Quỹ ETFs - PVCB Capital
Có thể bạn quan tâm
1.Khái niệm chung về quỹ ETFS
Exchange Traded Fund (ETF): là một hình thức quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo một chỉ số cụ thể. Theo đó, nhà quản lý quỹ không cần tích cực tái cơ cấu danh mục của quỹ mà chỉ cần bám sát theo rổ chứng khoán của chỉ số mục tiêu. CCQ ETF được niêm yết và giao dịch trên SGDCK.
Các loại hình ETF:
- ETF mô phỏng chỉ số cổ phiếu (gọi là ETF Equity, mô phỏng chỉ số cổ phiếu theo mức vốn hóa, theo ngành, theo khu vực địa lý…).
- ETF mô phỏng chỉ số các công cụ nợ (gọi là ETF Fixed Income, mô phỏng chỉ số trái phiếu chính phủ).
- ETF mô phỏng chỉ số hàng hóa (gọi là ETF Commodity, mô phỏng chỉ số vàng, nông sản),
- ETF chỉ số tiền tệ (gọi là ETF Currency, mô phỏng chỉ số đồng tiền của các nước đã phát triển).
2.Ưu điểm và nhược điểm quỹ ETFS
2.1. Đặc điểm và lợi thế của ETFS
Quỹ đóng đại chúng | Quỹ mở | Quỹ ETF | |
Thanh khoản cao | CCQ được niêm yết và giao dịch trên SGDCK. | CCQ không được giao dịch trên SGDCK, nhưng NĐT có thể yêu cầu Cty QLQ mua lại CCQ vào một số ngày nhất định trong tháng (ít nhất 2 lần/tháng) | CCQ ETF được niêm yết và giao dịch trên SGDCK. CCQ đã phát hành có thể giao dịch trên thị trường sơ cấp (thông qua giao dịch hoán đổi), hoặc giao dịch trực tiếp trên các SGDCK. |
Thị giá CCQ bảo vệ nhà đầu tư | Thị giá CCQ tùy thuộc cung – cầu trên thị trường, có thể bị chiết khấu so với NAV/CCQ | Giá mua lại theo giá trị NAV/CCQ tại thời điểm mua lại | Giá CCQ giao dịch xoay quanh giá trị NAV/CCQ. Mọi chênh lệch giá sẽ được cân bằng bởi các NĐT Arbitrage |
Chi phí quản lý thấp | Quản lý đầu tư chủ động à chi phí quản lý, nghiên cứu cao. Đầu tư vào các tài sản đa dạng về thanh khoản. | Quản lý đầu tư chủ động à chi phí quản lý, nghiên cứu cao. Đầu tư vào các tài sản thanh khoản cao | Quản lý đầu tư thụ động, đầu tư mô phỏng theo một bộ chỉ số nhất định à chi phí quản lý thấp Rủi ro và lợi nhuận tương đương với mức rủi ro và lợi nhuận của chỉ số được mô phỏng |
Vốn được tận dụng triệt để | Có thể sử dụng toàn bộ vốn của quỹ để đầu tư | Luôn giữ một khoản tiền mặt, hoặc các tài sản thanh khoản cao để mua lại CCQ của NĐT khi được yêu cầu | ETF có thể đầu tư toàn bộ tài sản của quỹ. |
Huy động và rút vốn linh hoạt | Việc phát hành thêm CCQ phải có phương án phát hành và sử dụng vốn,… được Đại hội nhà đầu tư thông qua à thủ tục phức tạp, có thể lỡ mất cơ hội đầu tư khi thị trường phục hồi | Thủ tục huy động và rút vốn nhanh và linh hoạt. Không nhất thiết phải xin ý kiến của Đại Hội NĐT mà chỉ cần thông qua sự chấp thuận của ban đại diện quỹ. | Việc huy động và rút vốn khá linh hoạt. Thành viên lập quỹ và nhà đầu tư chỉ cần gửi yêu cầu tới Cty QLQ để hoán đổi DM chứng khoán cơ cấu lấy các lô CCQ ETFs và ngược lại. |
Thông tin minh bạch hơn | - Công bố báo cáo hoạt động đầu tư của quỹ hàng tháng, quý, năm; báo cáo tài chính kiểm toán quý, bán niêm, năm. - Công bố trên website công ty hàng tuần về thay đổi NAV/CCQ của quỹ đóng; | - Báo cáo định kỳ gửi nhà đầu tư hàng tháng, quý, năm. - Công bố trên website công ty các báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê phí giao dịch, báo cáo hoạt động quỹ bán niên và năm. | - Báo cáo gửi cho nhà đầu tư và công bố trên website như quỹ đóng và quỹ mở. - Công bố giá trị NAV và NAV/CCQ của quỹ hàng ngày; công bố thông tin chỉ số tham chiếu liên tục trong phiên trên website của SGDKC và sai số tracking error hàng tuần trên website của công ty quản lý quỹ |
2.2. Nhược điểm của quỹ ETFS
Chiến lược đầu tư thụ động | Chỉ phù hợp với các nhà đầu tư yêu thích chiến lược đầu tư thụ động, chấp nhận rủi ro hệ thống. Không thích hợp với những nhà đầu tư thích phân tích nghiên cứu, lựa chọn cổ phiếu, quyết định thời điểm ra vào thị trường. |
