Quy định Xin Nghỉ Việc Riêng, Nghỉ Không Lương, Nghỉ ốm đau

Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động sẽ phải đảm bảo thời gian làm việc theo hợp đồng lao động đã ký kết. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật vẫn “nới lỏng” cho người lao động bằng những quy định cho họ được phép nghỉ khi có lý do chính đáng. Những lý do này thường phục vụ cho những tình huống, sự kiện cần thiết và cấp bách cho cuộc sống của người lao động thì họ vẫn được nghỉ và hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật. Đối với người lao động thì sự hiểu biết về vấn đề xin nghỉ việc riêng có lương, nghỉ không lương, nghỉ ốm đau được quy định tại “Bộ luật lao động 2019” và Luật bảo hiểm xã hội 2014 là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ.

huong-che-do-om-dau-khi-con-om-1.jpg

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Thứ nhất, quy định về trường hợp xin nghỉ việc riêng có hưởng nguyên:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người lao động sẽ phải tuân thủ theo nội dung của hợp đồng bao gồm công việc và thời gian làm việc. Tuy nhiên trong quá trình đó sẽ phát sinh nhiều vấn đề đột xuất không thể nào tránh khỏi ảnh hưởng đến thời gian làm việc, và những lý do này đối với người lao động là lý do chính đáng và hợp lý để có thời gian giải quyết . Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong những trường hợp như thế, pháp luật lao động có quy định về việc người lao động nghỉ việc không thuộc trường hợp nghỉ phép hằng năm vẫn được hưởng nguyên lương:

-Trường hợp người lao động kết hôn: Kết hôn là sự kiện trọng đại và quan trọng của mỗi người, theo đó người lao động phải có thời gian chuẩn bị cho sự kiện kết hôn của mình là lý do chính đáng và cần thiết. Và trong trường hợp này khi người lao động có sự kiện kết hôn sẽ được phép nghỉ 3 ngày làm việc là thời gian nghỉ hợp lý, những ngày nghỉ này sẽ được người sử dụng lao động chi trả tiền lương

-Trường hợp con đẻ, con nuôi của người lao động kết hôn: Ngoài sự kiện kết hôn của người lao động thì khi con của người lao động kết hôn thì người lao động đó cũng sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương, nhưng số ngày nghỉ sẽ được ít hơn, họ sẽ được nghỉ 1 ngày làm việc

-Trường hợp có người trong gia đình chết theo quy định của pháp luật lao động: Những trường hợp người lao động được nghỉ do các sự kiện hiếu hỉ là xuất phát từ phong tục tập quán của người dân Việt Nam, bởi những sự kiện đó đều rất quan trọng và cần có sự tham gia của người lao động. Đối với việc có người nhà chết ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lý của người lao động nên theo quy định của pháp luật người lao động sẽ được phép nghỉ 3 ngày làm việc để lo việc hậu sự và ổn định về tinh thần được hưởng nguyên lương.

Thứ hai, quy định về trường hợp người lao động được nghỉ việc không lương:

Trong một số trường hợp quan trọng nhưng không thuộc vào các trường hợp được nghỉ hưởng nguyên lương thì người lao động có thể xin nghỉ nhưng không được hưởng lương.Theo quy định của pháp luật, với các trường hợp được nghỉ nguyên lương vừa phân tích trên người lao động được phép nghỉ theo số ngày quy định và nếu người lao động muốn xin nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động, nếu người sử dụng lao động đồng ý thì người lao động có thể nghỉ tiếp nhưng không được hưởng lương. Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 điều 115 Bộ luật lao động 2019 thì khi có người nhà chết như ông bà nội, ngoại, hay chị em ruột chết hoặc người nhà không phải con kết hôn thì người lao động có quyền được nghỉ không hưởng lương 1 ngày mà không cần có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Thứ ba, người lao động xin nghỉ vì lý do ốm đau:

Trong trường hợp người lao động xin nghỉ vì lý do bản thân người lao động ốm đau hoặc do con dưới 7 tuổi của người lao động ốm đau thì người lao động có quyền hưởng chế độ ốm đau.

