Quy Trình Cấp Chứng Nhận Hữu Cơ Cho Gà | 0901981789
Có thể bạn quan tâm
Nếu trang trại gà của bạn như là một ứng cử viên trong một cuộc thi tranh giải quán quân về sản phẩm nông nghiệp an toàn thì giấy chứng nhận hữu cơ cho gà này chính là phiếu bầu cho bạn đạt được vị trí ấy.
Chăn nuôi gà hữu cơ được đánh giá là một mô hình chăn nuôi gà sạch, hiệu quả, an toàn và đem lại giá trị kinh tế cao.
Vậy:
- Chăn nuôi gà hữu cơ là gì?
- Lợi ích của mô hình chăn nuôi này trong nông nghiệp hữu cơ?
- Làm thế nào để đạt chứng nhận hữu cơ cho gà?
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản nhất về chăn nuôi gà hữu cơ. Hãy cùng Chất Lượng Việt theo dõi nội dung trong bài nhé!
Chăn nuôi gà hữu cơ là gì?
Nuôi gà theo phương thức hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương.
Tìm hiểu chăn nuôi gà hữu cơ là gì?
Chăn nuôi gà hữu cơ chủ yếu sử dụng thức ăn chăn nuôi hữu cơ chứa các thành phần thu được từ canh tác hữu cơ. Không chỉ vậy, phân gà đã qua xử lý sẽ được sử dụng để bón cho cây trồng trong vườn hay ruộng nhằm mang đến độ màu mỡ cho đất tăng năng suất cho cây trồng.
Gà thịt hay gà lấy trứng đều có thể áp dụng chăn nuôi theo phương thức hữu cơ.
Chứng nhận hữu cơ cho gà là giấy chứng nhận được cấp cho trang trại gà nhằm khẳng định sản phẩm gà được sản xuất phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
Các yêu cầu trong chăn nuôi gà hữu cơ
Trong quá trình tư vấn chăn nuôi gà hữu cơ, chúng tôi nhận thấy có không ít trang trại không đạt các yêu cầu trong chăn nuôi hữu cơ theo TCVN 11041-3:2017. Vậy để thực hiện chăn nuôi gà hữu cơ cần dựa vào những yêu cầu nào? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm kiến thức nhằm áp dụng cho trang trại của mình nhé.
1. Khu vực chăn nuôi gà
- Gà phải được nuôi trong không gian mở, thích hợp cho vận động. Không được nuôi nhốt gà trong lồng.
- Chuồng nuôi gà phải có kết cấu vững chắc, nền chuồng được phủ bằng vật liệu thích hợp như rơm rạ, vỏ bào, cát hoặc các mảng đất có cỏ.
- Nền của chuồng nuôi gà đẻ trứng phải có một phần đủ rộng để gom phân, số lượng và kích thước của nơi ngủ trên cao của gà phải tương ứng với số lượng và kích cỡ vật nuôi trong đàn, phải có các lỗ ra vào với kích cỡ thích hợp.
- Đối với gà đẻ trứng, không được sử dụng ánh sáng nhân tạo để tăng năng suất đẻ trứng.
- Phải để trống chuồng trại trước khi nuôi đàn gà mới, khu vực vận động ngoài trời cũng phải có thời gian nghỉ để thực vật có thể mọc lại.
- Khu vực chăn nuôi gà hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ. Cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.
2. Chọn gà giống
- Việc chọn giống vật nuôi, con giống và phương pháp nhân giống phải theo những yêu cầu sau:
- Gà giống phải thích nghi với điều kiện địa phương và với hệ thống chăn nuôi hữu cơ, ưu tiên sử dụng các nguồn giống bản địa.
- Gà giống phải khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh.
- Không có các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc các vấn đề về sức khỏe liên quan đến một số giống vật nuôi như: H5N1,…
- Nên sử dụng các phương pháp sinh sản tự nhiên hơn là phương pháp thụ tinh nhân tạo.
- Không được dùng kỹ thuật ghép phôi và biện pháp xử lý sinh sản bằng hoóc môn.
- Không được dùng kỹ thuật gen trong việc nhân giống.
- Nếu không sẵn có gà giống hữu cơ thì có thể sử dụng gà giống thông thường để chăn nuôi hữu cơ từ khi càng ít ngày tuổi càng tốt. Gà phải ít hơn 3 ngày sau khi ấp nở.
