Quy Luật Phủ định Của Phủ định - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Quy luật phủ định của phủ định là gì?
- Đặc điểm của phủ định biện chứng
- Ví du quy luật phủ định của phủ định
- Nội dung quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định là một trong những phương pháp luật quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được những khái niệm, nội dung của quy luật trên. Chính vì thế, trong bài viết lần này chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc những nội dung liên quan tới quy luật phủ định của phủ định.
Quy luật phủ định của phủ định là gì?
Quy luật phủ định của phủ định là quy luật nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.
Đặc điểm của phủ định biện chứng
Ở nội dung trên chúng ta đã nắm được khái niệm của Quy luật phủ định của phủ định là gì?, trong phần mục này chúng tôi sẽ đề cập tới đặc điểm của phủ định biện chứng.
Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là: tính khách quan và tính kế thừa.
+ Tính khách quan:
Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Nguyên nhân đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật.
Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển. Vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng.
Phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí chủ quan ủa con người. Con người chỉ có thể tác động mà cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.
+ Tính kế thừa:
Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ.
Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, chúng không thê từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực.
Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định những mặt tốt, tích cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái tiêu cực.
Có thể nói, sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó những giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm những mặt mới phù hợp với hiện thực.
Phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, quá khứ và hiện tại. Phủ định biện chứng là một khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển.
Ví du quy luật phủ định của phủ định
+ Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp) => Phủ định lần 1 tạo ra gà mái con => Phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên) sinh ra nhiều quả trứng.
+ Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng) => Phủ định lần 1 tạo ra cây lúa => Phủ định lần 2, cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.
Ở 2 ví dụ trên ta có một chu kỳ phát triển: Từ một quả trứng ban đầu đến nhiều quả trứng mới. Từ một hạt thóc ban đầu đến nhiều hạt thóc mới. Từ một đến nhiều tức là có sự phát triển lên nấc thang cao hơn. Đó là kết quả phủ định của phủ định.
Nội dung quy luật phủ định của phủ định
Sự ra đời và tồn tại của sự vật đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra. Sự vật đó không còn nữa và bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác.
Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó có được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực, thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định diễn ra hai lần thì sự phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng như trên là sự thống nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực mới. Do đó, thông qua những lần phủ định biện chứng của bản thân, sự vật sẽ ngày càng phát triển.
Phạm trù phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một mắt khâu, một nấc thang trong quá trình phát triển nhất định. Với tư cách là cái phủ định (lần 1), cái mới cũng chứa đựng trong mình xu hướng dẫn tới sự phủ định lần thứ hai (phủ định của phủ định).
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, dây chuyền của những lần phủ định biện chứng là vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và lại bị cái mới sau phủ định. Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định từ thấp đến cao một cách vô tận theo đường “xoáy ốc” hay “vòng xoáy trôn ốc”. Sau mỗi chu kỳ phủ định của phủ định, cái mới được ra đời lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường “xoáy ốc” thể hiện sự lặp lại nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển.
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật – giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với cái khẳng định ban đầu. Sự phủ định lần thứ hai, sự vật mới với tư cách là cái phủ định của phủ định đối lập với cái phủ định và trở lại cái ban đầu nhưng không giống nguyên vẹn như cái cũ mà trên cơ sở cao hơn, tốt hơn.
Phủ định của phủ định là sự thống nhất biện chứng của cái khẳng định và phủ định, là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực của cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất, cũng như các giai đoạn trước đó. Cái tổng hợp này là sự lọc bỏ những giai đoạn đã qua, vì vậy, nó có nội dung phong phú hơn, toàn diện hơn.
Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu cho chu kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục biện chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn. Theo triết học Mác-Lênin thì quy luật phủ định của phủ định là quy luật phổ biến của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Như vậy, trên đây là một số nội dung liên quan tới quy luật phủ định của phủ định.
Từ khóa » Xoá Bỏ Sạch Trơn Còn được Gọi Là Gì
-
Quy Luật Phủ định – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quy Luật Phủ định Của Phủ định: Phân Tích Nội Dung Và ý Nghĩa
-
Quy Luật Phủ định Của Phủ định. Phân Tích Nội Dung Và ý Nghĩa
-
Tóm Tắt Nội Dung Quy Luật Phủ định Của Phủ định. Cho Ví Dụ?
-
Giao An Gdcd 10 Bai 6 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Quy Luật Phủ định Của Phủ định Và Vận Dụng Trong Thực Tiễn
-
Khái Niệm Dùng để Chỉ Việc Xóa Bỏ Sự Tồn Tại Của Sự Vật, Hiện Tượng ...
-
Bài 6: Khuynh Hướng Phát Triển Của Sự Vật Và Hiện Tượng - Hoc24
-
Phủ định Sạch Trơn Là Gì - Mới Cập Nhập - Update Thôi
-
20 đề Kiểm Tra 1 Tiết Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân Lớp 10 | Xemtailieu
-
Phủ định Biện Chứng Và Phủ định Siêu Hình
-
Sự Phủ định được Diễn Ra Do Sự Can Thiệp, Sự Tác động Từ Bên Ngoài ...
-
Quan điểm Nào Phủ định Sạch Trơn Sự Tồn Tại Và Phát Triển Tự Nhiên ...