Quy Luật Lây Lan Trong Tâm Lý Học Xã Hội

Phân tích các quy luật của đời sống tình cảm? Từ đó nêu ra ứng dụng của các quy luật đó vào đời sống và công tác?

Đời sống tình cảm vô cùng phong phú và đa dạng.

Khái niệm tình cảm: Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. Có 6 quy luật tình cảm: quy luật thích ứng, quy luật lây lan, quy luật di chuyển, quy luật tương phản, quy luật pha trộn và quy luật về sự hình thành tình cảm.

Quy luật thích ứng: Một xúc cảm, tình cảm được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng “chai sạn” tình cảm.

Biểu hiện: “Gần thường xa thương” Dao năng mài thì sắc, người năng chào thì quen. “ Sự xa cách đối với tình yêu giống như gió với lửa,gió sẽ dập tắt những tia lửa nhỏ,nhưng lai đốt cháy,bùng nổ những tia lửa lớn” (Ngạn ngữ Nga) Ví dụ: Một người thân của chúng ta đột ngột qua đời,làm cho ta và gia đình đau khổ,vất vả,nhớ nhung … nhưng năm tháng và thời gian cũng lui dần vào dĩ vãng,ta cũng phải nguôi dần …để sống. Ứng dụng: Tránh thích ứng và tập thích ứng Biết trân trọng những gì mình đang có . Trong đời sống hằng ngày qui luật này được ứng dụng như phương pháp “lấy độc trị độc” học sinh. Ví dụ: Hoa là một học sinh nhút nhát,luôn rụt rè trước mọi người.Mỗi lần bị giáo viên gọi dậy trả lời câu hỏi,Hoa đều tỏ ra lúng túng và đỏ mặt.Nhưng một thời gian sau,việc Hoa luôn phải đứng dậy trả lời lặp đi lặp lại nhiều lần và nhờ sự khuyến khích động viên của bạn bè thầy cô thì Hoa đã tự tin trả lời những câu hỏi trước lớp. 2. Quy luật lây lan: Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền, lây sang người khác Biểu hiện: Vui lây,buồn lây,đồng cảm Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa Ví dụ: An vừa nhận được giấy báo nhập học.An vô cùng sung sướng,vui mừng.An thông báo cho bố mẹ và bạn bè của mình.Sự vui vẻ của An đã tạo nên không khí thoải mái,vui mừng cho mọi người xung quanh. Ứng dụng: Các hoạt động tập thể của con người.Đây là cơ sở tạo ra các phong trào,hoạt động mang tính tập thể. Ví dụ: Ba lớp : Kinh tế-Tài chính-Đô thị cùng chung một lớp.Lúc đầu mỗi thành viên của 3 lớp luôn tự đặt cho mình một khoảng cách.Nhưng khi 3 lớp trưởng đều là những người biết quan tâm,giúp đỡ,hòa đồng với tất cả các thành viên không phân biệt lớp nào đã tạo cho lớp không khí vui vẻ đoàn kết. 3. Quy luật tương phản: Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình cảm,sự xuất hiện hoặc suy yếu của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm của một hiện tượng khác diễn ra đồng thời. Biểu hiện: Càng yêu nước càng căm thù giặc “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay” Mai sau anh gặp người đẹp Đẹp hơn người cũ anh thời quên tôi. Ví dụ: Khi chấm bài,sau một loạt bài kém,gặp một bài khá,giáo viên thấy hài lòng .Bình thường bài khá này chỉ đạt điểm 7 nhưng trong hoàn cảnh này giáo viên sẽ cho điểm 9. Ứng dụng: Trong dạy học,giáo dục tư tưởng,tình cảm người ta sử dụng quy luật này như một biện pháp “ôn nghèo nhớ khổ,ôn cố tri ân” và nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện chính diện. Cần có cái nhìn khách quan hơn Trong nghệ thuật,quy luật này là cơ sở để xây dựng các tình tiết gây cấn,đẩy cao mâu thuẫn. Ví dụ: Càng yêu mến nhân vật Bạch Tuyết hiền lành thì càng căm ghét mụ hoàng hậu độc ác . 4. Quy luật di chuyển: Là hiện tượng tình cảm, cảm xúc có thể di chuyển từ người này sang người khác. Biểu hiện: “Giận cá chém thớt” “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”

