Thứ Tự Kê Biên Tài Sản Thi Hành án Theo Quy định Như Thế Nào?

Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2014 (Luật THADS) và được hướng dẫn tại Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP; Điều 4 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn quy định pháp luật về thứ tự kê biên tài sản thi hành án. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Kê biên tài sản là gì?

Trong tố tụng hình sự, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối với tội mà theo quy định của Bộ luật Hình sự có thể bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Còn trong tố tụng dân sự, kê biên tài sản là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà pháp luật thực hiện để ngăn cản những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự.

Thứ tự kê biên tài sản thi hành án.

Điều 88 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định thực hiện việc kê biên tài sản như sau:

Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.Nếu đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

Nếu đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.

– Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc: nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói thì chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khoá, mở gói.

Nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khoá, phá khoá hoặc mở gói, trong trường hợp này phải có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khoá, phá khóa, mở gói.

–  Việc kê biên tài sản phải lập biên bản

Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên chấp hành viên, đương sự, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.

Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, chấp hành viên và người lập biên bản.

Thứ tự kê biên tài sản thi hành án theo quy định như thế nào?
Thứ tự kê biên tài sản thi hành án theo quy định như thế nào?

Trình tự, thủ tục kê biên tài sản trong vụ án hình sự.

Biện pháp kê biên tài sản trong Bộ luật Tố tụng hình sự được quy định tại Điều 128 đối với cá nhân, Điều 437 đối với pháp nhân. Cụ thể:

Đối với cá nhân

– Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại.

– Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản.

Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

– Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:

+ Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;

+ Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;

+ Người chứng kiến.

Đối với pháp nhân

– Kê biên tài sản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

– Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.

– Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản. Nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

– Khi kê biên tài sản của pháp nhân phải có mặt những người sau:

+ Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

+ Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên;

+ Người chứng kiến.

Người có thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản gồm: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật Tố tụng hình sự:

+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp.

+ Viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

+ Chánh án, phó chánh án Tòa án nhân dân và chánh án, phó chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 như trên phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

Trình tự, thủ tục kê biên

– Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên.

Biên bản đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên. Biên bản kê biên được lập thành 04 bản, trong đó một bản được giao ngay cho bị can, bị cáo hoặc pháp nhân sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
  • Mẫu đơn tranh chấp đường đi mới năm 2022
  • Đơn xin khám lại nghĩa vụ quân sự mới năm 2022
  • Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
  • Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thứ tự kê biên tài sản thi hành án theo quy định như thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

  • FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Kê biên tài sản gắn liền với đất quy định như thế nào?

Căn cứ Luật thi hành án dân sự 2008 quy định Kê biên tài sản gắn liền với đấtKhi kê biên tài sản là công trình xây dựng gắn liền với đất phải kê biên cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên theo quy định của pháp luật hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó.

Tài sản bị kê biên được bán theo hình thức nào?

Căn cứ Luật thi hành án dân sự 2008 quy định tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức sau đây:– Bán đấu giá;– Bán không qua thủ tục đấu giá.

Thẩm quyền ra lệnh kê biên, phong tòa tài sản?

Về thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ở giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án thuộc Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa; tại phiên tòa  thuộc thẩm quyền của HĐXX. Điều luật quy định không rõ ràng trường hợp nào Chánh án, Phó Chánh án ra lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trường hợp nào Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra lệnh kê biên tài sản, vì vậy có những quan điểm, cách hiểu khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Kê Biên Nghĩa Là Gì