Quy định Về Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp - Phamlaw
Có thể bạn quan tâm
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP
Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?
Khi một doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc nhu cầu quản trị công ty thay đổi, các chủ sở hữu mâu thuẫn hoặc biến động về số lượng thành viên hay trường hợp doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng giải thể, các doanh nghiệp thường tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp. Tổ chức lại doanh nghiệp là những biện pháp nhằm thay đổi quy mô doanh nghiệp, bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm tổ chức lại doanh nghiệp, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.
Căn cứ pháp lý
Luật doanh nghiệp 2020
Nội dung tư vấn
1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Việc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh để phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh hoặc giúp doanh nghiệp giải quyết được các mâu thuẫn nội bộ để tránh phải giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức lại doanh nghiệp thường được đặt ra khi: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi; Nhu cầu quản trị doanh nghiệp thay đổi; Các chủ sở hữu doanh nghiệp phát sinh mâu thuẫn; Công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu hoặc để nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. Đặc điểm của tổ chức lại doanh nghiệp
Tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Việc tổ chức lại doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, việc tổ chức lại doanh nghiệp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc tổ chức lại doanh nghiệp có thể ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các thành viên và các chủ nợ. Do đó, pháp luật thường đòi hỏi việc tổ chức lại doanh nghiệp phải tuân thủ những hình thức đặc biệt mà pháp luật quy định. Việc không tuân thủ các quy định về hình thức có thể dẫn tới hệ quả là sự vô hiệu của loại hình doanh nghiệp được tổ chức lại.
Thứ hai, chủ thể thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp phải thỏa mãn một số điều kiện. Chủ thể thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp phải là một tổ chức kinh tế hội đủ các điều kiện, như phải có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở ổn định, được đăng ký thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức theo luật định.
Thứ ba, việc tổ chức lại doanh nghiệp được diễn ra vào một thời điểm thích hợp. Thời điểm tổ chức lại doanh nghiệp thường được đặt ra khi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi, nhu cầu quản trị doanh nghiệp thay đổi, các chủ sở hữu doanh nghiệp phát sinh mâu thuẫn, công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ số lượng tối thiểu hoặc để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ tư, tổ chức lại doanh nghiệp để đạt được mục đích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường tổ chức lại để nâng cao năng lực cạnh tranh và để phát huy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết các mâu thuẫn nội bộ hoặc để tránh việc doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể do không đủ số lượng thành viên tối thiểu.
3. Vai trò của tổ chức lại doanh nghiệp
Trong nền kinh tế hiện nay, việc tổ chức lại doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng như là một trong những giải pháp được doanh nghiệp lựa chọn để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bản chất của việc tổ chức lại doanh nghiệp là những cách thức, biện pháp làm thay đổi quy mô, hình thức, tính chất tổ chức đã được xác lập của một doanh nghiệp. Sẽ không thể có tự do lựa chọn mô hình kinh doanh, nếu chủ doanh nghiệp luôn bị bó buộc trong một hình thức kinh doanh nhất định nào đó. Việc thay đổi mô hình tổ chức kinh doanh chính là biểu hiện của tự do tạo lập, tự do lựa chọn hình thức kinh doanh của chủ sở hữu.
Tổ chức lại doanh nghiệp là biện pháp nhằm thay đổi quy mô doanh nghiệp, mang các ý nghĩa sau:
Thứ nhất, Tổ chức lại doanh nghiệp là những biện pháp nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh. Tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tổ chức lại doanh nghiệp là một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tối đa hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai, tổ chức lại doanh nghiệp cũng giải quyết được vấn đề mâu thuẫn nội bộ giữa các chủ đầu tư trong doanh nghiệp (chia, tách doanh nghiệp), tránh việc doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản ( hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp). Ngoài ra, tổ chức lại doanh nghiệp còn đảm bảo thực hiện mục đích duy trì hoạt động của doanh nghiệp, khi không đáp ứng được đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật (chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).
Thứ ba, Hiệu quả của việc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ là sự thay đổi quy mô kinh doanh ( từ công ty có quy mô lớn thành công ty có quy mô nhỏ hơn hoặc ngược lại). Ví dụ như việc chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH; hình thành các doanh nghiệp mới trên thị trường hoặc chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp: Chia, tách, hợp nhất. Việc tổ chức lại doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ tư, Về mặt kinh tế đối với việc tổ chức lại doanh nghiệp, nhà đầu tư không mất nhiều thời gian để có được một doanh nghiệp mới theo đúng nguyện vọng và năng lực của mình. Doanh nghiệp được tổ chức lại có thể đảm bảo hoạt động bình thường ngay từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc thay đổi thông tin về chủ sở hữu đối với các tài sản được thừa kế từ doanh nghiệp được tổ chức lại đơn giản. Doanh nghiệp sau khi tổ chức lại được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được thừa kế mà không phải chịu các chi phí như thuế, lệ phí. Kết quả quan trọng hơn nữa là doanh nghiệp có thể ổn định ngay bộ máy quản lý điều hành, nhân công lao động và cả hệ thống khách hàng, đối tác.
