Quy định Về Kê Biên Tài Sản Chung - Luật LawKey
Có thể bạn quan tâm
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản chung trong thi hành án dân sự là một hình thức sử dụng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện bản án, quyết định của tòa án nên không thể tùy tiện, thiếu thống nhất mà ngược lại phải tuân thủ theo các nguyên tắc do pháp luật thi hành án dân sự quy định để đảm bảo việc thi hành án có hiệu quả và đúng pháp luật. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Lawkey tìm hiểu về Nội dung quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam về kê biên tài sản chung.
Nguyên tắc kê biên tài sản chung
Theo Điều 13 điểm a, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ, nguyên tắc kê biên tài sản chung cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:
– Chấp hành viên chỉ cưỡng chế kê biên tài sản chung của người phải thi hành án với người khác khi người phải thi hành án không có tiền, tài sản riêng hoặc tiền, tài sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc người phải thi hành án đề nghị kê biên tài sản chung mà không làm cản trở việc thi hành án.
– Chấp hành viên chỉ được kê biên tài sản chung của người phải thi hành án và với người khác tương ứng với nghĩa vụ thi hành án theo bản án, quyết định dân sự và thanh toán các chi phí cần thiết.
– Không kê biên những tài sản mà pháp luật quy định không được kê biên
– Không được tổ chức cưỡng chế kê biên tài sản chung trong những thời gian mà pháp luật quy định không được cưỡng chế thi hành án dân sự. Cụ thể, không được cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật, trước và sau tết nguyên đán 15 ngày.
Căn cứ để kê biên tài sản chung
Điều 70 Luật thi hành án dân sự quy định:
Căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm:
- Bản án, quyết định
- Quyết định thi hành án
- Quyết định cưỡng chế thi hành án trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên phong tỏa tài sản tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án
Điều kiện kê biên tài sản chung
– Người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền theo bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành; nghĩa vụ thanh toán được ấn định trong bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
– Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án: người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản, tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
– Hết thời gian tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án hoặc chưa thế thời gian tự nguyện nhưng cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án.
>xem thêm: Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để bán đấu giá
Trên đây là bài viết về Nội dung quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam về kê biên tài sản chung Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Từ khóa » Kê Biên Nghĩa Là Gì
-
Kê Biên Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Kê Biên Tài Sản Là Gì? Quy định Về Kê Biên Tài Sản - Thư Viện Pháp Luật
-
Kê Biên Tài Sản Là Gì ? Đối Tượng, Thẩm Quyền Ra ... - Luật Minh Khuê
-
Kê Biên Tài Sản Là Gì? Trình Tự Kê Biên Tài Sản Thi Hành án
-
Kê Biên Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Kê Biên Là Gì? Quy định Về Kê Biên Tài Sản Trong Tố Tụng Dân Sự?
-
Những Nội Dung Cơ Bản Pháp Luật Về Cưỡng Chế Kê Biên Tài Sản Của ...
-
Kê Biên Tài Sản Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Từ Thực Tiễn Kê Biên Tài Sản Thi Hành Các đại án - Tạp Chí Pháp Lý
-
Kê Biên Tài Sản Của Người Phải Thi Hành án Dân Sự Theo Quy định ...
-
Kê Biên, Xử Lý Tài Sản để Thi Hành án - LUẬT SƯ
-
Khoảng Trống Pháp Luật Trong Kê Biên Tài Sản Bảo đảm Thi Hành án
-
Thứ Tự Kê Biên Tài Sản Thi Hành án Theo Quy định Như Thế Nào?
-
Cưỡng Chế Kê Biên, Xử Lý Tài Sản để Thi Hành Nghĩa Vụ Trả Tiền