Quy Phạm Pháp Luật Dân Sự Là Gì? Các Loại Quy Phạm ... - HILAW.VN
Có thể bạn quan tâm
Pháp luật dân sự gồm hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân. Các quy phạm pháp luật dân sự vừa có tính hệ thống vừa có tính độc lập tương đối.
Mục lục
1. Cấu tạo quy phạm pháp luật dân sự
Quy phạm pháp luật dân sự được cấu tạo bởi các phần: giả định, quy định và chế tài. Quy phạm pháp luật dân sự và điều luật trong văn bản pháp luật dân sự không đồng nghĩa với nhau. Có thể một điều luật chứa đầy đủ các cấu thành của quy phạm song cũng có thể chỉ có một bộ phận (giả định, quy định, chế tài). Cũng có thể chế tài được quy định ở phần khác, thậm chí ở văn bản pháp luật khác.
2. Các loại quy phạm pháp luật dân sự
Quy phạm pháp luật dân sự là những quy định của Nhà nước về cách xử sự của các chủ thể trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Điều kiện và hoàn cảnh rất đa dạng, cho nên, cách xử sự của các chủ thể cũng rất phong phú và đa dạng. Trong nhiều trường hợp, pháp luật không chỉ dự liệu những xử sự cụ thể mà còn đưa ra khung, giới hạn của các xử sự đó hoặc chỉ đưa ra khung pháp lí mà trong phạm vi khung đó, các chủ thể có thể tuỳ ý lựa chọn cách thức xử sự phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh sao cho có lợi nhất. Tuỳ theo cách thức quy định trong các quy phạm, người ta có thể phân chia các quy phạm luật dân sự thành những loại quy phạm sau:
2.1. Quy phạm định nghĩa
Là những quy phạm trong đó nêu ra khái niệm và nêu nội dung khái niệm đó. Quy phạm định nghĩa xác định phạm vi một sự kiện và giới hạn áp dụng sự kiện đó. Thông thường quy phạm, điều luật dạng này thể hiện dưới dạng “X là…”. Ví dụ: “Đại diện là...” (Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2015); thời hạn là...” (Điều 144 Bộ luật dân sự năm 2015); “thời hiệu là…” (Điều 149 Bộ luật dân sự năm 2015).
2.2. Quy phạm mệnh lệnh
Là loại quy phạm nêu ra cách xử sự bắt buộc của chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự. Xử sự này có thể là một hành vi bắt buộc phải thực hiện, thông thường được diễn tả từ các điều luật dưới dạng “phải”… Ví dụ: “Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng kí thì phải tuân theo quy định đó” (khoản 2 Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015). Loại quy phạm này có những trường hợp thể hiện dưới dạng duy nhất một sự kiện, ví dụ: “Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt”. Quy phạm mệnh lệnh cũng được thể hiện dưới dạng quy định một hành vi bị cấm không được làm, ví dụ: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” (khoản 4 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015).
Về nguyên tắc, quy phạm mệnh lệnh là những quy định dứt khoát, các bên tham gia không thể thoả thuận để thay đổi các quy phạm đó. Những loại quy phạm này không phổ biến, không đặc trưng cho các quy phạm pháp luật dân sự bởi các quan hệ dân sự rất đa dạng, phong phú (về chủ thể, khách thể, nội dung). Thông thường, những quy phạm mệnh lệnh được quy định trong trường hợp: nếu làm khác đi thì không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của bên kia mà còn ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội, Nhà nước, đến quyền và lợi ích của người khác.
2.3. Quy phạm tuỳ nghi lựa chọn
Là những quy phạm nêu nhiều cách xử sự khác nhau, trong đó các chủ thể tham gia có thể lựa chọn một trong các cách đã nêu. Ví dụ: “Trong trường hợp bên bán giao vật với số lượng nhiều hơn số lượng đã thoả thuận, thì bên mua có quyền không nhận phần dôi ra; nếu nhận, thì phải thanh toán theo giá thoả thuận phần dôi ra” (khoản 1 Điều 437 Bộ luật dân sự năm 2015). Trong trường hợp này, pháp luật đưa ra các cách xử sự khác nhau và người có quyền có thể lựa chọn một trong các cách đó. Loại quy phạm này là dạng “trung chuyển” giữa quy phạm mệnh lệnh và quy phạm tuỳ nghi (tiểu mục d). Bởi vì ở đó các chủ thể chỉ được phép lựa chọn trong các cách xử sự đã được quy định. Mặt khác, nó cũng tạo cho các chủ thể các cách lựa chọn khác nhau, tạo điều kiện các chủ thể phát huy được quyền tự định đoạt của mình.
2.4. Quy phạm tuỳ nghi
Khác với các quy phạm đã nêu trên (dự liệu bắt buộc, dự liệu lựa chọn có hạn chế), các quy phạm tuỳ nghi theo thoả thuận cho phép các chủ thể tự định đoạt. Giới hạn sự tự định đoạt này bị hạn chế bởi các nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng. Ví dụ: “Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận” (Điều 277 Bộ luật dân sự năm 2015). Thoả thuận là cốt lõi của mọi hợp đồng dân sự, ở đây các chủ thể được toàn quyền quyết định về quan hệ mà họ tham gia. Loại quy phạm này phổ biến trong các quy phạm pháp luật dân sự. Ngay cả trong trường hợp pháp luật có quy định một cách xử sự nào đó thì trước tiên phải được áp dụng theo sự thoả thuận của các bên và được thể hiện dưới dạng: “... Nếu không có thoả thuận khác...”, “bên thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ nếu các bên không có thoả thuận khác”. Như vậy, việc thoả thuận có thể giống, có thể khác các quy định của pháp luật.
Từ khóa » Ví Dụ Về Quy Phạm Của Pháp Luật Dân Sự
-
Vi Phạm Pháp Luật Dân Sự Là Gì, Lấy Ví Dụ Về Vi Phạm Dân Sự?
-
Quy Phạm Pháp Luật Dân Sự Là Gì ? Cấu Tạo Và Các Loại Quy Phạm ...
-
Vi Phạm Dân Sự Là Gì? Ví Dụ Vi Phạm Dân Sự - Luật Hoàng Phi
-
Vi Phạm Dân Sự Là Gì? Ví Dụ Về Vi Phạm Dân Sự - Pháp Luật
-
Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình
-
Pháp Luật Tương Tự Trong Quan Hệ Dân Sự
-
[PDF] MỤC LỤC Trang Chuyên đề 1: HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY ...
-
Pháp Nhân Là Gì? Điều Kiện để Có Tư Cách Pháp Nhân Theo Quy định
-
Áp Dụng Pháp Luật Là Gì? Khác Sử Dụng Pháp Luật Ra Sao?
-
[PDF] Các Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Và Triển Khai Thi Hành Quy định ...
-
Áp Dụng Tập Quán Trong Pháp Luật Dân Sự- Những Vướng Mắc, Bất ...
-
[PDF] 19 Chuyên đề 2 PHÁP LUẬT, PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I ...