Quy định Về Thi Công Và Kiểm định Hệ Thống Chống Sét.
Có thể bạn quan tâm
Chức năng của hệ thống thu và dẫn sét là thu hút sét đánh vào nó rồi chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn, tránh sét đánh vào các phần kết cấu khác cần được bảo vệ của công trình. Phạm vi thu sét của một hệ thống thu và dẫn sét không cố định nhưng có thể coi là một hàm của mức độ tiêu tán dòng điện sét. Bởi vậy phạm vi thu sét là một đại lượng thống kê.
Mặt khác, phạm vi thu sét ít bị ảnh hưởng bởi cách cấu tạo hệ thống thu và dẫn sét, cho nên sự sắp đặt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng là tương đương nhau. Do đó không nhất thiết phải sử dụng các đầu thu nhọn hoặc chóp nhọn, ngoại trừ việc đó là cần thiết về mặt thực tiễn.
Các bộ phận cơ bản của hệ thống chống sét bao gồm: Bộ phận thu sét; Bộ phận dây xuống; Các loại mối nối; Điểm kiểm tra đo đạc; Bộ phận dây dẫn nối đất; Bộ phận cực nối đất.
Các công trình có nguy cơ cháy nổ cao như nhà máy sản xuất thuốc nổ, kho chứa nhiên liệu hoặc tương đương cần sự bảo vệ cao nhất khỏi các nguy cơ bị sét đánh. Đối với các công trình khác, các yêu cầu về phòng chống sét được đề cập đến trong tiêu chuẩn này là đủ đáp ứng và câu hỏi duy nhất được đặt ra là có cần chống sét hay không.
Trong nhiều trường hợp, yêu cầu cần thiết phải chống sét là rõ ràng, ví dụ:
a) Nơi tụ họp đông người;
b) Nơi cần phải bảo vệ các dịch vụ công cộng thiết yếu;
c) Nơi mà quanh khu vực đó thường xuyên xảy ra sét đánh;
d) Nơi có các kết cấu rất cao hoặc đứng đơn độc một mình;
e) Nơi có các công trình có giá trị văn hóa hoặc lịch sử;
f) Nơi có chứa các vật liệu dễ cháy, nổ.
Các lưu ý khi thiết kế hệ thống chống sét
Trước và trong cả quá trình thiết kế, đơn vị thiết kế cần trao đổi và thống nhất về phương án với các bộ phận liên quan. Những số liệu sau đây cần được xác định một cách cụ thể:
a) Các tuyến đi của toàn bộ dây dẫn sét;
b) Khu vực để đi dây và các cực nối đất;
c) Chủng loại vật tư dẫn sét;
d) Biện pháp cố định các chi tiết của hệ thống chống sét vào công trình, đặc biệt nếu có ảnh hưởng tới vấn đề chống thấm cho công trình;
e) Chủng loại vật liệu chính của công trình, đặc biệt là phần kết cấu kim loại liên tục như các cột, cốt thép;
f) Địa chất công trình nơi xây dựng và giải pháp xử lý nền móng công trình;
g) Các chi tiết của toàn bộ các đường ống kim loại, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cầu thang trong và ngoài công trình có thể cần hàn đấu nối với hệ thống chống sét;
h) Các hệ thống ngầm khác có thể làm mất ổn định cho hệ thống nối đất;
i) Các chi tiết của toàn bộ hệ thốngtrang thiết bị kỹ thuật lắp đặt trong công trình có thể cần hàn đấu nối với hệ thống chống sét.
Có bắt buộc phải kiểm định hệ thống chống sét?
Kiểm định hệ thống chống sét tức là kiểm tra nối đất, nối không và sự liền mạch giữa chúng. Nếu điện trở đo được của bãi tiếp địa vượt quá phạm vi cho phép thì ta cần phải tiến hành kiểm tra, bảo trì, khắc phục. Kiểm định hệ thống chống sét chính là kiểm tra khả năng chống sét của thiết bị hay còn gọi là kiểm tra sự an toàn của con người khi có sét.
Kiểm định an toàn hệ thống chống sét là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Kiểm định không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng hệ thống chống sét tại các tòa nhà một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức, đơn vị nâng cao hình ảnh và thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan.
Các căn cứ pháp lý quy định kiểm định hệ thống chống sét
Đối với việc đo điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét hàng năm:
- Theo Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải có hệ thống chống sét bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
- Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng;
- Việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét là bắt buộc. Các đơn vị được đo, kiểm tra điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét: Sở Khoa học và công nghệ, Công ty Điện lực, các đơn vị có chức năng kiểm định theo quy định của Nhà nước. Cảnh sát PCCC kiểm tra kết quả đo điện trở tiếp địa của hệ thống thu lôi chống sét.
Quy trình kiểm định hệ thống chống sét
- Kiểm tra kim thu sét, các mối nối, các dây dẫn;
- Xác định vị trí dây dẫn tiếp đất;
- Làm sạch bề mặt dây dẫn ở vị trí vừa xác định được;
- Sử dụng máy đo điện trở tiếp đất hệ thống chống sét;
- Thiết lập các kết nối tùy theo loại máy đo điện trở nối đất;
- Đọc giá trị đo và xử lý kết quả đo.
Chu kỳ kiểm định hệ thống chống sét tối thiểu 12 tháng/lần, sẽ đem đến kết quả tốt hơn và khả năng đảm bảo an toàn cao hơn dưới tác động của sấm sét.
Xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm định hệ thống sét
Theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
Điều 35. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định;
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.
Việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét là bắt buộc. Các đơn vị được đo, kiểm tra điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét: Sở Khoa học và Công nghệ, công ty Điện lực, các đơn vị có chức năng kiểm định theo quy định của Nhà nước. Cảnh sát PCCC kiểm tra kết quả đo điện trở tiếp địa của hệ thống thu lôi chống sét.
LIÊN HỆ: ĐIỆN THÔNG MINH VIỆT NAM - Thi công PCCC, Thi công hệ thống chống sét.
Hotline: 0368888659- 0904 058787
Mail: pccc24h.vn@gmail.com
Website: pccc24h.vn
Facebook: Bán Bình Chữa Cháy 24/7
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Kiểm định Hệ Thống Chống Sét
-
Quy định Về Kiểm định Hệ Thống Chống Sét
-
Tiêu Chuẩn Và Quy Trình Kiểm Định Hệ Thống Chống Sét Thế Nào?
-
Có Bắt Buộc Phải Kiểm định Hệ Thống Chống Sét? - Vinacontrol CE
-
Kiểm định Hệ Thống Chống Sét | Chi Phí Thấp - Vinacontrol CE
-
Kiểm định Hệ Thống Chống Sét
-
Kiểm định Hệ Thống Chống Sét - VIETNAM CERT
-
Kiểm định Hệ Thống Chống Sét Nối đất
-
Quy định đo điện Trở Chống Sét
-
KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG CHỐNG SÉT CHẤT LƯỢNG, UY TÍN
-
Dịch Vụ Kiểm định Chống Sét - AGPC
-
Kiểm định Hệ Thống Chống Sét - Vietsaf
-
KIỂM ĐỊNH ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) Về Chống Sét ...