Tiêu Chuẩn Và Quy Trình Kiểm Định Hệ Thống Chống Sét Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Kiểm định hệ thống chống sét để giúp đánh giá nhanh kết quả chống sét. Việc này giúp bạn phát hiện kịp thời hư hỏng của hệ thống.
Đo điện trở tiếp địa và kiểm định hệ thống chống sét để giúp đánh giá khả năng bảo vệ các công trình dưới tác động của sét. Việc này rất quan trọng và bạn cần kiểm tra định kỳ để hạn chế những tổn hại do sét gây ra.
Ngoài ra kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời những hư hỏng trong hệ thống. Từ đó có biện pháp thay thế và sửa chữa nhanh chóng.
Hiện nay có 2 hệ thống chống sét là:
- Chống sét đánh thẳng: để bảo vệ nhà xưởng hay công trình khỏi các tia sét đánh trực tiếp.
- Chống sét lan truyền: bảo vệ các thiết bị điện, điện tử, hệ thống mạng,… khỏi hư hỏng do dòng điện tăng đột biến do sét.
Tham khảo thêm:
=>> Báo giá hệ thống chống sét lan truyền
- Tại sao phải kiểm định hệ thống chống sét?
- Các tiêu chuẩn kiểm định hệ thống chống sét là gì?
- Quy trình kiểm định chống sét bao gồm những gì?
- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Bước 2: Kiểm tra thực tế
- Bước 3: Đo điện trở nối hệ thống chống sét
- Bước 4: Đánh giá kết quả đo và kiến nghị
- Thời hạn kiểm định hệ thống chống sét là bao lâu?
- Báo cáo kiểm định hệ thống chống sét là gì?
- Khi nào cần bảo trì hệ thống chống sét?
- Báo giá kiểm định hệ thống chống sét
Tại sao phải kiểm định hệ thống chống sét?
Sét không chỉ làm hư hỏng các thiết bị điện tử, phá hủy công trình mà còn gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Vì vậy bạn cần lắp đặt hệ thống chống sét và cần kiểm định hệ thống chống sét định kỳ đặc biệt là vào mùa mưa bão. Việc này giúp đảm bảo hệ thống chống sét luôn hoạt động tốt và đảm bảo an toàn.
Những công trình cần phải lắp đặt hệ thống chống sét như:
- Hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử.
- Kho chứa chất nổ, hóa chất, nhiên liệu.
- Các công trình xây dựng, nhà cao tầng, nhà máy,…
- Các công trình cần cẩu hay khán đài xây dựng bằng kết cấu khung thép.
Các tiêu chuẩn kiểm định hệ thống chống sét là gì?
Pháp luật Việt Nam có quy định về việc bắt buộc kiểm định hệ thống chống sét thường xuyên tại TCVN 9385:2012 cơ bản.
Ví dụ như:
- Tất cả các hệ thống chống sét phải được kiểm tra bằng mắt. Và phải được người có chuyên môn kiểm định toàn bộ quá trình lắp đặt.
- Nên kiểm tra hệ thống định kỳ 12 tháng một lần.
- Với những khu vực thường xuyên bị sét đánh hay nơi có khí hậu khắc nghiệt cần tăng tần suất kiểm tra lên.
Một số quy định pháp lý cho việc kiểm tra hệ thống:
- Hướng dẫn kiểm tra, thiết kế bảo trì hệ thống, chống sét cho công trình xây dựng: TCVN 9385:2012.
- Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà: TCXDVN 7447-5-54:2005. Phần 5-54: bố trí nối đất, dây liên kết và dây bảo vệ, lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện.
- Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp: TCVN9358:2012.
- Guide on high-voltage testing techniques: BS923-2:1980.
- Code of practice for earthing: BS7430:1998.
- Standard for safety for transient voltage surge suppressors: UL 1449:1985.
- Guide to pulse techniques and apparatus: BS 5698-1. Part 1: Pulse terms and definitions.
- Characteristics of gas discharge tubes for the protection of telecommunications installations: ITU-T K.12 (2000)
Quy trình kiểm định chống sét bao gồm những gì?
Các quy trình kiểm định hệ thống chống sét được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Bước 2: Kiểm tra thực tế
- Bước 3: Đo điện trở nối hệ thống chống sét
- Bước 4: Đánh giá kết quả đo và kiến nghị
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra thiết kế và lắp đặt hệ thống chống sét.
- Đánh giá khả năng cũng như phạm vi bảo vệ của hệ thống chống sét.
- Xem qua kết quả của những lần kiểm định hệ thống chống sét trước để tham khảo trong quá trình kiểm định.
Bước 2: Kiểm tra thực tế
Đây là bước rất quan trọng nhằm so sánh sự phù hợp giữa hồ sơ lắp đặt và thực tế. Công việc chính:
- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị chống sốc điện SPD, cọc nối đất, dây thoát sét, kim thu sét, bộ đếm sét, thiết bị cắt lọc sét,…
- Kiểm tra khoảng cách an toàn của hệ thống trong đất.
- Đánh giá tác động của hệ thống đối với các công trình liên quan.
Bước 3: Đo điện trở nối hệ thống chống sét
- Đo điện trở, kiểm tra điện áp để đảm bảo không có sự tồn tại của điện thế dư trên cực nối đất.
- Lắp đặt thiết bị đo theo sơ đồ hướng dẫn.
