Quy Hoạch Sử Dụng đất Là Gì, đặc điểm, Mục đích? - Phạm Law

Quy hoạch sử dụng đất là gì, đặc điểm, mục đích?

Đất đai là bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường. Đất không chỉ là nguồn tài nguyên mà còn là nền tảng không gian để phân bổ dân cư và các hoạt động kinh tế – xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu nên nhà nước có trách nhiệm quản lý, xây dựng quy hoạch đất đai. Vậy quy hoạch sử dụng đất đai là gì, đặc điểm, mục đích? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Quy hoạch sử dụng đất là gì?

Khi bàn về quy hoạch sử dụng đất có nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà khoa học, do họ nhìn nhận quy hoạch sử dụng đất ở những khía cạnh khác nhau hoặc cách diễn đạt khác nhau. Xét về mặt thuật ngữ, quy hoạch nói chung được hiểu là sự bố trí sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn.

Định nghĩa quy hoạch theo quy định của pháp luật Việt Nam được hiểu là việc sắp xếp phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng. sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định (khoản 1 Điều 3 Luật quy hoạch 2017).

Để sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cần phải làm quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất là quá trình nghiên cứu lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định

Từ góc nhìn pháp lý, tập thể tác giả giáo trình Luật đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra định nghĩa về quy hoạch đất đai như sau. Quy hoạch đất đai là việc tính toán phân bố đất đai cụ thể về số lượng chất lượng vị trí không gian cho các mục tiêu kinh tế – xã hội để việc sử dụng đất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khi hậu thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì quy hoạch sử dụng đất là việc phân bố và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khi hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Tóm lại, quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế – xã hội có tính đặc thủ, đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế – xã hội được xử lý bằng các biện pháp phân tích, tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để tổ chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai của xã hội một cách tiết kiệm, khoa học và có hiệu quả cao nhất. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp chung và dài hạn, là một bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Các đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:

Thứ nhất, tính lịch sử – xã hội

Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử phát triển của mỗi giai đoạn đều khác nhau. Chính vì thế, ta có thể nói rằng lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế – xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện theo hai mặt: Lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nảy sinh mối quan hệ giữa người với đất đai. Các công việc của con người như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế … đều liên quan chặt chẽ với đất đai, nhằm đưa đất đai vào sử dụng sao cho đầy đủ, hợp lý và hiệu quả cao nhất. Quy hoạch đất đai thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội.

Mặt khác, ở mỗi nước khác nhau đều có pháp luật đất đai riêng của mình Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai của các nước cũng có nội dung khác nhau. Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội. Bởi vậy, theo Luật đất đai thì đất đai nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý và nhà nước giao đất cho các hộ gia đình và tổ chức sử dụng. Điều đó góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân làm chủ mảnh đất, tự tin trong sản xuất và đầu tư, giúp cho việc bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau.

Thứ hai, tính tổng hợp

Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt động xã hội. Cho nên quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế, xã hội như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai, sản xuất công nông nghiệp, môi trường sinh thái… Quy hoạch sử dụng đất đai tác động đến việc sử dụng đất của ba nhóm đất chính nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng cũng như ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng đất đai của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, nó phân bố, bố trí và điều chỉnh các nhu cầu đất đai, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai các ngành, lĩnh vực xác định và điều phối phương thức, phương hướng phân bổ sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế – xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững phát triển bền vững đạt tốc độ cao và ổn định.

Thứ ba, tinh dài hạn

Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất đai được thể hiện rất rõ trong phương hưởng kế hoạch sử dụng đất. Thời gian của quy hoạch sử dụng đất đai thường trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa, có những quốc gia thời hạn quy hoạch còn lên đến 60, 70 năm. Căn cứ vào các dự báo xu thể biến động dài hạn của những yếu tế kinh tế xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu học, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và các lĩnh vực khác, từ đỏ xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.

Để đáp ứng được nhu cầu đất cho phát triển lâu dài kinh tế – xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai phải có tính dài hạn Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế – xã hội cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Nó tạo cơ sở vững chắc, niềm tin cho các chủ đầu tư, tạo ra môi trường pháp lý ổn định

Thứ tư, tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô

Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất mang tính tổng thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như: Phương hướng mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng; Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành; Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng; Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng; Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất.

Quy hoạch có tính dài hạn nên khoảng thời gian dự báo tương đối dài, mà trong quá trình dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế – xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa quy hoạch sẽ càng ổn định. Do đó, quy hoạch thường có giá trị trong thời gian nhất định, tạo nền tảng và định hưởng cho các ngành khác sử dụng đất đai theo phương hướng đã vạch ra.

Thứ năm, tính chính trị và chính sách xã hội

Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện tính chính trị. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách, quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nên kinh tế quốc dân phát triển ổn định kế hoạch kinh tế – xã hội. Quy hoạch tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái…

Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Mỗi đất nước có các thể chế chính trị khác nhau, các phương hướng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau, nên chính sách quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cụ thể mặt bằng đất đai của các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kinh tế chính trị xã hội, tuân thủ các chỉ tiêu các quy định khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái.