Thứ nhất đối với trường hợp bản thân người lao động ốm đau, khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản theo quy định của pháp luật bảo hiểm thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và các đối tượng khác theo quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Những đối tượng thuộc vào trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì mới đủ điều kiện để xin nghỉ. Ngoài ra, nếu không phải do bản thân của người lao động bị ốm đau mà muốn xin nghỉ thì phải thuộc vào trường hợp có giấy tờ xác nhận của cơ sở y tế là con dưới 7 tuổi bị ốm.

Khi đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau thì người lao động có quyền được nghỉ theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Với trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện bình thường và đã đóng bảo hiểm xã hội được chưa đến 15 năm thì người lao động này có quyền được hưởng chế độ nghỉ tối đa 30 ngày trong một năm, nếu như đóng bảo hiểm xã hội càng lâu năm thì thời gian được hưởng chế độ ốm đau tối đa càng dài. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến chưa đủ 30 năm thì sẽ được nghỉ thêm 10 ngày tổng là 40 ngày làm việc tối đa trong 1 năm, người lao động sẽ được nghỉ 60 ngày nếu như thuộc vào đối tượng lao động đã đóng bảo hiểm xã hội ở mức đủ 30 năm trở lên. Đối với các trường hợp nghỉ được nêu trên trong thời gian làm việc bình thường sẽ không tính các ngày nghỉ lễ

Với trường hợp khi người lao động làm việc trong môi trường thuộc vào danh mục nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm hay ở những vùng có phụ cấp hệ số khu vực theo quy định của pháp luật thì pháp luật sẽ ưu tiên cho người lao động có ngày nghỉ chế độ ốm đau dài hơn những người lao động làm ở chế độ bình thường ở mỗi mức đóng bảo hiểm nhiều hơn 10 ngày làm việc.

Đối với trường hợp người lao động hưởng chế độ ốm đau với bệnh dài ngày thì thời gian nghỉ hưởng chế độ cũng sẽ dài hơn để đảm thời gian chữa trị cho người lao động theo đó họ sẽ được nghỉ nhiều nhất là 180 ngày làm việc không bao gồm ngày nghỉ lễ. Tuy nhiên nếu như trong trường hợp tình trạng sức khỏe người lao động vẫn phải tiếp tục điều trị thì vẫn được hưởng tiếp chế độ ốm đau nhưng mức chi trả sẽ thấp hơn.

Như vậy pháp luật lao động đã phân bố thời gian hợp lý tùy từng trường hợp, từng môi trường làm việc cho người lao động thời gian chữa trị, nghỉ ngơi để có sức khỏe và tinh thần tốt nhất sau chế độ ốm đau để làm việc. Ngoài những trường hợp người lao động ốm đau thì để đảm bảo thời gian cho người lao động chăm sóc gia đình, đặc biệt là con nhỏ thì pháp luật lao động cũng điều chỉnh về vấn đề cho cha, mẹ là người lao động có con nhỏ ốm đau được hưởng chế độ ốm đau. Đây là một điểm quy định rất tiến bộ của pháp luật Việt Nam nhằm hỗ trợ và đảm bảo hơn chế độ của người lao động trong các vấn đề chăm sóc trẻ nhỏ.

