Quy định Về Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán (CPA) Theo Pháp Luật Hiện ...
Có thể bạn quan tâm
Chứng chỉ hành nghề kế toán là gi? Quy định về chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) theo pháp luật hiện nay như thế nào?
Chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) là gì?
Chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) là giấy chứng nhận hành nghề kế toán được Bộ Tài Chính cấp khi đã trả qua một kỳ thi đạt chuẩn của Bộ Tài Chính. Chứng chỉ này là cơ sở để xác định năng lực, phẩm chất của một kế toán viên xem có phù hợp với những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Người dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán phải đạt tối đa 5 điểm đối với các môn sau:
- Thuế và quản lý thuế nâng cao.
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao.
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
Trung bình thời gian thi mỗi môn viết sẽ là 180 phút, còn với môn ngoại ngữ thời gian thi sẽ là 120 phút.
Điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán
Theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC thay thế Thông tư 129/2012/TT-BTC quy định về việc quản lý, thi cử cũng như cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán sẽ yêu cầu các điều kiện dự thi như sau:
Điều kiện về đạo đức nghề nghiệp
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
Điều kiện về bằng cấp
Bắt buộc phải có 1 trong các bằng cấp sau đây:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng
- Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;
- Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Điều kiện về thời gian làm việc thực tế
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng,
- Thời gian tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
- Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước
Hồ sơ dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán
Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định như sau:
- Phiếu đăng ký dự thi yêu cầu các vấn đề sau:
+ Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú.
+ 1 ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai
+ Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế của ứng viên dự thi.
- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;
- Bản sao các văn bằng được quy định tại điều kiện dự thi. Nếu người dự thi tốt nghiệp ĐH các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình của tất cả các môn học. 3 ảnh màu cỡ 3×4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.
Các đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA)
Các đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề kế toán:
Kế toán trưởng
Điều kiện để làm Kế toán trưởng ngoài phải có:
+ Chứng chỉ kế toán trưởng,
+ Có chuyên môn, nghiệp vụ ngành kế toán từ bậc trung cấp,
+ Có thời gian làm việc thực tế về kế toán ít nhất 2 -3 năm…
+ Có chứng chỉ CPA.
Người được thuê làm sổ sách kế toán
Phải đạt những tiêu chuẩn nghề nghiệp trong Luật kế toán quy định và phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán và CPA.
Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán
Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán phải có:
+ Đạo đức nghề nghiệp
+ Văn phòng và địa chỉ để giao dịch, phải đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán
+ Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ CPA do Bộ Tài Chính cấp.
Người hành nghề kế toán trong các doanh nghiệp kế toán phải có:
+ Hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp này, đảm bảo tiêu chuẩn nghề nghiệp quy định trong Luật kế toán
+ Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ CPA do Bộ Tài Chính cấp.
Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
Chủ sở hữu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải là các cá nhân có chứng chỉ hành nghề để bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ, bảo đảm nguyên tắc gắn trách nhiệm của người góp vốn với trách nhiệm nghề nghiệp.
Xem thêm: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kế toán cho chi nhánh doanh nghiệp kế toán nước ngoài tại Việt Nam
Xem thêm: Dịch vụ kế toán tại Hà Nội
Trên đây là bài viết Quy định về chứng chỉ kế toán(CPA) theo pháp luật hiện nay. Mọi thắc mắc hãy gọi ngay cho công ty kế toán TaxKey – Lawkey để được tư vấn trực tiếp.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán tại Hồ Chí Minh
Dịch vụ kế toán tại Đà Nẵng
Từ khóa » Chứng Chỉ Kế Toán Là Gì
-
Chứng Chỉ Kế Toán Là Gì & Muốn Có Chứng Chỉ Kế Toán Cần Phải Làm Gì
-
Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán Là Gì? (Cập Nhật 2021)
-
Quy định Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán 2022 - Luật Hoàng Phi
-
5 Chứng Chỉ Kế Toán, Kiểm Toán Quốc Tế Sinh Viên Tài Chính Cần Biết
-
Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán: Khái Niệm Và Mục đích Sử Dụng
-
Chứng Chỉ Kế Toán Viên Là Gì? 5 Điều Cần Biết Về Kỳ Thi Cấp Chứng Chỉ ...
-
Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán – Kiến Thức Cần Biết Và Lựa Chọn
-
Điều Kiện Và Thủ Tục Dự Thi Chứng Chỉ Kế Toán Viên
-
Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán Viên
-
Top 05 Chứng Chỉ Quan Trọng để Trở Thành Kế Toán Trưởng
-
Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán Là Gì? - Luật Doanh Nghiệp
-
8 CHỨNG CHỈ BẠN CÓ THỂ THEO ĐUỔI TRONG SỰ NGHIỆP TÀI ...
-
Khóa Học ôn Thi Chứng Chỉ Kế Toán Viên
-
Quy định Về Tiêu Chuẩn Cấp Chứng Chỉ Kế Toán Viên - Luật Minh Khuê