Trong một số trường hợp ta có thể hiểu quy hoạch là luật, quy hoạch sử dụng đất đai để đề ra phương hướng kế hoạch bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Nó là chính sách cúng là cái khung cho mọi hoạt động diễn ra trong đó. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện tính chính sách rất cao. Nhưng không phải thế mà quy hoạch sử dụng đất đai là vĩnh viễn, nó được thay đổi, biến đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thứ sáu, tính khả biến

Với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi. Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khi dự đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển khoa học – kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp.

Việc chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tinh khả biến của quy hoạch.

Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc quy hoạch – thực hiện – quy hoạch lại hoặc chỉnh lý – tiếp tục thực hiện…“với chất lượng mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao”.

3. Mục tiêu của việc quy hoạch sử dụng đất

Bất cứ một hoạt động nào của con người cũng hướng đến những mục đích nhất định. Mục tiêu của việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất là nhằm lựa chọn được phương án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả sử dụng đất cao mà Nhà nước hưởng đến trong hoạt động quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng và công tác quản lý đất đai nói chung không chỉ là hiệu quả về mặt kinh tế mà là hiệu quả về nhiều mặt, như hiệu quả về kinh tế – xã hội, môi trường – sinh thái hay an ninh – quốc phòng.

Quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả cao bảo đảm đất được sử dụng tiết kiệm và đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Việc quy hoạch sử dụng đất tránh được các trường hợp diện tích đất chưa được sử dụng, phân khu chức năng giải quyết các vấn đề giao thông và thực hiện các chính sách đầu tư, xây dựng sản xuất theo ý đồ của Nhà nước.

4. Ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa to lớn về mọi mặt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Cùng với pháp luật, quy hoạch sử dụng đất là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý đất đai được thống nhất, biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ để Nhà nước quản lý đất đai được thống nhất.

Trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai không thể tách rời quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất của cả nước nói chung của các địa phương nói riêng sau khi được quyết định, xét duyệt nó mang tính pháp lý. Mọi hoạt động giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất. Người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất và thực hiện các quyển của mình cũng phải tuân thủ, không được trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ hai, quy hoạch sử dụng đất đàm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm

Ý đồ sử dụng đất của Nhà nước được ghi nhận và thực hiện thông qua quy hoạch sử dụng đất. Bằng quy hoạch sử dụng đất Nhà nước tính toán đến các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển của đất nước, tính toán đến quỹ đất của cả nước và từng địa phương để tìm ra phương án sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm.

Thứ ba thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nước sử dụng quyền định đoạt với đất đai.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, Nhà nước có đầy đủ ba quyền năng của chủ sở hữu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Nhưng đất đai là loại tài sản đặc biệt nên nhà nước không thể định đoạt đất đai như tài sản thông thường là bán tặng cho… mà định đoạt thông qua hoạt động quy hoạch sử dụng đất và một số hoạt động khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với nội dung Quy hoạch sử dụng đất là gì, đặc điểm, mục đích? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Quy hoạch sử dụng đất là gì, đặc điểm, mục đích? – Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Đăng ký đầu tư lần đầu không gắn với thành lập doanh nghiệp
  • Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006
  • Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất trong định giá đấtPhương pháp hệ số điều chỉnh giá đất trong định giá đất
  • Thủ tục cấp lại giấy phép lao động nước ngoàiThủ tục cấp lại giấy phép lao động nước ngoài
  • Khởi kiện người quản lý trong công ty TNHH 2 thành viênKhởi kiện người quản lý trong công ty TNHH 2 thành viên
  • Sập bẫy quảng cáo truyền hình: Bỏ tiền triệu, nhận…đồ hàng mãSập bẫy quảng cáo truyền hình: Bỏ tiền triệu, nhận…đồ hàng mã
  • Thông tư số 12/2011/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2011Thông tư số 12/2011/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2011
  • Vay/Mượn tài sản của người khác nhưng không trảVay/Mượn tài sản của người khác nhưng không trả
  • Công ty tài chính là gì?Công ty tài chính là gì?
  • Dịch vụ kê khai thuế hàng tháng giá rẻDịch vụ kê khai thuế hàng tháng giá rẻ

Bài viết cùng chủ đề

  • Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất ở theo quy định mới
  • Thủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Thừa Thiên Huế Dịch Vụ Tốt
  • Phải chịu trách nhiệm gì khi “vô ý làm chết người”?
  • Giải Thể Doanh Nghiệp Tại Cầu Giấy Dịch Vụ Uy Tín
  • Giải Thể Công Ty Tại Bình Dương Dịch Vụ Tốt Nhất Đúng Luật
  • Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chung cư mini tại Hà Nội
  • Thủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Bến Tre Trọn Gói Sử Lý Nhanh
  • Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản chưa hoàn thành

Từ khóa » đất Phù Hợp Quy Hoạch Là Gì