️ Quy định Số Tiết Dự Giờ Của Giáo Viên 2022

Quy định số tiết dự giờ của giáo viên 2022 như nào? Số tiết dự giờ bao nhiêu là đủ? Là câu hỏi mà không ít giáo viên băn khoăn, cần tìm lời giải đáp. Dự giờ cũng giúp nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc dự giờ thăm lớp nhằm thực hiện tốt việc giảng dạy
Việc dự giờ thăm lớp nhằm thực hiện tốt việc giảng dạy

Khi nắm bắt được quy định số tiết dự giờ của giáo viên sẽ giúp các cơ sở giáo dục phân bổ lịch cho phù hợp, tránh tạo áp lực cho giáo viên và học sinh. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Quy định số tiết dự giờ của giáo viên 2022

  • Quy định số tiết dự giờ, thao giảng của giáo viên
  • Giáo viên cấp 2, cấp 3 không còn phải dự giờ
  • Giáo viên chủ nhiệm được quyền dự giờ lớp mình chủ nhiệm

Quy định số tiết dự giờ, thao giảng của giáo viên

Theo quy định bắt buộc, mỗi năm một giáo viên phải dạy hàng chục tiết cho Ban Giám hiệu và đồng nghiệp dự giờ.

Có thể kể đến 3 tiết kiểm tra tay nghề (hoặc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường), 3-4 tiết dạy thao giảng tổ, 1 tiết dạy thao giảng trường, 1 tiết chuyển khối, chuyển đến, tiết chuyên đề, liên trường, liên khối...

Chưa kể còn những tiết dự giờ đột xuất theo ngẫu hứng của Ban Giám hiệu nhà trường, tiết dự giờ của cán bộ chuyên môn cốt cán trường khác đến, tiết dự của Phòng hay Sở khi về thanh tra...

Hiện nay, các trường học chưa có quy định cụ thể về số giờ, số tiết dự giờ. Do vậy, cần quy định cụ thể về việc dự giờ như thế nào và dự giờ như thế nào là đủ để có thể đánh giá được năng lực giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh được tốt nhất.

Dự giờ là một công việc bắt buộc đối với các giáo viên, nhưng cũng cần phải cân đối lại các quy định để tránh tạo cho giáo viên và học sinh những áp lực, căng thẳng thì mới mang lại hiệu quả cao.

Giáo viên cấp 2, cấp 3 không còn phải dự giờ

Hiện tại, chỉ có giáo viên cấp 1 còn sử dụng sổ dự giờ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT. Trong đó, hồ sơ sơ quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên bao gồm:

  • Kế hoạch bài dạy;
  • Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh;
  • Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm);
  • Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).

Còn giáo viên trường cấp 2, cấp 3:

Tại Điều lệ trường trung học cơ sở (THSC), trường trung học phổ thông (THPT) và trường THPT có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, trong hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đã không còn quy định về “sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp” như các văn bản trước. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 21, hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên bao gồm:

  • Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
  • Kế hoạch bài dạy (giáo án).
  • Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
  • Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Ngoài ra, như đã phân tích, các văn bản khác cũng không có quy định về hoạt động dự giờ, thăm lớp. Như vậy, giáo viên cấp 1 vẫn còn sử dụng sổ dự giờ và thực hiện hoạt động dự giờ. Trong khi đó, không còn quy định về sử dụng sổ dự giờ đối với giáo viên cấp 2, cấp 3.

Giáo viên chủ nhiệm được quyền dự giờ lớp mình chủ nhiệm

Tuy không có quy định cụ thể về hoạt động dự giờ, nhưng tại điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học và điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học đều quy định: “Giáo viên chủ nhiệm có quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.”

Như vậy, giáo viên chủ nhiệm của cả 3 cấp học đều có quyền được tham gia dự giờ với mà mình làm chủ nhiệm.

Từ khóa » Bỏ Dự Giờ