Quy định Về Trình độ Chuẩn đối Với Giáo Viên Tiểu Học
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Em (Hậu Giang) có bằng đại học sư phạm chuyên ngành Tâm lý giáo dục do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cấp. Trong 34 năm công tác, ông đã đạt nhiều thành tích như: Chiến sĩ thi đua cơ sở, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và có giấy chứng nhận quản lý trường tiểu học, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II V.07.03.07.
Theo Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT, bằng đại học của ông không đạt nên ông phải chuyển xuống chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III. Ông Em hỏi, trường hợp ông áp dụng như vậy có đúng không?
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Điểm b, Khoản 1, Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên tiểu học là: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học; trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Bằng đại học sư phạm chuyên ngành Tâm lý giáo dục không phải là bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với việc giảng dạy chương trình giáo dục cấp tiểu học. Do đó, ông Nguyễn Văn Em thuộc đối tượng chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên tiểu học.
Khoản 3, Điều 9 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT quy định: Trường hợp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) nên bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
Vì vậy, ông Nguyễn Văn Em được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) là đúng quy định.
Nếu ông thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP thì ông đăng ký với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để tham gia đào tạo.
Trường hợp không thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.
Chinhphu.vn
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Xếp Hạng Giáo Viên Tiểu Học
-
Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên Tiểu Học Mới Nhất 2022
-
Giáo Viên Tiểu Học Hạng 3: Tiêu Chuẩn Và Chế độ - LuatVietnam
-
Thông Tư 02/2021/TT-BGDĐT Quy định Mã Số, Tiêu Chuẩn Chức ...
-
Hướng Dẫn Xếp Hạng Giáo Viên Tiểu Học Như Thế Nào?
-
Tiêu Chuẩn Bổ Nhiệm Giáo Viên Tiểu Học Hạng II
-
Tâm Tư Của 1 Giáo Viên Tiểu Học Về Chứng Chỉ Chức Danh Nghề ...
-
Điều Kiện để Giáo Viên Tiểu Học được Xếp Hạng II Theo Quy định Mới
-
Quy định Chuyển Chức Danh Nghề Nghiệp Với Giáo Viên Tiểu Học
-
Năm điểm Mới Về Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên - ETEP
-
Nhiều Dự Kiến Thay đổi Về Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Và Bổ ...
-
Không Yêu Cầu Giáo Viên Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở Hạng I Phải Có ...
-
Cách Xếp Hạng Và Chuyển, Xếp Lương Giáo Viên Tiểu Học Theo Thông ...
-
Cách Xếp Hạng Và Xếp Lương Mới Cho Giáo Viên Tiểu Học - VietNamNet
-
Dự Kiến Bỏ Nhiều Quy định 'làm Khó' Giáo Viên Khi Thăng Hạng, Xếp ...