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì khi người lao động có con ốm đau thì mỗi con dưới 36 tháng tuổi sẽ được nghỉ tối đa 20 ngày, con từ đủ 36 tháng đến dưới 84 tháng tuổi thì được nghỉ tối đa 15 ngày trong vòng một năm. Trong trường hợp người lao động có 2 con cùng ốm đau thì theo thông tư 59/2015 thông tư của Bộ lao động thương binh xã hội thì người lao động đó sẽ có thời gian hưởng chế độ ốm đau bằng thời gian thực tế chăm sóc cho mỗi người con nhưng không được vượt quá thời gian tối đa cho mỗi con. Ví dụ: Anh Hùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại công ty, có 2  người con dưới 7 tuổi đều bị ốm đau. Bé A bị ốm từ ngày 1/12/2018 đến 9/10/2018, bé B bị ốm từ ngày 10/12/2018 đến ngày 18/12/2018. Anh Hùng  phải nghỉ việc để chăm sóc 2 bé ốm đau. Theo đó thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của anh Hùng được tính từ ngày 01 tháng 12 năm 2018 đến ngày 18 tháng 12 năm 2018 là 18 ngày.

Đối với trường hợp có con ốm đau nhưng cả vợ và chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội thì nếu một người nghỉ chăm sóc con thì chế độ được tính cho một người đó, còn nếu hai người luân phiên nhau nghỉ để chăm con thì thời gian nghỉ tối đa được quy định theo thời gian tối đa cho mỗi người, còn nếu cả vợ và chồng cùng nghỉ việc để chăm con thì họ đều được giải quyết chế độ theo thời gian tối đa của vợ hoặc của chồng. Ví dụ: Cả hai vợ chồng anh Hùng đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có con bị ốm từ ngày 01/12/2018 đến ngày 10/12/2018, hai vợ chồng anh Hùng đều xin nghỉ việc để chăm con nên cả hai vợ chồng đều được giải quyết chế độ ốm đau với thời gian 10 ngày.

Tóm lại đối với các chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương và nghỉ theo chế độ ốm đau là những quy định nhằm đảm bảo cho người lao động một khoảng thời gian hợp lý để giải quyết những sự kiện quan trọng trong đời sống của họ. Đây là những trường hợp chính đáng và có căn cứ để người lao động được nhận sự hỗ trợ từ người sử dụng lao động, để người lao động đảm bảo về mặt sức khỏe và tinh thần để làm việc.

1. Nghỉ không lương có phải thông báo không?

Đối với trường hợp nghỉ không lương, theo quy định của Bộ luật lao động 2019

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.

Theo quy định của Bộ luật lao động về việc nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương thì người lao động có quyền được nghỉ nếu thuộc vào các trường hợp tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên nhưng phải thông báo với người sử dụng lao động về việc nghỉ này. Ngoài ra người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương nếu không thuộc các trường hợp tại khoản 1 và khoản 2.

2. Hưởng bảo hiểm xã hội theo giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi tôi có đến khám và điều trị tại bệnh viện tỉnh bác si cấp cho tôi giấy chứng nhận nghỉ ốm từ ngày 5 đến ngày 19/3 nhưng giấy ra viện của tôi ghi nghỉ từ ngày 5 đến 15/3 vậy tôi có được BHXH chi trả cho từ ngày 05 đến ngày 19 không ?

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:

a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.

b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Nếu bạn đáp ứng điều kiện theo quy định trên thì bạn có thể hưởng bảo hiểm xã hội với chế độ dành cho người lao động bị ốm đau. Về hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Quyết định: 166/QĐ-BHXH như sau:

2. Tiếp nhận hồ sơ giấy do đơn vị SDLĐ nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.1, 2.2, 2.4 khoản này và hồ sơ do người lao động, thân nhân người lao động nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.3 khoản này với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:

2.1. Đối với chế độ ốm đau: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:

2.1.1. Trường hợp điều trị nội trú

a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.

b) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

2.1.2. Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

2.1.3. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ nêu tại tiết 2.1.1 và 2.1.2 điểm này được thay bằng bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp“.

Như vậy, muốn hưởng chế độ ốm đau khi ra viện, bạn bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ về hồ sơ. Cơ quan BHXH sẽ xem xét hồ sơ quyết định cho bạn hưởng chế độ BHXH, theo mẫu trên thì hồ sơ bao gồm giấy ra viện, sổ bảo hiểm xã hội, giấy chứng nhận nghỉ việc bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động điều trị ngoại trú nên việc quyết định bạn được hưởng chế độ ốm đau sẽ căn cứ vào giấy xác nhận do bệnh viện cấp. Tức là bạn có thể được hưởng chế độ BHXH từ ngày 05 đến ngày 19/3.