Ví dụ: Hương đang tập trung làm một bài tập rất khó,áp lực tâm lí đang đè lên người cô.Lúc này cô cần sự yên tĩnh nhưng Hạnh vô tình đã hỏi cô liên tục một câu hỏi.Hương cảm thấy khó chịu và cáu gắt với Hạnh cho dù Hạnh không thực sự có lỗi.

Ứng dụng: Kiềm chế cảm xúc và tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm.

Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu tốt ghét xấu” Ví dụ: Giáo viên phải luôn là một người khách quan,công bằng khi chấm bài. 5. Quy luật pha trộn: Trong đời sống tình cảm của con người,nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau,có thể xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ nhau,chúng pha trộn vào nhau. Biểu hiện: “Giận mà thương,thương mà giận” “Cái gì càng khó khăn gian khổ mới đạt được thì khi đạt được ta càng tự hào” Ví dụ: Thanh yêu Lợi,cô luôn muốn Lợi ở bên cạnh cô,quan tâm chăm sóc cô.Nhưng khi cô thấy Lợi có một cử chỉ thân mật hay một hành động quan tâm tới một người con gái khác thì Thanh tỏ ra khó chịu ghen tuông. Ứng dụng: Đời sống tình cảm đầy mâu thuẫn, phức tạp vì vậy cần phải biết quy luật này để thông cảm, điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình. Giáo viên phải nghiêm khắc trên tinh thần thương yêu học sinh. Ví dụ: Giáo viên phải luôn là một người khách quan công bằng.Khi chấm bài,không vì sự yêu mến học trò này mà cho điểm cao và không có cảm tình với học trò kia nên cho điểm thấp.Phải nhìn vào kết quả học sinh đó làm được để đánh giá. 6. Quy luật về sự hình thành tình cảm: Xúc cảm là cơ sở của tình cảm,tình cảm được hình thành từ những xúc cảm đồng loại,chúng được động hình hóa,tổng hợp hóa và khái quát hóa mà thành Tổng hợp hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rồi nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể. Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã được hình thành từ trước Khái quát hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ , quan hệ chung nhất định. Biểu hiện: Năng mưa thì giếng năng đầy. Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương . Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Mưa dầm thấm đất . Đẹp trai không bằng chai mặt . Ví dụ: Tình cảm của con cái đối với bố mẹ là cảm xúc thường xuyên xuất hiện do liên tục được bố mẹ yêu thương,thỏa mãn nhu cầu, dần dần được tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa mà thành. Ứng dụng: Muốn hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm đồng loại. Ví dụ: Xây dựng tình yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tình yêu gia đình,mái nhà,làng xóm. Kết luận: Nếu không có các quy luật đời sống tình cảm thì sẽ khó hình thành nên tình cảm hoặc gây ra hiện tượng “ đói tình cảm” làm cho toàn bộ hoạt động sống của con người không thể phát triển bình thường. Đời sống tình cảm rất phong phú,đa dạng và phức tạp chính vì vậy chúng ta phải nắm bắt được tình cảm của bản thân. Tham gia nhiều hoạt động để nắm bắt được đời sống tình cảm của mọi người.

Tạo môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện về mặt tình cảm.

Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/tam-ly-hoc-dai-cuong/78828-phan-tich-cac-quy-luat-cua-doi-song-tinh-cam-tu-do-neu-ra-ung-dung-cua-cac-quy-luat-do-vao-doi-song-va-cong-tac.html#ixzz2fFefx0LI Diễn Đàn Kiến Thức – Học Tập Suốt Đời

Các quy luật của tình cảm

Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền “lây” sang người khác. Trong đời sống hàng ngày ta thường thấy hiện tượng “vui lây”, “buồn lây”, “cảm thông”, “đồng cảm”, …Cơ sở của quy luật này do tính xã hội trong tình cảm của con người chi phối. Chính tình cảm của tập thể, tâm trạng của xã hội được hình thành trên cơ sở của quy luật này.

