Tư Vấn Về Phụ Cấp độc Hại Ngành Y Tế - Công Ty Luật Minh Gia
Có thể bạn quan tâm
1. Luật sư tư vấn về phụ cấp, trợ cấp trong môi trường đặc biệt.
Trong quan hệ lao động, chúng ta thường phân biệt thành hai hình thức lao động đó là lao động trí óc và lao động chân tay. Thực tế hai hình thức này là ngôn ngữ thường ngày chứ không có văn bản pháp luật nào phân biệt rõ hai hình thức này, bởi lẽ dù có lao động chân tay hay trí óc thì người lao động đều có quyền được tôn trọng. Mục đích của việc quy định các mức phụ cấp hoặc trợ cấp đối với người lao động làm việc trong môi trường đặc biệt là tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa những ngành nghề đồng thời khuyến khích người lao động tích cực tham gia vào quá trình lao động.
Bên cạnh đó, có một số ngành nghề nhất định mà người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ vì có thể nếu sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của lao động nữ.
2. Phụ cấp khi làm việc trong môi trường độc hại ngành y tế.
Câu hỏi: Cơ quan tôi là bệnh viện đa khoa tuyến huyện, có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với 01 nhân viên, xếp vào ngạch hộ lý. Nhân viên này chỉ dọn vệ sinh khu vực phòng tổ chức hành chính, phòng lãnh đạo, phòng họp; phục vụ nước uống trong các cuộc họp và khi có khách, không trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh. Tôi muốn hỏi người nhân viên này có được hưởng phụ cấp độc hại không. Nếu có thì được hưởng mức nào?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về phụ cấp độc hại
Theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
- Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
- Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
- Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Bạn có thể căn cứ vào quy định trên, xem xét công việc của mình có đang thuộc nơi làm việc đươc hưởng yếu tố độc hại hay không. Nếu được hưởng thì mức hưởng và cách tính như sau:
Mức hưởng: Theo thông tư 07/2005/TT-BNV thì “phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức 0,1; 0,2;; 0,3 và 0,4 só với mức lương tối thiểu”.
Cách tính: Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, về phụ cấp ưu đãi ngành.
Theo quy định tại điều 1 nghị định 56/2011/NĐ-CP, công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập sau đây sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành nghề:
“1. Nghị định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập.
2. Nghị định này không áp dụng đối với cán bộ, viên chức chuyên môn y tế thuộc lực lượng vũ trang.”
Theo nghị định này thì có 6 mức phụ cấp phụ thuộc vào tính chất, mức độ công việc, và mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất. Cụ thể tại Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP:
Điều 3. Mức phụ cấp ưu đãi
1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
a) Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
b) Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.
2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
a) Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;
b) Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;
c) Kiểm dịch y tế biên giới.
3. Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.
4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:
a) Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;
b) Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.
6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Từ khóa » Cách Tính Phụ Cấp độc Hại Ngành Y Tế
-
Phụ Cấp độc Hại Ngành Y Tế được Quy định Như Thế Nào Trong Năm ...
-
Chế độ Phụ Cấp độc Hại Ngành Y Tế Mới Nhất 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Quy định Về Chế độ Phụ Cấp, Trợ Cấp độc Hại Cho Y Bác Sỹ, Ngành Y Tế
-
Công Văn 6608/BYT-TCCB Phụ Cấp độc Hại Nguy Hiểm Cán Bộ Viên ...
-
Điều Kiện Chế độ Hưởng Tiền Phụ Cấp độc Hại Của Nhân Viên Y Tế ...
-
Chế độ Phụ Cấp độc Hại Ngành Y Tế Theo Quy định Năm 2021
-
Điều Kiện Hưởng Và Mức Hưởng Phụ Cấp độc Hại Như Thế Nào
-
Cách Tính Phụ Cấp độc Hại Mới Nhất đang áp Dụng - LuatVietnam
-
Phụ Cấp độc Hại Là Gì? Trợ Cấp độc Hại Ngành Y Tế MỚI NHẤT
-
Thông Tư Liên Tịch 19/LB-TT Hướng Dẫn Thực Hiện Chế độ Phụ Cấp ...
-
Phụ Cấp độc Hại Tính Theo Thời Gian Làm Việc Thực Tế
-
Các Mức Phụ Cấp độc Hại - Nguy Hiểm áp Dụng đối Với Cán Bộ, Công ...
-
Công Dân, Doanh Nghiệp Hỏi - Bộ Y Tế Trả Lời - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
-
Tính Phụ Cấp Cho Ngành Y Tế Như Thế Nào? - Báo Tuổi Trẻ