Quy định Số Tiết Dự Giờ Của Giáo Viên 2022

Quy định số tiết dự giờ của giáo viên 2024Giáo viên có còn dự giờ, thăm lớp?Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Quy định về số tiết dự giờ của giáo viên như thế nào?

  • 1. Không quy định số tiết dự giờ bắt buộc
  • 2. Giáo viên cấp 2, cấp 3 không còn phải dự giờ?
  • 3. Giáo viên chủ nhiệm được quyền dự giờ lớp do mình chủ nhiệm
  • 4. Quy định về định mức tiết dạy đối với giáo viên

Quy định số tiết dự giờ của giáo viên như thế nào? Quy định cụ thể việc dự giờ và dự bao nhiêu là đủ? VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn về việc dự giờ của giáo viên qua bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo.

  • Thời gian làm việc của giáo viên các cấp quy định thế nào
  • Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp
  • Quy định mới nhất về sổ sách của giáo viên các cấp

Quy định số tiết dự giờ của giáo viên

1. Không quy định số tiết dự giờ bắt buộc

Tại Luật Giáo dục 2019 và các văn bản hiện hành có liên quan đều không có quy định cụ thể về hoạt động dự giờ.

Trước đây, hoạt động dự giờ được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT (đã hết hiệu lực) như sau:

“2. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy/giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy/giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường”

Tuy nhiên, Thông tư 12 đã được thay thế bằng Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT và đến năm 2018 tiếp tục được thay thế bằng Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT. Trong đó, cả hai Thông tư này đều không còn quy định về hoạt động dự giờ của giáo viên nữa.

Như vậy, quy định trên không còn quy định các hoạt động dự giờ cụ thể của giáo viên.

Lợi ích của việc không Quy định số tiết dự giờ của giáo viên:

Việc không quy định số tiết dự giờ của giáo viên có nhiều lợi ích đáng kể. Trước hết, điều này tạo điều kiện cho giáo viên tự chủ trong việc lên kế hoạch, chuẩn bị và thực hiện các hoạt động giảng dạy. Thay vì bị giới hạn trong số tiết dự giờ và phải tuân thủ theo những quy định cứng nhắc, giáo viên có thể tự do sáng tạo và linh hoạt hơn trong việc lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động giảng dạy.

Ngoài ra, việc không quy định số tiết dự giờ còn giúp giáo viên tăng thêm thời gian để tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển bản thân. Thời gian này có thể được sử dụng để đọc sách, nghiên cứu tài liệu chuyên ngành, tham gia các khóa học đào tạo chuyên môn hay tham gia các hội thảo, diễn đàn về giáo dục. Điều này sẽ giúp giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng, cập nhật những thông tin mới nhất về giáo dục và tăng cường khả năng giảng dạy của mình.

Hơn nữa, việc không quy định số tiết dự giờ cũng giúp giáo viên có thể tăng cường giao tiếp và hợp tác với đồng nghiệp. Thời gian dư ra này có thể được sử dụng để thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng giảng dạy với các giáo viên khác trong cùng trường hoặc các trường khác. Điều này sẽ giúp giáo viên cải thiện phương pháp giảng dạy của mình và tạo ra môi trường giảng dạy chuyên nghiệp hơn.

Cuối cùng, việc không quy định số tiết dự giờ cũng giúp tránh tình trạng lãng phí thời gian và tài nguyên của nhà trường. Thay vì phải tạo ra những hoạt động dự giờ không cần thiết để đáp ứng quy định số tiết dự giờ, nhà trường có thể tập trung vào các hoạt động thực sự mang lại giá trị cho học sinh và giáo viên. Việc này cũng giúp tiết kiệm chi phí và tài nguyên của trường học.

2. Giáo viên cấp 2, cấp 3 không còn phải dự giờ?

Hiện nay, chỉ có giáo viên cấp 1 còn sử dụng sổ dự giờ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT. Trong đó, hồ sơ sơ quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên bao gồm:

- Kế hoạch bài dạy;

- Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh;

- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm);

- Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).

Về số tiết dự giờ của giáo viên tiểu học: Hiện nay, các văn bản liên quan đến vấn đề giáo dục đều không có quy định nào về số tiết dự giờ. Tại Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT chỉ quy định giáo viên tiểu học phải thực hiện việc dự giờ, thăm lớp, ngoài ra không có quy định rõ về số tiết dự giờ của mỗi giáo viên. Vậy nên, số tiết dự giờ của mỗi giáo viên tiểu học sẽ tùy thuộc vào từng nhà trường, từng điều kiện dạy học cũng như sự cần thiết của việc dự giờ.

Đối với giáo viên trường cấp 2, cấp 3:

Tại Điều lệ trường trung học cơ sở (THSC), trường trung học phổ thông (THPT) và trường THPT có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, trong hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đã không còn quy định về “sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp” như các văn bản trước.Cụ thể, tại khoản 3 Điều 21, hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên bao gồm:

- Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).

- Kế hoạch bài dạy (giáo án).

- Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.

- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Ngoài ra, như đã phân tích, các văn bản khác cũng không có quy định về hoạt động dự giờ, thăm lớp.

Như vậy, giáo viên cấp 1 vẫn còn sử dụng sổ dự giờ và thực hiện hoạt động dự giờ. Trong khi đó, không còn quy định về sử dụng sổ dự giờ đối với giáo viên cấp 2, cấp 3.

3. Giáo viên chủ nhiệm được quyền dự giờ lớp do mình chủ nhiệm

Mặc dù hiện nay không có quy định cụ thể về hoạt động dự giờ, tuy nhiên riêng với giáo viên chủ nhiệm, tại điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học và điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học đều quy định:

“Giáo viên chủ nhiệm có quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.”