VD:

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”“Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa”Ví dụ: An vừa nhận được giấy báo nhập học. An vô cùng sung sướng, vui mừng. An thông báo cho bố mẹ và bạn bè của mình. Sự vui vẻ của An đã tạo nên không khí thoải mái, vui mừng cho mọi người xung quanh.

Ủng hộ người nghèo để lan truyền tình cảm yêu thương đối với một cộng đồng lớn đó là cả nước.

Một bộ phim khi xem một mình đến một phân cảnh gây cười nhưng bạn lại không cười. Khi ra rạp cùng bộ phim đó, đến phân cảnh gây cười trên bạn lại cười cùng với mọi người ở rạp

Ứng dụng: Các hoạt động tập thể của con người. Đây là cơ sở tạo ra các phong trào, hoạt động mang tính tập thể.Ví dụ: Ba lớp: Tâm lý-Quản lý giáo dục-Kinh tế cùng học chung một lớp vì học môn chung. Lúc đầu mỗi thành viên của 3 lớp luôn tự đặt cho mình một khoảng cách. Nhưng khi 3 lớp trưởng đều là những người biết quan tâm, giúp đỡ, hòa đồng với tất cả các thành viên không phân biệt lớp nào đã tạo cho lớp không khí vui vẻ đoàn kết.

Tránh những cảm xúc tiêu cực hay phá bỏ những cảm xúc tiêu cực.

Ví dụ: Tránh những người tiêu cực khi mình đang buồn. Ngược lại những người đang vui, tích cực sẽ lan truyền cảm xúc cho mình.

Hiểu rõ quy luật lây truyền và ứng dụng trong trị liệu: Ta sẽ hiểu được thân chủ đang lan truyền cảm xúc tiêu cực cho nhà tham vấn. Vậy nên nhà tham vấn phải “thấu hiểu” chứ không “đồng cảm” bị thân chủ “lây” cảm xúc của thân chủ.

Xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ không thay đổi thì cuối cùng cũng sẽ suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng thường được gọi là sự “chai sạn” của tình cảm.

VD:

“Gần thường xa thương” “Dao năng mài thì sắc, người năng chào thì quen”“ Sự xa cách đối với tình yêu giống như gió với lửa, gió sẽ dập tắt những tia lửa nhỏ, nhưng lại đốt cháy, bùng nổ những tia lửa lớn”(Ngạn ngữ Nga)Ví dụ: Một người thân của chúng ta đột ngột qua đời, làm cho ta và gia đình đau khổ, vất vả, nhớ nhung … những năm tháng và thời gian cũng lui dần vào dĩ vãng, ta cũng phải nguôi dần …để sống.Ứng dụng: Tránh thích ứng và tập thích ứngBiết trân trọng những gì mình đang có. Không phải lúc mất đi rồi mới nhận ra nói quan trọng.Trong đời sống hằng ngày quy luật này được ứng dụng như phương pháp “lấy độc trị độc” học sinh.

Ví dụ: Hoa là một học sinh nhút nhát,luôn rụt rè trước mọi người.Mỗi lần bị giáo viên gọi dậy trả lời câu hỏi, Hoa đều tỏ ra lúng túng và đỏ mặt. Nhưng một thời gian sau, việc Hoa luôn phải đứng dậy trả lời lặp đi lặp lại nhiều lần và nhờ sự khuyến khích động viên của bạn bè thầy cô thì Hoa đã tự tin trả lời những câu hỏi trước lớp.

