Quy định Về Chế độ Phụ Cấp, Trợ Cấp độc Hại Cho Y Bác Sỹ, Ngành Y Tế

Ngày 05 tháng 01 năm 2005, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 05/2005/TT-BNV hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Quy định về phụ cấp độc hại nguy hiểm với cán bộ, công chức, viên chức:
  • 2 2. Phụ cấp ưu đãi cho cán bộ ngành y tế:
  • 3 3. Mức phụ cấp độc hại nguy hiểm cho cán bộ ngành y tế:

1. Quy định về phụ cấp độc hại nguy hiểm với cán bộ, công chức, viên chức:

Tại Thông tư này quy định, phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.

Tùy thuộc vào mức độ độc hại, nguy hiểm trong môi trường làm việc để xác định được hưởng phụ cấp ở mức nào và được quy định cụ thể trong Điểm 2 Mục II Thông tư này.

2.Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

a) Mức 1, hệ số 0,5; áp dụng đối với:

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của các phòng Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 2, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 3, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 5 thuộc Bệnh viện Hữu nghị và phòng Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương phía Nam thuộc Bệnh viện Thống nhất;

Lái xe phục vụ các chức danh từ Phó Thủ tướng Chính phủ và tương đương trở lên.

b) Mức 2, hệ số 0,3 áp dụng đối với:

Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc;

Cán bộ, viên chức trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, người xử lý mẫu và nguồn phóng xạ kín, hở, an toàn phóng xạ;

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các khoa, bộ phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại trạm cấp cứu 05;

Giáo viên và cán bộ quảnlý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt;

Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I;

Huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao Quốc gia;

Lái xe phục vụ chức danh Bộ trưởng và tương đương;

Trưởng kho vật liệu nổ, nhân viên cung ứng vật liệu nổ.

c) Mức 3, hệ số 0,2 áp dụng đối với:

Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc;

Cán bộ, viên chức bảo vệ, vận chuyển, làm việc với các mẫu và nguồn phóng xạ kín và hở; kiểm tra độ phóng xạ khu vực máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C và trung tâm đo phóng xạ; phục vụ công tác an toàn máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, vệ sinh khu vực máy, kho nguồn và trung tâm đo phóng xạ;

Tổ trưởng các ngành địa chất, khí tượng thuỷ văn, khảo sát, đo đạc, trồng rừng và điều tra rừng;

Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;

Trưởng kho lưu trữ tài liệu thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước;

Trưởng kho thuộc Cục Dự trữ Quốc gia;

Trưởng kho, Trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;

Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các trại điều dưỡng thương binh nặng, bệnh viện điều trị, trại nuôi dưỡng người tâm thần, bệnh phong;

Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng II;

Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của Bệnh viện Hữu nghị;

Huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao tỉnh, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương;

Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển Quốc gia làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;

Lái xe phục vụ các chức danh Thứ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương;

Phó trưởng kho vật liệu nổ.

d) Mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với:

Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;

Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng;

Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;

Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III;

Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế;

Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc;

Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;

Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ;

Thủ quỹ cơ quan, đơn vị;

Tổ trưởng các ngành còn lại.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Theo đó, nếu công việc đang làm thuộc nơi làm việc được hưởng yếu tố độc hại theo quy định trên thì cán bộ, công chức, viên chức đó được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Ngoài ra, công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập sau đây sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành nghề theo quy định tại Điều 1 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

1. Nghị định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập.

2. Nghị định này không áp dụng đối với cán bộ, viên chức chuyên môn y tế thuộc lực lượng vũ trang.

Theo Nghị định này thì có 6 mức phụ cấp phụ thuộc vào tính chất, mức độ công việc, và mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất theo quy định tại Điều 3 về Mức phụ cấp ưu đãi và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 56/2011/NĐ-CP.

1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

a) Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;

b) Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

a) Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;

b) Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;

c) Kiểm dịch y tế biên giới.

3. Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.

4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

a) Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số – kế hoạch hóa gia đình;

b) Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

Như vậy, đối với công chức, viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập có yếu tố độc hại, nguy hiểm trong môi trường làm việc sẽ được hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và chế độ phụ cấp ưu đãi nghề với các mức hưởng được quy định như trên.

2. Phụ cấp ưu đãi cho cán bộ ngành y tế:

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau: Tôi tốt nghiệp Đại học y Thái Bình tôi đã thi tuyển viên chức và làm việc trong một cơ sở y tế công lập. Vậy tôi có được hưởng phụ cấp ưu đãi không? Mức hưởng mà pháp luật quy định là mấy mức? Mong Luật sư tư vấn!