- Khi đo được giá trị điện trở nối đất, đây chính là giá trị trung bình khi đo các vị trí khác nhau.
- Trị số điện trở tiếp đất: Rđánh giá = K x Rđo (K =1,3)
Hệ số K phụ thuộc vào độ không đảm bảo của phương pháp đo. K và Rđánh giá chỉ áp dụng cho công trình thường. Tùy theo tầm quan trọng của công trình và đặc điểm của hệ thống chống sét mà các giá trị trên sẽ thay đổi.
Để đảm bảo chính xác, độc giả nên sử dụng Đồng hồ đo điện trở tốt và chất lượng nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả đo và kiến nghị
- Ghi nhận và đánh giá kết quả đo.
- Nếu kết quả kiểm định hệ thống chống sét không đạt yêu cầu sẽ kiến nghị để đưa ra phương án sửa chữa khắc phục.
Thời hạn kiểm định hệ thống chống sét là bao lâu?
Bạn cần sử dụng kiểm định hệ thống chống sét trong các trường hợp sau:
- Sau khi lắp đặt hệ thống chống sét cần kiểm định lần đầu trước khi được đưa vào sử dụng.
- Trước mùa mưa cần kiểm định hằng năm hoặc trước thời gian kiểm định lần trước.
- Khi có sự thay đổi diện tích của công trình cũng cần kiểm định lại để thay đổi hoặc bảo vệ hệ thống.
Đối với những công trình nằm trong vùng thường xuyên bị sét đánh thì thời gian kiểm định có thể rút ngắn lại. Việc này giúp công trình luôn được bảo vệ an toàn trước thiệt hại của sét gây ra.
Báo cáo kiểm định hệ thống chống sét là gì?
Khi thực hiện kiểm định hệ thống chống sét và kiểm tra thì các kiểm định viên phải lập báo cáo. Báo cáo này nhằm ghi nhận lại kết quả của cả quá trình kiểm tra đã thực hiện.
Nội dung của báo cáo phải thể hiện rõ:
- Sự phù hợp giữa thực tế và hồ sơ thiết kế chống sét.
- Đánh giá và ghi nhận kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống chống sét.
- Ghi rõ điều kiện thời tiết khi kiểm tra.
- Đánh giá kết quả đo được tiêu tiêu chuẩn.
- Kết quả đo điện trở nối đất.
- Các kiến nghị nhằm khắc phục thiếu sót để giúp tăng hiệu quả bảo vệ công trình của hệ thống chống sét.
Khi nào cần bảo trì hệ thống chống sét?
Nếu trong quá trình kiểm định hệ thống chống sét phát hiện bất cứ sai sót nào mà không đảm bảo kỹ thuật mà tiêu chuẩn kiểm tra quy định. Lúc này cần lên kế hoạch để sửa chữa và bảo trì hệ thống ngay lập tức.
Cần lưu trữ hồ sơ sửa chữa, bảo trì cùng với các báo cáo kiểm định. Vì đây đều là những tài liệu quan trọng và cần dụng để làm căn cứ cho những kế hoạch bảo trì, kiểm tra và bảo dưỡng sau này.
Lưu ý: Trước khi sửa chữa hay thi công các hạng mục lân cận, cần đánh giá các tác động ucar nó lên hệ thống chống sét. Vì nó có thể làm ảnh hưởng đến giá đỡ, dây dẫn của cả hệ thống. Hay nặng hơn là làm hư hỏng các điện cực chôn trong lòng đất.
Báo giá kiểm định hệ thống chống sét
Nhà nước hiện không có quy định nào về mức giá tối thiểu cho dịch vụ kiểm định hệ thống chống sét. Chi phí kiểm định sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Quy mô lớn hay nhỏ của cả hệ thống chống sét.
- Số lượng kim thu sét, số lượng điểm đo điện trở nối đất hay bán kính bảo vệ của hệ thống.
- Các vị trí lắp đặt của hệ thống chống sét.
- Những yêu cầu khác của khách hàng.
Bạn hãy lưu ý rằng việc kiểm định này phải được thực hiện bởi người có chuyên môn cao. Hãy liên hệ với nơi uy tín và có kinh nghiệm để giúp hệ thống chống sét luôn hoạt động ổn định và tốt nhất. Từ đó mà các thiết bị điện, điện tử, công trình,… của bạn luôn an toàn trước tác động của sét.
0/5 (0 Reviews)Tham khảo thêm: Báo giá thiết bị chống sét lan truyền
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Kiểm định Hệ Thống Chống Sét
-
Quy định Về Kiểm định Hệ Thống Chống Sét
-
Có Bắt Buộc Phải Kiểm định Hệ Thống Chống Sét? - Vinacontrol CE
-
Kiểm định Hệ Thống Chống Sét | Chi Phí Thấp - Vinacontrol CE
-
Kiểm định Hệ Thống Chống Sét
-
Kiểm định Hệ Thống Chống Sét - VIETNAM CERT
-
Quy định Về Thi Công Và Kiểm định Hệ Thống Chống Sét.
-
Kiểm định Hệ Thống Chống Sét Nối đất
-
Quy định đo điện Trở Chống Sét
-
KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG CHỐNG SÉT CHẤT LƯỢNG, UY TÍN
-
Dịch Vụ Kiểm định Chống Sét - AGPC
-
Kiểm định Hệ Thống Chống Sét - Vietsaf
-
KIỂM ĐỊNH ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) Về Chống Sét ...