014) phải được hiểu là mua bán một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cổ phần hoặc mua bán doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động. Và người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Như vậy, để tổ chức lại doanh nghiệp của mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng một trong những loại hình nêu trên.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp (M&A).

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Quy định pháp luật về hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Quy định pháp luật về hình thức tổ chức lại doanh nghiệp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Từ khóa » Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Tư Nhân