Luật sư tư vấn:

Theo như nội dung bạn đưa ra, hiện tại bạn đã thi tuyển viên chức, bạn đang làm việc tại cơ sở y tế công lập. Bạn đang thắc mắc về chế độ ưu đãi cho ngành nghề của bạn được quy định như thế nào? Vì bạn chưa đưa rõ thông tin là bạn có chuyên môn y tế như thế nào nên bạn cần tham khảo cụ thể tại Thông tư 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 như sau:

Thứ nhất: Đối tượng hưởng ưu đãi phụ cấp là công chức, viên chức đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thuộc biên chế trả lương (kể cả lao động hợp đồng) trong các cơ sở y tế công lập:

Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương theo các ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16 hoặc 13) để thực hiện các công việc sau:

+ Khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh và phục hồi chức năng;

+ Xét nghiệm phục vụ cho công tác chuyên môn y tế;

+ Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, y học hạt nhân, xạ trị;

+ Giải phẫu bệnh lý;

+ Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới;

+ Phòng chống dịch bệnh, bệnh xã hội, y học lao động và vệ sinh môi trường y tế;

+ Kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn sinh học; hộ lý, y công;

+ Kiểm nghiệm, kiểm định, giám định;

+ Pha chế, bào chế, bảo quản, cấp phát thuốc, vắc xin, hoá chất, môi trường nuôi cấy tại các cơ sở y tế;

+ Nghiên cứu y dược học; chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế;

+ Chuyên môn an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng tiết chế;

+ Chuyên môn dân số – kế hoạch hóa gia đình;

+ Bảo quản, vệ sinh, trông coi xác và nhà xác;

Công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương không có 2 chữ số đầu của mã ngạch 16 hoặc 13), đang đảm nhận các công việc sau:

+ Vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị y tế;

+ Nuôi, trồng động vật, thực vật, côn trùng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu y dược học;

+ Làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc truyền thông giáo dục sức khoẻ.

Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa sau: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý và pháp y.

Thứ hai: Mức hưởng có 5 mức áp dụng cho từng công việc của công chức, viên chức.

3. Mức phụ cấp độc hại nguy hiểm cho cán bộ ngành y tế:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi hiện đang công tác tại khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trung tâm y tế dự phòng của huyện. Công việc cụ thể của tôi làm là: Khám phụ khoa, đặt tháo vòng và hút thai cho bệnh nhân. Tôi xin hỏi luật sư với công việc cụ thể của khoa tôi như vậy thì khoa tôi có được hưởng chế độ độc hại không? Được hưởng ở mức cụ thể như thế nào? Xin chân thành cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV và Công văn 6608/BYT-TCCB quy định chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế như sau:

“1. Mức phụ cấp và đối tượng áp dụng:

a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với những người:

– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân thận nhân tạo;

– Trực tiếp chữa răng và làm hàm răng giả;

– Làm việc trong buồng tối, thiếu ánh sáng và không khí như buồng rửa phim, buồng làm thị trường;

– Gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong.

b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người:

– Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thu hở có mùi hôi thối ở các bệnh viện chuyên khoa hoặc ung thư của bệnh viện đa khoa;

– Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ);

– Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, xuất huyết não, viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tủy;

– Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân sau mổ (trong 48 giờ) thuộc ca mổ loại I, II; Bệnh nhân bỏng từ độ II trở lên và có diện tích bỏng 8% đối với trẻ em và 15% đối với người lớn;

– Trực tiếp giữ giống, chủng loại vi sinh vật, ký sinh trùng trên động vật và chăn nuôi súc vật đã tiêm cấy vi trùng gây bệnh;

– Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần cáo cho bệnh nhân;

– Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân;

– Thường xuyên làm công tác vệ sinh phòng dịch, chống sốt rét phải tiếp xúc với môi trường phân, nước thải, rác, hơi khí độc;

– Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng hóa chất độc để xử lý sát trùng);

– Làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ký sinh trùng;

– Pha chế thuốc độc bảng A và thủ kho hóa chất;

– Pha chế huyết thanh, văcxin trong phòng kín và hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang thiết bị.

c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với những người:

– Giải phẫu bệnh lý;

– Trực tiếp làm xét nghiệm vi sinh (vi rút, vi trùng);

– Chiết xuất dược liệu độc bảng A;

che-do-phu-cap-doc-hai-nguy-hiem-doi-voi-can-bo-vien-chuc-nganh-y-te

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

– Thường xuyên sử dụng các hóa chất độc mạnh mà trong môi trường làm việc vượt quá tiêu chuẩn quy định như sau:

– Axit Sulfuric (H2SO4) vượt quá đậm độ 0,01mg/lít không khí;

+ Benzol vượt quá đậm độ 0,05mg/lít không khí;

+ Toluen vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí;

+ Xynol vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí;

– Sản xuất các chất hấp phụ dùng cho phân tích sắc ký như Silicazen các ống chuẩn độ (dung dịch mẹ).

d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người:

– Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả các xét nghiệm Hansen;

– Chiếu chụp, điện quang;

– Mổ xác, giải phẫu pháp y và bảo quản trông nom xác;

– Dùng các chất phóng xạ Radium, Cobalt để khám chữa bệnh;

– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh);

– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện đa khoa;

– Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp y.”

Theo như bạn trình bày, bạn đang công tác tại khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trung tâm y tế dự phòng của huyện. Công việc cụ thể của bạn là khám phụ khoa, đặt tháo vồng và hút thai cho bệnh nhân; bạn có thể đối chiếu quy định trên để xác định mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với bạn.

Từ khóa » Cách Tính Phụ Cấp độc Hại Ngành Y Tế