Như vậy, giáo viên chủ nhiệm của cả 3 cấp học đều có quyền được tham gia dự giờ với mà mình làm chủ nhiệm.

4. Quy định về định mức tiết dạy đối với giáo viên

I. Giáo viên mầm non

- Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày:

+ Dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày/01 giáo viên;

+ Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc đủ 40 giờ/tuần/01 giáo viên.

- Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày:

+ Dạy trên lớp đủ 4 giờ/ngày/01 giáo viên;

+ Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc đủ 40 giờ/tuần/01 giáo viên.

- Đối với lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập thì cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

- Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thì ngoài công tác quản lý, cần:

+ Hiệu trưởng trực tiếp dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ 02 giờ/tuần.

+ Phó hiệu trưởng trực tiếp dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ 04 giờ/tuần.

Lưu ý:

- Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách: giảm 06 giờ dạy/tuần (quy ra 210 giờ dạy/năm học);

- Giáo viên làm ủy viên BCH công đoàn; tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách: giảm 03 giờ dạy/tuần (quy ra 105 giờ dạy/năm học).

- Kiêm nhiệm trưởng ban thanh tra nhân dân: giảm 02 giờ dạy/tuần;

- Kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn: giảm 03 giờ dạy/tuần;

(Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất).

- Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống: giảm 05 giờ dạy/tuần.

Căn cứ pháp lý:

- Điều 4, 5 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011.

- Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016.

II. Giáo viên trường phổ thông

1. Giáo viên tiểu học

- Định mức: 23 tiết/tuần;

- Giáo viên trường dân tộc bán trú; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 21 tiết/tuần.

- Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội:

+ Trường hạng I: 2 tiết/tuần.

+ Trường hạng II: 1/3 định mức tiết dạy của giáo viên không kiêm nhiệm.

+ Trường hạng III: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm.

- Hiệu trưởng:

Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- Phó hiệu trưởng:

Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

2. Giáo viên THCS

- Định mức: 19 tiết/tuần

- Giáo viên trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 17 tiết/tuần.

- Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội:

+ Trường hạng I: 2 tiết/tuần;

+ Trường hạng II: 1/3 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm;+ Trường hạng III: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm.

- Hiệu trưởng:

Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- Phó hiệu trưởng:

Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

3. Giáo viên THPT

- Định mức: 17 tiết/tuần.

- Với trường dân tộc nội trú: 15 tiết/tuần.

- Hiệu trưởng:

Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- Phó hiệu trưởng:

Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

LƯU Ý, Giáo viên tiểu học, THCS, THPT sẽ được giảm định mức tiết học như sau:

- Giáo viên chủ nhiệm:

+ Giảm 3 tiết/tuần/GV tiểu học;

+ Giảm 4 tiết/tuần/GV THCS, THPT.

+ Giảm 4 tiết/tuần/GV trường phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường bán trú.

- Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn: giảm 3 tiết/môn/tuần;

- Giáo viên kiêm nhiệm công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu chưa có cán bộ chuyên trách): giảm từ 2 - 3 tiết/tuần do hiệu trưởng quyết định.

- Tổ trưởng bộ môn: giảm 3 tiết/tuần;

- Tổ phó chuyên môn: giảm 1 tiết/tuần;

- Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách:

+ Giảm 04 giờ dạy/tuần/GV tiểu học;

+ Giảm 03 giờ dạy/tuần/GV THCS, THPT, chuyên biệt cấp THPT.

- Giáo viên làm ủy viên BCH công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách:

+ Giảm 02 giờ dạy/tuần/GV tiểu học;

+ Giảm 01 giờ dạy/tuần/GV THCS, THPT, chuyên biệt cấp THPT.

- Giáo viên kiêm chủ tịch, thư ký hội đồng trường: giảm 2 tiết/tuần.

- Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân: giảm 2tiết/tuần.

- Giáo viên được tuyển dụng bằng HĐLV lần đầu: giảm 2 tiết/tuần.

- Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống:

+ Giảm 3 tiết/tuần/GV THCS, THPT;

+ Giảm 4 tiết/tuần/GV tiểu học.

Tóm lại, hiện nay không có quy định về số tiết dự giờ của giáo viên cũng như yêu cầu cụ thể về việc tổ chức hoặc tham gia dự giờ. Đồng thời, chỉ có giáo viên cấp 1 còn sử dụng sổ dự giờ. Giáo viên cấp 2, cấp 3 không còn sử dụng sổ này.

  • Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên năm 2024 - 2025
  • Mức phụ cấp đối với tổ trưởng giáo viên trường Tiểu Học
  • Quy định về thi thăng hạng giáo viên mới nhất 2024
  • 7 thay đổi lớn về lương cán bộ, công chức, viên chức
  • Thời hạn luân chuyển công tác của giáo viên
  • Giáo viên xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 được không?
  • Bộ GD-ĐT đồng ý giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên

Tham khảo thêm

  • Hướng dẫn chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ năm 2022 chi tiết nhất

  • Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên

  • Những điều giáo viên được làm và không được làm với học sinh

  • Top 32 Tình huống sư phạm giáo viên chủ nhiệm thường gặp và cách xử lý

  • Phụ cấp trách nhiệm trường bán trú đối với giáo viên

  • Chế độ phụ cấp với giáo viên dạy nghề

  • Các trường hợp giáo viên, viên chức bị cắt hợp đồng làm việc

  • Giáo viên làm tổng phụ trách được giảm mấy tiết dạy?

  • 4 quy định giáo viên chủ nhiệm nhất định cần biết

  • Nhà trường điều chuyển giáo viên trong trường hợp nào

Từ khóa » Bỏ Dự Giờ