Thứ năm, Tổ chức lại doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong pháp luật về doanh nghiệp. Việc tạo lập doanh nghiệp không chỉ là việc tạo lập ra một thực thể pháp lý khi khởi nghiệp, mà còn phát triển thực thể pháp lý đó trong quá trình kinh doanh bằng cách tổ chức lại nó sao cho phù hợp với năng lực tài chính, điều kiện, mục tiêu của nhà đầu tư. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc tổ chức lại doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần. Doanh nghiệp thường tiến hành tổ chức lại để nâng cao năng lực cạnh tranh và để phát huy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; giải quyết các mâu thuẫn nội bộ, tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể do không đủ số lượng thành viên tối thiểu…
4. Các phương thức tổ chức lại doanh nghiệp
Các phương thức tổ chức lại doanh nghiệp được quy định cụ thể từ Điều 198 đến Điều 205 Luật doanh nghiệp 2020:
4.1. Chia doanh nghiệp (Điều 198 Luật doanh nghiệp 2020)
Chia doanh nghiệp là trường hợp một doanh nghiệp bị chia thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp cũ. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị chia được chuyển từ doanh nghiệp bị chia sang cho các doanh nghiệp mới.
Ví dụ: Công ty TNHH X chuyển một phần vốn góp của các thành viên ra bên ngoài để thành lập công ty TNHH Y và công ty TNHH Z. Hoạt động này được xem là hoạt động chia doanh nghiệp. Công ty Y và công ty Z là hai công ty được chia ra từ công ty X. Công ty X sẽ chấm dứt hoạt động và các công ty mới kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty X
4.2. Tách doanh nghiệp (Điều 199 Luật doanh nghiệp 2020)
Tách doanh nghiệp là biện pháp chuyển một phần tài sản của công ty hiện có để thành lập hoặc một số công ty cùng loại chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
VD: Công ty cổ phần X vì muốn mở rộng hoạt động đã chuyển một phần cổ phần sang một công ty mới và thành lập công ty cổ phần Y. Hoạt động này gọi là hoạt động tách doanh nghiệp. Sau khi tách doanh nghiệp, công ty cổ phần X vẫn còn hoạt động song song với công ty tách là công ty cổ phần Y.
4.3. Hợp nhất doanh nghiệp (Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020)
Hợp nhất công ty là việc hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.
4.4. Sáp nhập doanh nghiệp (Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020)
Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
4.5 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (Điều 202-205 Luật Doanh nghiệp 2020)
– Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần;
– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt sự tồn tại; công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty được chuyển đổi.
Phamlaw hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tổ chức lại doanh nghiệp là gì. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn thực hiện dịch vụ tổ chức lại doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ nhanh nhất. Luật Phamlaw cam kết tư vấn và thực hiện thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất với mức chi phí hợp lý nhất
Quy định về tổ chức lại doanh nghiệp – Luật Phamlaw
5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm- uyết định số 02/2006/ĐCLĐPT ngày 18/1/2006 về việc Đình chỉ giải quyết vụ án Đơn phương chấm d
- Giải quyết tranh chấp lao động
- Ngành nghề cần vốn pháp định
- Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn?
- Luật sư tranh tụng hôn nhân và gia đình
- Bãi bỏ quy định về khung giá đất
- Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Tiền án và tiền sự
- Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5 tháng 4 năm 2012
- Hạn mức đất ở theo Luật đất đai 2013
Bài viết cùng chủ đề
- Thủ tục để người nước ngoài sở hữu nhà chung cư tại Việt Nam
- Điều kiện kết hôn mới nhất
- Mẫu quyết định giải thể công ty TNHH mới nhất
- Các bước giải thể doanh nghiệp có vốn nước ngoài
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp đất
- Công ty cổ phần tập đoàn là gì?
- Xử phạt xây dựng trái phép trên đất công
- Quy định về bồi thường, hỗ trợ người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi
Từ khóa » Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Tư Nhân
-
Doanh Nghiệp Tư Nhân Có được Thực Hiện Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp?
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập Công Ty...
-
Có Bao Nhiêu Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp?
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Là Gì - Công Ty Luật Hùng Thắng
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Là Gì? - Phamlaw
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghệp Là Gì ? Đặc điểm, Các Hình Thức Tổ Chức Lại ...
-
#Tư Vấn Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp | Luật Thái An™
-
Các Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
-
Tổ Chức Lại, Giải Thể Và Phá Sản Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
-
TƯ VẤN TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập Doanh ...
-
4 Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2014
-
TƯ VẤN TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP - HTC Law
-
Pháp Luật Về Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp
-
TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP LÀ GÌ - CÔNG TY LUẬT DAZPRO
-
[PDF] NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP... THEO ...
-
Quy định Pháp Luật Về Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp - Luật Hoàng Anh