3. Nghỉ ốm trên 14 ngày có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP: “Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo him y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế”.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 Mục 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định: “Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT“.

Như vậy, theo quy định pháp luật, trong trường hợp người lao lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau, việc thực hiện chế độ đóng bảo hiểm sẽ được thực hiện như sau:

– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ đau ốm dưới 14 ngày làm việc trong một tháng thì vẫn thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp người lao động nghỉ chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên mà các ngày nghỉ ở các tháng khác nhau thì tháng nào mà người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên thì người lao động và doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tháng nào mà số ngày nghỉ không lương dưới 14 ngày làm việc thì tháng đó vẫn tính là tháng đóng bảo hiểm và vẫn trích từ tiền lương của tháng đó để đóng cho cơ quan bảo hiểm.

4. Tư vấn về ngày nghỉ việc riêng như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, Do kế hoạch riêng của hai vợ chồng nên chúng em đã đăng ký kết hôn sớm ( T7 2020) nhưng đến đầu 2021 mới tổ chức đám cưới, năm 2020 chúng em chưa hưởng 3 ngày phép. Vậy qua 2021 chúng em có còn được hưởng quyền lợi này không, vì không thấy văn bản nào quy định rõ về cách tính như thế nào? Em cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp thì bạn đã đăng ký kết hôn sớm nhưng chưa được nghỉ 03 ngày phép theo quy định thì khi hai vợ chồng bạn tổ chức đám cưới thì có được hưởng những ngày nghỉ việc riêng nữa hay không. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, cần xem xét các phương diện sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 thì chế độ nghỉ việc riêng cho trường hợp kết hôn được quy định như sau:

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương“.

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 thì khi bạn kết hôn thì vợ chồng bạn sẽ được nghỉ 03 ngày mà vẫn được hưởng nguyên lương.

Tuy nhiên, hiện nay trong quy định của pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về việc nghỉ việc riêng để kết hôn được xác định theo thời điểm đăng ký kết hôn hay theo thời điểm tổ chức đám cưới (tổ chức lễ kết hôn), cũng không quy định rõ việc nghỉ việc để kết hôn được xác định theo ngày làm việc hay ngày thông thường. Nhưng căn cứ vào bản chất của quy định về việc nghỉ việc riêng để kết hôn là quyền lợi của người lao động khi họ cần thời gian để giải quyết việc riêng cá nhân – việc kết hôn.

Đồng thời khái niệm “kết hôn” theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được xác định là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Việc kết hôn được thể hiện ở việc xác lập quan hệ vợ chồng. Mặc dù hai vợ chồng bạn đăng ký kết hôn sớm (vào tháng 7/2020) xác lập quan hệ hôn nhân trên mặt pháp lý, nhưng trên thực tế hai vợ chồng bạn vẫn chưa tổ chức đám cưới, chưa thực hiện việc xác lập quan hệ vợ chồng trên thực tế. Vậy nên, khi bạn tổ chức đám cưới vẫn được xác định là việc bạn đang tổ chức lễ kết hôn, và vì trước đó bạn chưa được nghỉ việc riêng vì lý do kết hôn nên thời điểm này, khi bạn cần một khoảng thời gian hợp lý để tổ chức lễ kết hôn thì bạn vẫn được đảm bảo quyền lợi, được nghỉ việc riêng có hưởng lương.

Do vậy, trong trường hợp của bạn, khi đăng ký kết hôn bạn chưa xin nghỉ việc riêng vì lý do kết hôn thì tại thời điểm này, khi bạn tổ chức đám cưới, bạn vẫn được hưởng quyền lợi về việc được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương 03 ngày, và vẫn được xác định là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Từ khóa » Xin Nghi Om