Quy Trình Canh Tác Lúa Vụ Hè Thu
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- QUY TRÌNH SẢN XUẤT
- Quy trình canh tác lúa vụ Hè Thu
A. KỸ THUẬT CANH TÁC 1. CHUẨN BỊ ĐẤT: Sau khi thu hoạch xong lúa vụ Đông Xuân tiến hành các bước như sau: - Mướn máy cắt rạ và đánh đều những luống rơm đã cắt, phơi 01 ngày sau đó tiến hành đốt để diệt các mầm móng sâu bệnh. - Sau khi đốt rơm cần nhanh chóng cày hoặc xới theo đúng kỹ thuật, phơi đất từ 7-10 ngày. Nếu để thời gian phơi đất càng lâu càng tốt. - Khi đến thời điểm xuống giống, tiến hành bơm nước vào ruộng trục 02 tác, kết hợp san bằng mặt ruộng, đánh gò thoát nước để chuẩn đất cho gieo sạ lúa. 2. CHUẨN BỊ HẠT GIỐNG VÀ GIEO SẠ: * Chọn giống: Đối với vụ Hè thu không nên sản xuất lúa Jasmine 85, do thời tiết không thích hợp cho giống lúa này, năng suất thấp, chất lượng gạo kém, hiệu qủa sản xuất thấp, nhiều rủi ro. Do đó, nên chọn các giống lúa chất lượng cao, chất lượng gạo tốt, thích hợp trong vụ Hè thu như: OM4218, OM 5451, OM6976, OM7347, OM4900…cấp xác nhận để sản xuất. Mật độ gieo sạ tốt nhất: 120 – 130 kg/ha. Trước khi ngâm ủ 3-5 ngày phải lấy mẫu đại diện cho số lượng giống cần để thử tỷ lệ nẩy mầm, lúa mọc mầm trên 80% thì đạt yêu cầu gieo sạ. * Cách ngâm ủ: Do giống vụ Hè thu được sản xuất từ vụ Đông xuân nên hạt giống còn miên trạng nên cần phải xử lý với acid HNO3 68% ở liều lượng 5-7cc cho 01 kg lúa giống trong thời gian 24-30 giờ ở giai đoạn ngâm giống. Ngay khi đổ lúa vào bồn ngâm cần vớt hết các hạt lép lừng ra để loại bớt mầm bệnh lây lan. Thời gian ngâm từ 30 – 36 giờ, sau đó xả bỏ nước và rửa sạch hạt giống bằng nước sạch sao cho hạt giống hết mùi chua rồi đem ủ. Thời gian ủ từ 30 – 36 giờ là có thể đem gieo sạ tùy theo công cụ gieo sạ. Chú ý: trong quá trình ngâm hoặc ủ có thể dùng thuốc xử lý hạt giống như: Gaucho, Folicur, Cruiser, … để loại trừ bệnh lúa von và côn trùng chích hút gây hại ngay từ đầu vụ. 2. QUẢN LÝ NƯỚC: Quản lý nước trong ruộng phù hợp giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ít chịu tác động của phèn, ngộ độc hữu cơ. Quản lý tốt trong ruộng còn giảm thất thoát dinh dưỡng và hạn chế được sự phát triển của các loại dịch hại như: sâu, bệnh, cỏ dại. Áp dụng kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẽ” của Viện lúa Quốc tế IRRI như sau: Cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước và chỉ cần bơm nước vào ruộng cao tối đa là 5cm. Trong tuần đầu tiên sau khi sạ, giữ mực nước ruộng từ bảo hòa đến cao khoảng 1 cm. Mức nước trong ruộng sẽ được giữ cao khoảng 1 - 3 cm theo giai đoạn phát triển của cây lúa và giữ liên tục cho đến bón phân lần hai (khoảng 20 - 25 ngày sau khi sạ), giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển. Giữ nước trong ruộng ở giai đoạn này hạn chế sự mọc mầm của các loài cỏ (có nước làm môi trường thành yếm khí, hạt cỏ sẽ không mọc được). Cần sử dụng thuốc trừ cỏ phù hợp trong giai đoạn này. Giai đoạn từ 25 - 40 ngày sau khi sạ là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và tối đa, phần lớn chồi vô hiệu thường phát triển trong giai đoạn này nên chỉ cần nước vừa đủ. Giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15 