Khó thu được lợi nhuận vượt trội | Ngay cả khi thị trường trong giai đoạn tăng trưởng mạnh Quỹ cũng khó thu được lợi nhuận cao hơn thị trường |
Khó quản lý sai số trong mô phỏng | Do các hoạt động chia tách, sáp nhập, phát hành cổ phiếu thưởng… của doanh nghiệp thường xuyên diễn ra, cộng thêm các chi phí phát sinh khi điều hành ETFS nên việc giảm thiểu sai số mô phỏng của công ty quản lý quỹ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong trường hợp thị trường thiếu thanh khoản |
3.Quy định về thành lập và quản lý ETFS
3.1. Điều kiện thành lập và quản lý:
Đối tượng tham gia | - Công ty QLQ - Ngân hàng giám sát và lưu ký - Công ty chứng khoán - TT lưu ký chứng khoán VN - Sở giao dịch CK - Các tổ chức kinh doanh CK khác ,… |
Điều kiện thành lập quỹ | - Tối thiểu 2 thành viên lập quỹ + Vốn điều lệ quỹ tối thiểu: 50 tỷ đồng. Mỗi nhà đầu tư, thành viên lập quỹ phải mua tối thiểu 1 lô CCQ (> 100.000 CCQ). + NĐT NN không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu tại quỹ ETF |
Yêu cầu thành viên lập quỹ | - Là Cty QLQ, Cty CK và NH lưu ký - Duy trì vốn khả dụng tối thiểu đạt 220% trong vòng 12 tháng gần nhất |
Chỉ số tham chiếu | - Do SGDCK Việt Nam xây dựng và quản lý - Được xây dựng trên cơ sở các chứng khoán cơ cấu đang niêm yết trên SGDCK tại Việt Nam - Có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, tính đại diện đặc trưng cao, thể hiện đặc trưng của thị trường hoặc nhóm ngành nghề, lĩnh vực |
Danh mục CK của chỉ số tham chiếu | - Trường hợp cổ phiếu: tối thiểu 10 CP, tỷ trọng mỗi CP không vượt quá 20% giá trị của chỉ số - Trường hợp trái phiếu: tối thiểu 5 TP, tỷ trọng mỗi trái phiếu không vượt quá 20% giá trị của chỉ số, trừ TH chỉ số trái phiếu CP, tín phiếu, trái phiếu được CP bảo lãnh |
Danh mục CK cơ cấu | - Phải có tối thiểu 50% số chứng khoán cơ sở hình thành chỉ số tham chiếu - Giá trị DM cơ cấu không thấp hơn 95% giá trị danh mục của chỉ số tham chiếu (không tính đến chứng khoán mà TV lập quỹ, nhà đầu tư bị hạn chế chuyển nhượng theo QĐ của Pháp luật). |
Hủy niêm yết | - Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu trong 3 tháng gần nhất vượt quá mức sai lệch tối đa theo quy định của SGDCK. Mức sai lệch tracking error được tính theo công thức:
- Chỉ số tham chiếu không thể xác định được - Quỹ giải thể - Các trường hợp khác Trường hợp mức sai lệch của quỹ đạt từ 80% trở lên của mức sai lệch tối đa. Cty QLQ phải báo cáo lên UBCK, SGDCK và trong vòng 3 tháng phải có trách nhiệm điều chỉnh danh mục |
3.2. Quy trình hoạt động của quỹ ETFS
Giao dịch sơ cấp (Giao dịch hoán đổi):
- Tần suất giao dịch hoán đổi: không ít hơn 2 lần/tháng.
- Đơn vị giao dịch là 1 lô CCQ ETF không ít hơn 100.000 CCQ.
- Phương tiện thanh toán: Danh mục chứng khoán cơ cấu là phương tiện thanh toán chủ yếu. Ngoài ra, có thể thanh toán bằng tiền.
Giao dịch thứ cấp (Giao dịch chuyển nhượng):
- Tần suất giao dịch: Hàng ngày, khối lượng giao dịch tối thiểu phụ thuộc vào quy định của SGDCK mà quỹ được niêm yết.
- Phương tiện thanh toán: Chứng chỉ ETF và tiền.
4. Văn bản hướng dẫn về luật:
Thông tư 229/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục
Từ khóa » Các Loại Etf
-
[Cập Nhật] Top Các Quỹ ETF Tại Việt Nam đáng đầu Tư Nhất 2021
-
Quỹ ETF Hàng đầu - Danh Sách ETF
-
Nên đầu Tư Các Quỹ ETF Nào Tại Việt Nam? - Infina
-
Quỹ ETF, Các Loại Quỹ ETF - Kinh Tế Chứng Khoán
-
Danh Sách Các Qũy ETF Tại Việt Nam Uy Tín Hàng Đầu 2022
-
Tìm Hiểu Về Quỹ Hoán đổi Danh Mục - SSI
-
Top Các Quỹ ETF Tại Việt Nam đáng đầu Tư Nhất 2022 - Fmarket
-
ETF Và Các Quỹ - Vietstock
-
Các Quỹ ETF Thay đổi Danh Mục Ra Sao Trong Kỳ Quý II/2022?
-
Tìm Hiểu Về Quỹ ETF – VinaCapital
-
Quỹ đầu Tư Chứng Khoán
-
ETF Là Gì | Tìm Hiểu Về ETF | Trade360
-
Quỹ ETF Là Gì? Có Nên đầu Tư Vào Quỹ ETF Hay Không?
-
16 ETF Báo Lỗ Tại Việt Nam, Có Quỹ Ngoại Hiệu Suất âm Gấp 2 Lần ...