Quy định Về Tiêu Chuẩn, điều Kiện, Nội Dung, Hình Thức Thi & Xét ...

Nâng hạng viên chức ngành y tế

Công văn 4202/BYT-TCCB và 4203/BYT-TCCB của bộ y tế quy định như sau:

I. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký thi và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế

1. Thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I

a) Có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế hạng 1;

b) Có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thăng hạng;

c) Đang giữ chức danh nghề nghiệp hạng II, có cùng 4 (bốn) chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp thăng hạng.

2. Thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II

a) Có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế hạng II;

b) Có bng chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thăng hạng;

c) Đang giữ chức danh nghề nghiệp hạng III, có cùng 4 (bốn) ch số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp thăng hạng.

3. Thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III

a) Có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế hạng III;

b) Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thăng hạng;

c) Đang giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV, có khả năng đảm nhiệm hoặc đang làm việc ở vị trí công việc phù hợp với chức danh nghề nghiệp thăng hạng.

Xem thêm: BẢNG TÓM TẮT YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ, NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VỀ CDNN CHUYÊN NGÀNH Y TẾ

II. Nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế

1. Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế được thực hiện thông qua Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Việc xét thăng hạnchức danh nghề nghiệp phải bảo đảm đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của chức danh xét thăng hạng. Viên chức đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện và hồ sơ theo quy định tại Điều 3 và Điều 5 Thông tư này.

3. Nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế xem xét, thẩm định hồ sơ để bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn.

III. Nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế

1. Đối với kỳ thi thăng hạng viên chức từ hạng II lên hạng I

a) Môn thi kiến thức chung

– Hình thức thi: Tự luận.

– Thời gian thi: 180 phút.

– Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết của viên chức về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; định hướng chiến lược phát triển của ngành, lĩnh vực và hiểu biết về pháp luật chuyên ngành; áp dụng vào thực tiễn để đưa ra giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế của ngành, lĩnh vực phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I (60% nội dung thi) và hiểu biết pháp luật viên chức (40% nội dung thi).

b) Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ

– Hình thức thi: viết và trình bày, bảo vệ đề án hoặc xây dựng quy trình chuyên môn, kỹ thuật và trình bày, bảo vệ quy trình chuyên môn, kỹ thuật.

– Thời gian thi:

Viết đề án hoặc xây dựng quy trình chuyên môn, kỹ thuật: 8 giờ (480 phút);

Trình bày và bảo vệ đề án hoặc quy trình chuyên môn, kỹ thuật: 30 phút.

– Nội dung thi: kiểm tra và đánh giá trình độ, năng lực và kỹ năng xây dựng đề án, trình bày và bảo vệ các nội dung đề án, giải pháp giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn gắn với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp hạng I.

c) Môn thi ngoại ngữ

– Hình thức thi: viết và phỏng vấn.

– Thời gian thi: viết là 90 phút và phỏng vấn (hội thoại) là 15 phút.

– Nội dung thi: kiểm tra các kỹ năng: đọc hiểu, viết, nghe và nghe nói (hội thoại) ở bậc 4 theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I.

d) Môn thi tin học:

– Hình thức thi: trắc nghiệm hoặc thực hành trên máy vi tính.

– Thời gian thi: 45 phút.

– Nội dung thi: kiểm tra hiểu biết về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Microsoft Office, sử dụng Internet.

2. Đối với kỳ thi thăng hạng viên chức từ hạng III lên hạng II

a) Môn thi kiến thức chung.

– Hình thức thi: Tự luận. Thời gian thi: 180 phút.

– Nội dung thi: kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết của viên chức về định hướng chiến lược phát triển của ngành và hiểu biết về pháp luật chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II (với 60% nội dung thi) và hiểu biết pháp luật viên chức (với 40% nội dung thi).

b) Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ

– Hình thức thi: trắc nghiệm hoặc thực hành do Hội đồng thi quyết định.

– Thời gian thi: trắc nghiệm 45 phút hoặc thực hành 30 phút.

– Nội dung thi: kiểm tra và đánh giá trình độ, năng lực, đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn gắn với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp hạng II.

c) Môn thi ngoại ngữ

– Hình thức thi: viết.

– Thời gian thi: 90 phút.

c) Nội dung thi: kiểm tra các kỹ năng: đọc hiểu, viết ở trình độ bậc 3 theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II.

d) Môn thi tin học

– Hình thức thi: trắc nghiệm hoặc thực hành trên máy vi tính.

– Thời gian thi: 45 phút.

– Nội dung thi: kiểm tra hiểu biết về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Microsoft Office, sử dụng Internet.

Xem thêm: Điều kiện miễn thi và tính tương đương trình độ ngoại ngữ, tin học trong thăng hạng CDNN

Từ khóa » điều Kiện Thăng Hạng Chức Danh Nghề Nghiệp Viên Chức