cm (đặt ống nhựa có đục lỗ bên hông, bên trong có chia vạch 5 cm để theo dõi). Khi nước xuống thấp hơn vạch 15 cm thì bơm nước vào ngập tối đa 5 cm so với mặt đất ruộng. Khi nước hạ từ từ dưới vạch 15 cm thì bơm nước vào tiếp. Cách điều tiết nước này sẽ làm phơi lộ mặt ruộng vì vậy được gọi là tưới “ướt khô xen kẽ”. Mực nước dưới mặt đất càng xa (nhưng không thấp hơn 15 cm so với mặt đất) sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trong đất, chống đổ ngó và dễ thu hoạch. Ở giai đoạn lúa 25 - 40 ngày, lá lúa phát triển giáp tán, hạt cỏ có nảy mầm cũng không phát triển và cạnh tranh với cây lúa. Đây cũng là giai đoạn cây lúa rất dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao làm hạch nấm khô vằn sẽ không phát tán trong ruộng, bệnh ít lây lan. Giai đoạn lúa 40 - 45 ngày sau sạ, đây là giai đoạn bón phân lần 3 (bón thúc đòng hay bón đón đòng). Lúc này cần bơm nước vào khoảng 1 - 3 cm trước khi bón phân nhằm tránh ánh sáng làm phân hủy và phân bị bốc hơi, đặc biệt là phân đạm. Giai đoạn lúa từ 60 - 70 ngày sau sạ, đây là giai đoạn lúa trỗ nên cần giữ mực nước trong ruộng cao 3 - 5 cm liên tục trong khoảng 10 ngày để đủ nước cho cây lúa trỗ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép, lửng. Cây lúa 70 ngày đến thu hoạch là giai đoạn lúa ngậm sữa, chắc và chín nên chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15 cm (khi cần thiết thì bơm nước vào thêm). Lưu ý phải “xiết” nước 10 – 15 ngày trước khi thu hoạch để mặt ruộng được khô ráo, dễ áp dụng bằng máy gặt. 3. QUẢN LÝ CỎ DẠI: Đối với ruộng sản xuất lúa sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm để hạn chế cỏ dại, lúa cỏ, lúa lưu trữ ở nền đất ngay trong giai đoạn đầu gieo sạ theo công thức “2S”(phun 2 lần Sofit); Cách phun xịt như sau: Phun thuốc Sofit lần 1: tiến hành phun ngay sau khi làm đất lần cuối giữ mực nước cố định trong ruộng sâu 07–10 cm. Liều lượng thuốc 1,2 lít/ ha, nồng độ phun: với bình máy 25 lít pha 200 ml và phun 6 bình/ ha. Phun thuốc xong giữ nước tối thiểu 24 tiếng (1 ngày đêm) sau đó tháo bỏ nước cạn rồi mới tiến hành gieo sạ. Phun thuốc Sofit lần 2: tiến hành sau khi gieo sạ lúa 03 ngày. Liều lượng 1 lít/ ha, nồng độ phun: với bình 25 lít pha 83 ml và phun 12 bình/ ha Chú ý: Phun thuốc lần 2 có thể bỏ không cần phun diện tích đất lung sâu để tiết kiệm chi phí sản xuất. Vô nước sớm (5–7 ngày sau sạ) phủ đất 3–5 cm để khống chế không cho cỏ mọc trở lại. Trường hợp cỏ còn xót ở ruộng gò hoặc chân bờ xung quanh ruộng thì xịt quét lại bằng thuốc Sirius, Topshop, Push … vào thời điểm từ 7 – 15 ngày (nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì) hoặc nhổ bằng tay. 4. QUẢN LÝ DINH DƯỠNG (BÓN PHÂN): Phân boùn là loại thức ăn cho cây trồng nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như các giai đoạn sinh trưởng và phát triển mả cây cần từng loại dinh dưỡng cũng như liều lượng khác nhau. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao cần chú ý nguyên tắc bón phân 5 đúng: * Bón đúng chủng loại phân: Cây trồng cần phân gì thì bón phân đấy. Phân bón nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm (N); Lân (P2O5); Kali (K2O). Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca), Ma nhe (Mg) cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng nếu bón không đúng không phát huy được hiệu quả mà còn gây hại cho cây. Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng và trên loại đất kiềm không bón những loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng. * Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây: Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển . Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả. Trong suốt thời kỳ sống cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển. vì vậy khi bón phân nên chia ra nhiều lần bón theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, Việc bón quá nhiều một lúc sẽ gây thừa lãng phí ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp. Bón phân có 3 thời kỳ: Bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây tạo nhánh lá mới), Bón rước hoa (rước đòng) có nơi bổ xung tạo hạt nuôi trái. * Bón đúng nhu cầu sinh thái: Bón phân là hình thức bổ xung vào đất chất dinh dưỡng cho cây trồng ngoài ra còn có các vi sinh vật (VSV) trong đất phân hủy các chất hữu cơ có sẵn hoặc cố định đạm từ không khí vào đất. Bón phân không những cung cấp cho cây trồng mà giúp cho VSV phát triển hữu hiệu hơn. Bón đúng loại phân đúng thời cơ bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với thời tiết bất thường của môi trường và sâu bệnh gây hại. Bón phân không phaỉi lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chông chịu của cây trước các yếu tố xấu phát sinh. Bón đúng vụ và thời tiết: Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón không tạo được môi trường dinh dưỡng để tiêu, cây không phát triển, thối hoa quả. Bón đúng phương pháp: Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy từng loại cây mà có phương pháp bón cho thích hợp, Với phân bón gốc thì bón vào hố , tán hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá nếu ướt đều cả hai mặt lá thì càng tốt. MỘT SỐ CÔNG THỨC PHÂN (CHO 01) HA LÚA THAM KHẢO: Công thức 1: (90-46-50)
NSKS | BÓN PHÂN | LOẠI PHÂN | SỐ LƯỢNG | GHI CHÚ |
Từ 7 đến 10 | ĐỢT 1: | Nếu đất không bằng phẳng thì bón phân DAP trễ 3-5 ngày so với khuyến cáo. | ||
Ä | DAP(18-46-0) | 40 | ||
Ä | UREA(46) | 35 | ||
Ä | KALI(60) | 25 | ||
Từ 20 đến 25 | ĐỢT 2: | |||
Ä | DAP(18-46-0) | 50 | ||
Ä | UREA(46) | 57 | ||
Ä | KALI(60) | 13 | ||
Từ 38 đến 45 | ĐỢT 3: | Kiểm tra khi thấy "tim đèn" thì bón phân. Lúa còn xanh thì giảm lượng Urea từ 3-5% và tăng lượng Kali lên từ 5-10% và ngược lại. | ||
Ä | DAP(18-46-0) | 10 | ||
Ä | UREA(46) | 45 | ||
Ä | KALI(60) | 38 | ||
Từ 75 đến 85 | ĐỢT 4: | Nếu thấy lúa còn quá xanh tốt thì không cần bón phân. | ||
Ä | UREA(46) | 20 | ||
Ä | KALI(60) | 8 | ||
SỐ LƯỢNG TỪNG LOẠI PHÂN CHO CẢ VỤ (CHO 01 HA) | ||||
TÊN PHÂN | SL(kg) | |||
DAP(18-46-0) | 100 | |||
UREA(46) | 157 | |||
KALI(60) | 84 | |||
Cộng: | 341 |
NSKS | BÓN PHÂN | LOẠI PHÂN | SỐ LƯỢNG | GHI CHÚ |
Từ 7 đến 10 | ĐỢT 1: | Nếu đất không bằng phẳng thì bón phân BĐ(20-20-15) trễ lại 3-5 ngày so với khuyến cáo, hoặc chia nhỏ thành 2 lần bón cách nhau 3-5 ngày. | ||