Ứng dụng trong trị liệu: Nhà tham vấn sẽ tập thích ứng với những xúc cảm, tình cảm tương đối tiêu cực của những thân chủ.Trong điều trị vấn đề hôn nhân, gia đình sẽ giúp thân chủ tránh thích ứng để không bị “chai sạn” tình cảm.

  • Quy luật tương phản (cảm ứng)

Xúc cảm và tình cảm tiêu cực hay tích cực thuộc cùng một loại luôn có tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể là một trải nghiệm này có thể tăng cường một trải nghiệm khác đối cực với nó, xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó.

VD:

Khi cô chấm bài thi, đang chấm đều đều những bài chỉ khoảng 6-7 điểm nhưng có một bài nhỉnh hơn những bài khác xuất hiện. Bình thường cô sẽ cho 8 nhưng cô cho hẳn 9 điểm.

“Càng yêu nước càng căm thù giặc”“Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”“Mai sau anh gặp người đẹpĐẹp hơn người cũ anh thời quên tôi.”

Ứng dụng:

Cần có cái nhìn vấn đề khách quan hơn.

Trong một cuộc tranh luận giữa A và B. Và A đang chiếm ưu thế, ta không thể cứ thế theo bên A mà phải có cái nhìn khách quan về 2 phía vấn đề.

“Làng này khối kẻ sợ anh. Rượu bé với chiếc mảnh sành cầm tay. Sợ anh chửi đổng suốt ngày. Chỉ mình em biết anh say rất hiền” –Thị Nở (truyện: Chí Phèo)

Trong dạy học, giáo dục tư tưởng, tình cảm người ta sử dụng quy luật này như một biện pháp “ôn nghèo nhớ khổ, ôn cố tri ân”

Trong nghệ thuật,quy luật này là cơ sở để xây dựng nhân vật phản diện và chính diện và các tình tiết gây cấn,đẩy cao mâu thuẫn.Ví dụ: Càng yêu mến nhân vật Bạch Tuyết hiền lành thì càng căm ghét mụ hoàng hậu độc ác.

Nhân vật phản diện càng mạnh mẽ bao nhiêu nhưng đều bị nhân vật chính đánh bại điều đó càng làm tăng tính mạnh mẽ của nhân vật chính.

Trong trị liệu: Lúc nào cũng cần có cái nhìn khách quan đối với vấn đề của thân chủ. Tránh tham vấn cho người thân, bởi dễ bị nhìn vấn đề một cách phiến diện.

Tình cảm của con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác có liên quan tới đối tượng gây nên tình cảm trước đó.

VD:

Ví dụ: H đang tập trung làm một bài tập rất khó, áp lực tâm lí đang đè lên người cô. Lúc này cô cần sự yên tĩnh nhưng A vô tình đã hỏi cô liên tục một câu hỏi. H cảm thấy khó chịu và cáu gắt với A cho dù A không thực sự có lỗi.

“Giận cá chém thớt”“Yêu nhau yêu cả đường điGhét nhau ghét cả tông ti họ hàng” “Vơ đũa cả nắm”

Ứng dụng:

Kiềm chế cảm xúc và tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm. Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu tốt ghét xấu”. Cần một cái đầu lạnh và trái tim nóng.

Ví dụ: Giáo viên phải luôn là một người khách quan, công bằng khi chấm bài.

Những cuộc cãi vã trong gia đình, tốt nhất là bạn nên tránh mặt. Đợi lúc nguôi ngoai để phân giải.

Trong trị liệu: Nhà tham vấn phải luôn giữ bình tĩnh trước mọi vấn đề của thân chủ. Dù vấn đề tốt hay xấu đều phải giữ cái đầu lạnh và trái tim nóng.

Tính pha trộn cho phép hai tình cảm đối cực nhau có thể cùng xảy ra một lúc nhưng không loại trừ nhau mà chúng “pha trộn” vào nhau.

VD: Sự pha trộn tình cảm của cảm xúc hạnh phúc và lo sợ bị lừa dối của đôi nam nữ yêu nhau.

