Quy định Về Chữ Viết Tắt Biển Hiệu Công Ty - Asia-.vn

Ở bài viết trước “Quy định về viết và đặt biển hiệu công ty”, chúng tôi đã đề cập đến một số quy định của pháp luật khi viết, treo, dựng, lắp biển quảng cáo tại nơi kinh doanh, trụ sở. Theo đó, các biển hiệu công ty cần phải tuân thủ các quy định về mặt mỹ quan, nội dung biểu hiện, vị trí đặt biển hiệu.

Trong quy định này, có một nội dung liên quan đến việc viết tắt biển công ty. Đây là một vấn đề khá phức tạp. Chính vì vậy, bài viết xin chia sẻ một số quy định về chữ viết tắt biển hiệu công ty và các chế tài đối với hành vi trái quy định giúp các công ty có nhu cầu làm biển quảng có sẽ thực hiện đúng pháp luật.

Quy định của pháp luật về chữ viết tắt biển hiệu công ty

1. Chỉ thị Số 361- CTHĐBT/CT (Thủ tưởng Võ Văn Kiệt đã ký ngày 05/11/1991) về quy định biển hiệu các công ty, xí nghiệp sản xuất kinh doanh

Chỉ thị này quy định các biển hiệu của công ty phải ghi bằng tiếng Việt với đầy đủ từ ngữ, không được viết tắt kiểu như: Công ty xuất nhập khẩu súc sản không ghi mỗi Animex mà phải ghi đầy đủ “Công ty xuất nhập khẩu súc sản”. Hay Công ty Xuất khẩu chè Lâm Đồng cũng không được ghi mỗi Ladotea.

Trường hợp, nếu cần viết tắt thì chữ nước ngoài phải nhỏ hơn và viết phía dưới tên tiếng Việt. Ví dụ: Tổng công ty nhập máy, ở phía dưới ghi Machinoimport.

Chỉ thị cũng nghiêm cấm biển công ty mà chỉ sử dụng tiếng nước ngoài, ngoại trừ một số khách sạn được khách hàng trong nước và quốc tế đã biết đến. Tuy nhiên, việc ghi toàn bộ tên nước ngoài phải được Bộ quản lý ngành cho phép.

2. Điểm b, khoản 1, Điều 23: Mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu (Theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009) quy định:

Biển hiệu công ty phải viết bằng chữ Việt Nam. Trường hợp muốn thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế thì tên nước ngoài phải ghi ở dưới và kích thước nhỏ hơn chữ Việt.

Thông thường kích thước này không được quá ¾ khổ chữ tiếng Việt.

3. Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp có quy định như sau:

-Tên doanh nghiệp viết tắt bằng tiếng Việt (thành tố loại hình doanh nghiệp):

  • Công ty hợp danh có thể được viết tắt là HD với cum từ “hợp doanh”
  • Doanh nghiệp tư nhân, cụm từ “tư nhân” viết tắt là TN
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn thì cụm từ “trách nhiệm hữu hạn” được viết tắt là TNHH
  • Công ty cổ phần, trong đó cụm từ “cổ phần” được viết tắt là CP…

Lưu ý:

Tên viết tắt của doanh nghiệp phải được viết tắt từ chính tên tiếng Việt Nam hoặc tên tiếng nước ngoài. Ngoài ra, chữ viết tắt biển công ty cần có sự thống nhất với các giấy tờ, văn bản của công ty cũng như tên đăng ký doanh nghiệp để không vi phạm tính thương hiệu.

Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài. Tên này phải được dịch từ tên tiếng Việt sang chứ không phải một tên gọi tùy ý. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng doanh nghiệp có thể giữ nguyên (ở dạng không dấu) hoặc dịch tương đương.

Như vậy thông qua một số nghị định, chỉ thị về việc chữ viết tắt biển hiệu công ty có thể tổng kết lại như sau:

  • Biển hiệu công ty phải được viết bằng chữ Việt Nam. Nghiêm cấm viết toàn bộ bằng tiếng nước ngoài
  • Biển hiệu có thể gồm cả chữ tiếng Việt lẫn nước ngoài. Tuy nhiên, chữ nước ngoài phải được viết dưới với kích thước nhỏ hơn không quá ¾ tên tiếng Việt.
  • Có thể viết tắt một số cum từ chỉ loại hình doanh nghiệp nhưng phải được viết tắt từ chính tên tiếng Việt hoặc nước ngoài.
  • Tên doanh nghiệp, công ty viết tắt bằng chữ nước ngoài phải được dịch từ chữ tiếng Việt. Các từ chỉ tên riêng doanh nghiệp có thể giữ nguyên.

Chế tài đối với chữ viết tắt biển hiệu công ty trái quy định

Tất cả các công ty, doanh nghiệp có chữ viết tắt biển hiệu công ty trái quy định sẽ bị xử phạt hành chính. Điều 33 Nghị định 75/2010/NĐ-CP, ngày 12/07/2010 quy định:

+ Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng khi ghi không ghi đúng, không ghi đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu.

+ Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng khi thực hiện một trong cách hành vi:

  • Biển hiệu công ty không viết bằng chữ Việt Nam mà được viết toàn bộ bằng chữ nước ngoài
  • Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài viết phía trên tên tiếng Việt.
  • Kích thước chữ viết tắt nước ngoài lớn hơn chữ tiếng Việt.
Nguồn Sưu tầm

Từ khóa » Chữ Công Ty Có được Viết Tắt Không