Ä | BĐ(20-20-15) | 92 | ||
Ä | UREA(46) | 10 | ||
Ä | KALI(60) | 2 | ||
Từ 20 đến 25 | ĐỢT 2: | |||
Ä | BĐ(20-20-15) | 46 | ||
Ä | DAP(18-46-0) | 30 | ||
Ä | UREA(46) | 50 | ||
Ä | KALI(60) | 10 | ||
Từ 38 đến 45 | ĐỢT 3: | Kiểm tra khi thấy "tim đèn" dài 1-2 mm thì bón phân. Lúa còn xanh thì giảm lượng Urea từ 3-5% và tăng lượng Kali lên từ 5-10% và ngược lại lúa vàng thì tăng Urea và giảm Kali. | ||
Ä | BĐ(20-20-15) | 9 | ||
Ä | DAP(18-46-0) | 6 | ||
Ä | UREA(46) | 40 | ||
Ä | KALI(60) | 35 | ||
Từ 75 đến 85 | ĐỢT 4: | Nếu thấy lúa còn quá xanh tốt thì không cần bón phân. | ||
Ä | UREA(46) | 20 | ||
Ä | KALI(60) | 8 | ||
SỐ LƯỢNG TỪNG LOẠI PHÂN CHO CẢ VỤ | ||||
TÊN PHÂN | SL(kg) | |||
BĐ(20-20-15) | 147 | |||
DAP(18-46-0) | 36 | |||
UREA(46) | 120 | |||
KALI(60) | 47 | |||
350 |
NSKS | BÓN PHÂN | LOẠI PHÂN | SỐ LƯỢNG | GHI CHÚ |
Từ 7 đến 10 | ĐỢT 1: | Nếu đất không bằng phẳng thì bón phân VN(16-16-8) trễ lại 3-5 ngày so với khuyến cáo, hoặc chia nhỏ thành 2 lần bón cách nhau 3-5 ngày. | ||
Ä | VN(16-16-8) | 115 | ||
Ä | UREA(46) | 10 | ||
Ä | KALI(60) | 10 | ||
Từ 20 đến 25 | ĐỢT 2: | |||
Ä | DAP(18-46-0) | 50 | ||
Ä | UREA(46) | 57 | ||
Ä | KALI(60) | 12 | ||
Từ 38 đến 45 | ĐỢT 3: | Kiểm tra khi thấy "tim đèn" dài 1-2 mm thì bón phân. Lúa còn xanh thì giảm lượng Urea từ 3-5% và tăng lượng Kali lên từ 5-10% và ngược lại lúa vàng thì tăng Urea và giảm Kali. | ||
Ä | VN(16-16-8) | 29 | ||
Ä | UREA(46) | 40 | ||
Ä | KALI(60) | 34 | ||
Từ 75 đến 85 | ĐỢT 4: | Nếu thấy lúa còn quá xanh tốt thì không cần bón phân. | ||
Ä | UREA(46) | 20 | ||
Ä | KALI(60) | 8 | ||
SỐ LƯỢNG TỪNG LOẠI PHÂN CHO CẢ VỤ | ||||
TÊN PHÂN | SL(kg) | |||
VN(16-16-8) | 144 | |||
DAP(18-46-0) | 50 | |||
UREA(46) | 127 | |||
KALI(60) | 64 | |||
385 |
Bài viết liên quan
19/07/2017Quy trình canh tác lúa vụ Đông Xuân
Xem thêm 19/07/2017Quy trình sản xuất lúa giống xác nhận
Xem thêm 17/07/2017SƠ ĐỒ CHẾ BIẾN
Xem thêmCÁC DANH MỤC KHÁC
- TIN TỨC
- NEWS
- INTRODUCTION
- BẢNG GIÁ
- SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
- SẢN XUẤT LÚA
TIN TỨC SỰ KIỆN
Công nghệ thông tin góp phần phát triển nông nghiệp bền vững Phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả Nông nghiệp Cần Thơ tăng tốc để bù tăng trưởng âmTừ khóa » Cấy Lúa Vụ Hè Thu
-
Lịch Thời Vụ, Cơ Cấu Giống Xuất Lúa Vụ Hè Thu 2022 - Tin Tức Tổng Hợp
-
Sản Xuất Lúa Vụ Hè Thu 2022: “Căng” Thời Vụ, Lo Ngại Dịch Bệnh Tấn ...
-
Lịch Thời Vụ Gieo Trồng Vụ Hè Thu 2021
-
HƯỚNG DẪN Lịch Thời Vụ Gieo Trồng Vụ Hè Thu 2022
-
Sẵn Sàng Cho Kế Hoạch Sản Xuất Vụ Hè Thu, Vụ Mùa Các Tỉnh Phía Bắc
-
Quyết Giành Thắng Lợi Vụ Hè Thu để Bù Thiệt Hại Vụ Đông Xuân
-
Đẩy Nhanh Tiến độ Sản Xuất Vụ Hè Thu - BÁO QUẢNG TRỊ > Thời Sự
-
Thanh Hoá Gieo Cấy Gần 115.000 Ha Lúa Hè Thu - Ảnh Thời Sự Trong ...
-
Bổ Cứu Sản Xuất Vụ Hè Thu, Mùa Năm 2022 - UBND Tỉnh Nghệ An
-
Xã Quảng Hợp Mở Rộng Diện Tích Lúa Gieo Sạ Trên 70% Diện Tích
-
Trung Bộ Hối Hả Sản Xuất Lúa Hè Thu | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Nghệ An: Nhiều địa Phương Chậm Tiến độ Sản Xuất Lúa Hè Thu
-
Nông Dân Hưng Nguyên đẩy Nhanh Tiến độ Gieo Cấy Lúa Hè Thu