Quy định Về Việc Học Sinh Không được Mua BHYT Theo Hộ Gia đình
Có thể bạn quan tâm
Học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Nhưng tại sao học sinh, sinh viên lại không được mua BHYT theo hộ gia đình mà bắt buộc phải tham gia tại trường học khiến nhiều bậc phụ huynh thắc mắc và mong muốn được làm rõ.
Học sinh không được mua BHYT theo hộ gia đình.
1. Học sinh, sinh viên bắt buộc phải tham gia BHYT
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII ngày 14/11/2008, đã thông qua Luật Bảo hiểm y tế (có hiệu lực từ ngày 1/7/2009). Theo đó, điều chỉnh các mối quan hệ liên quan tới các chủ thể tham gia BHYT, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan quản lý đối với chính sách xã hội quan trọng này.
Luật quy định lộ trình thực hiện BHYT cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên từ tự nguyện chuyển sang đối tượng bắt buộc tham gia BHYT. Theo đó, bắt đầu từ 1/1/2010 học sinh, sinh viên trở thành nhóm đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT.
Tiếp đến, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII ngày 13/6/2014, đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015). Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi các điểm mới quan trọng quy định “BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc” do nhà nước tổ chức, nhằm nâng cao chất lượng y tế cộng đồng, đảm bảo cho người dân được chăm sóc y tế tốt hơn. Trong lộ trình thực hiện BHYT bắt buộc toàn dân, nhóm đối tượng học sinh, sinh viên được đặc biệt quan tâm và tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối tượng cần sớm được bao phủ BHYT.
2. Tại sao học sinh không được mua BHYT theo hộ gia đình?
Theo Khoản 4, Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) và căn cứ theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định học sinh, sinh viên thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng không thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm:
-
Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng đã tham gia BHYT theo các nhóm khác và người đã khai báo tạm vắng;
-
Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng thuộc nhóm đối tượng đã tham gia BHYT theo các nhóm khác;
-
Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
-
Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (trừ đối tượng thuộc các nhóm đối tượng tham gia BHYT theo các nhóm khác) mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.
Học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT được Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Bên cạnh đó, Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế quy định:
“Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật BHYT”.
Theo quy định này, đối với học sinh, sinh viên thuộc đối tượng tham gia BHYT có thứ tự sắp xếp thuộc nhóm thứ 4, đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình có thứ tự sắp xếp thuộc nhóm thứ 5 từ trên xuống. Do đó, học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, trừ trường hợp đã tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác (đối tượng có thẻ ưu tiên) thì sẽ tham gia BHYT tại nhà trường và không được mua BHYT theo hộ gia đình.
3. Những ưu đãi đối với học sinh, sinh viên mua BHYT tại trường học
Căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế nhóm đối tượng tham gia BHYT được Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng sẽ được hỗ trợ từ 30%-100% (tùy vào đối tượng ưu tiên) chi phí tham gia BHYT. Mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Phương thức đóng BHYT cho học sinh sinh viên.
Cụ thể, khi mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng thì mức đóng cho năm học 2020-2021 chưa được hỗ trợ như sau:
-
Mức đóng cho mỗi học sinh trong 1 tháng : 4,5% x 1.490.000 = 67.050 đồng/học sinh/ tháng
-
Mức đóng BHYT trong 1 năm: 804.600 đồng.
Do Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu là 30% mức đóng, mỗi học sinh sinh viên chỉ đóng tối đa là 70%. Do đó, mức đóng thực tế mà mỗi học sinh sinh viên sẽ đóng là 46.935 đồng/tháng, tương đương với 563.220 đồng/năm.
Phụ huynh học sinh tùy vào điều kiện tài chính có thể lựa chọn các phương thức đóng BHYT cho con như:
-
Đóng theo kỳ 3 tháng
-
Đóng theo kỳ 6 tháng
-
Đóng theo kỳ 1 năm
Với các phương thức đóng linh hoạt đảm bảo cho mỗi em học sinh, sinh viên đều có thể tham gia BHYT thuận lợi, tránh trường hợp dồn nặng vào đầu kỳ.
Như vậy, việc học sinh không được mua BHYT theo hộ gia đình là căn cứ theo quy định của Pháp luật. Việc học sinh, sinh viên tham gia BHYT bắt buộc theo quy định của Pháp luật tại nhà trường nhằm đảm bảo quyền lợi cho mỗi học sinh, sinh viên, đồng thời chia sẻ lợi ích và rủi ro hướng tới xây dựng hệ thống an sinh vững mạnh.
Tin liên quan: Nhiều điểm mới khi dùng thẻ BHYT và người dân được tạo điều kiện khi đi khám chữa bệnh Xem thêm
Từ khóa » Cách Làm Bảo Hiểm Y Tế Cho Học Sinh
-
Hướng Dẫn - Bảo Hiểm Xã Hội điện Tử - Bkav Corporation - Nộp Tờ Khai
-
Cách đăng Kí VssID Cho Con, Cho Học Sinh Dưới 18 Tuổi // Bảo Hiểm ...
-
Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh, Sinh Viên
-
Đăng Ký đóng, Cấp Thẻ BHYT đối Với Người Chỉ Tham Gia BHYT
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh, Sinh Viên Năm Học ...
-
Thủ Tục Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Cho Học Sinh Sinh Viên
-
Về Việc Thực Hiện Thu Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh Năm Học 2019-2020
-
Rà Soát Mã Số BHXH Và Cấp Thẻ BHYT Cho Học Sinh - Sinh Viên
-
Quy định Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh, Sinh Viên - Luật Quang Huy
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Mua Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện Cập Nhật 2022
-
Làm Thế Nào Khi Bị Mất Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Sinh Viên, Học Sinh
-
Hướng Dẫn 3029/HDLS/BHXH-GDĐT 2021 Thực Hiện Bảo Hiểm Y Tế ...
-
Làm Thế Nào Khi Bị Mất Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh? - Tổng đài Tư Vấn
-
Thủ Tục Thanh Toán Lại Tiền Bảo Hiểm Y Tế Cho đối Tượng Học Sinh