Ví dụ: Thanh yêu Lợi, cô luôn muốn Lợi ở bên cạnh cô, quan tâm chăm sóc cô. Nhưng khi cô thấy Lợi có một cử chỉ thân mật hay một hành động quan tâm tới một người con gái khác thì Thanh tỏ ra khó chịu ghen tuông.

“Giận mà thương,thương mà giận”“Cái gì càng khó khăn gian khổ mới đạt được thì khi đạt được ta càng tự hào”Bởi trưng hay ghét cũng vì hay yêu”“Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”

Ứng dụng: Đời sống tình cảm đầy mâu thuẫn, phức tạp vì vậy cần phải biết quy luật này để thông cảm, điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình.

Bởi vì biết quy luật pha trộn nên những lần ba mẹ quát mắng đều là chỉ điểm những điều tốt đẹp đối với con cái,Giáo viên phải nghiêm khắc trên tinh thần thương yêu học sinh.Ví dụ: Giáo viên phải luôn là một người khách quan công bằng. Khi chấm bài, không vì sự yêu mến học trò này mà cho điểm cao và không có cảm tình với học trò kia nên cho điểm thấp. Phải nhìn vào kết quả học sinh đó làm được để đánh giá.

Cẩn thận suy xét người khác bởi những biểu hiện đối lập.“Không có hạnh phúc nào là hoàn toàn hạnh phúc, không có đau khổ nào là hoàn toàn đau khổ” –Mark

Trong trị liệu: Nhà tham vấn phải hiểu rõ những xúc cảm, tình cảm mà tham chủ thể hiện đối với vấn đề của tham chủ cũng như sự phóng chiếu, chuyển di tình cảm của tham chủ nên nhà tham vấn như thế nào. Để có thể điều chỉnh, điều khiển hành vi của NTV.

  • Quy luật hình thành tình cảm.

Tình cảm được hình thành từ xúc cảm. Nó do các xúc cảm cùng loại được tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa mà thành.

Tổng hợp hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rồi nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã được hình thành từ trướcKhái quát hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ , quan hệ chung nhất định.

VD: Tình cảm của con với mẹ được hình thành từ những xúc cảm cùng loại do người mẹ mang lại.

“Năng mưa thì giếng năng đầy.Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương.”“Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.”“Mưa dầm thấm đất.”“Đẹp trai không bằng chai mặt”

Ứng dụng: Muốn hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm đồng loại.Ví dụ: Xây dựng tình yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tình yêu gia đình,mái nhà,làng xóm.

“Dòng suối chảy ra dòng sông, dòng sông chảy ra Đại trường giang Vônga, Đại trường giang Voonga chảy ra biển cả. Lòng yêu quê hương đất nước trở nên lòng yêu Tổ quốc” –Erenbua, nhà văn Nga

Người thực việc thực là kích thích dễ gây rung động nhất. VD: Để tạo những xúc cảm, trong khi dạy lịch sử nên tổ chức cho học sinh tham quan lại chiến trường xưa, các di tích xưa…

Trong trị liệu: Nhà tham vấn không được có tình cảm với thân chủ. Vì theo quy luật này thân chủ và nhà tham vấn rất dễ hình thành tình cảm. Nếu hình thành tình cảm sẽ dẫn đến vấn đề nghiêm trọng trong trường hợp của thân chủ đó.

Kết luận: Nếu không có các quy luật đời sống tình cảm thì sẽ khó hình thành nên tình cảm hoặc gây ra hiện tượng “ đói tình cảm” làm cho toàn bộ hoạt động sống của con người không thể phát triển bình thường.Đời sống tình cảm rất phong phú,đa dạng và phức tạp chính vì vậy chúng ta phải nắm bắt được tình cảm của bản thân.Tham gia nhiều hoạt động để nắm bắt được đời sống tình cảm của mọi người.Tạo môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện về mặt tình cảm.

Từ khóa » Ví Dụ Về Quy Luật Của đời Sống Tình Cảm