3. Thức ăn chăn nuôi
- Trong quá trình chăn nuôi gà nên được cung cấp mức tối ưu 100 % thức ăn hữu cơ, kể cả thức ăn trong thời kỳ chuyển đổi. Phải được cung cấp thức ăn thô ở dạng tươi, dạng khô hoặc dạng ủ chua trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Cơ sở chăn nuôi phải tự cung cấp tối thiểu 50 % lượng thức ăn chăn nuôi (tính theo chất khô), bao gồm cả thức ăn từ các đồng cỏ tự nhiên lân cận hoặc thức ăn được liên kết sản xuất với cơ sở sản xuất hữu cơ khác trong khu vực.
- Gà trong giai đoạn vỗ béo cần được cung cấp năng lượng chủ yếu từ các loại hạt ngũ cốc.
4. Quản lý sức khỏe gà
Việc phòng bệnh trong chăn nuôi gà hữu cơ cần dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Chọn các giống gà thích hợp.
- Áp dụng các biện pháp thực hành chăn nuôi phù hợp với yêu cầu của gà thịt hay gà đẻ trứng, tăng cường sức đề kháng và việc phòng bệnh.
- Dùng thức ăn hữu cơ có chất lượng tốt.
- Bảo đảm mật độ nuôi thả vật nuôi thích hợp nhằm tránh số lượng quá đông và tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe.
- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như vệ sinh động vật, sử dụng vacxin, sử dụng các dịch chiết sinh học, kiểm dịch động vật nhiễm bệnh, kiểm dịch vật nuôi mới.
- Khi xảy ra hoặc có thể xảy ra các vấn đề về sức khỏe cho gà hoặc dịch bệnh cụ thể, có thể sử dụng thuốc thú y, thuốc diệt kí sinh trùng hoặc tiêm phòng cho gà nếu không có cách xử lý hoặc phương thức quản lý nào khác hoặc theo quy định của pháp luật.
5. Quản lý phân và chất thải
Hoạt động quản lý chất thải tại các khu vực nuôi giữ, chăn thả gà và tại bãi cỏ dùng cho gà, cần thực hiện như sau:
- Giảm thiểu sự xuống cấp của đất và nước.
- Không làm ô nhiễm nguồn nước bởi nitrat và vi khuẩn gây bệnh.
- Có biện pháp phù hợp để phục hồi các chất dinh dưỡng trong đất.
- Không đốt chất thải hoặc xử lý bằng phương pháp không hữu cơ, ngoại trừ việc đốt xác vật nuôi để kiểm soát bệnh dịch.
Các yêu cầu trong giai đoạn chuyển đổi chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ
1. Chuyển đổi đồng cỏ hoặc vùng đất dự kiến dùng để trồng cây làm thức ăn cho gà
- Việc chuyển đổi đồng cỏ hoặc vùng đất dự kiến dùng để trồng cây làm thức ăn chăn nuôi phải phù hợp với 5.1.2 của TCVN 11041-2:2017.
2. Chuyển đổi vật nuôi
- Gà hướng thịt: toàn bộ quãng thời gian sống.
- Gà hướng trứng: ít nhất 6 tuần.
- Gà nên được cung cấp mức tối ưu 100 % thức ăn hữu cơ, kể cả thức ăn trong thời kỳ chuyển đổi.
Quy trình cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho gà tại Chất Lượng Việt
Bước 1: Đăng ký dịch vụ tư vấn cấp chứng nhận
Đầu tiên, bạn liên hệ Chất lượng Việt để đăng ký tư vấn và cấp chứng nhận chăn nuôi hữu cơ cho gà.
Bước 2: Tư vấn xây dựng và hướng dẫn áp dụng
Sau khi thống nhất và ký kết hợp đồng, Chất lượng Việt sẽ tiến hành thực hiện quá trình tư vấn áp dụng theo hữu cơ.
- Khảo sát toàn bộ trang trại, tiếp nhận thông tin về: khu vực chuồng nuôi, xem xét chuyển đổi, gà giống, thức ăn cho gà, kho chứa thức ăn, kế hoạch phòng bệnh chữa bệnh, quản lý cơ sở chăn nuôi, quản lý phân và nước thải,…Xem xét các nội dung nào chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định của tiêu chuẩn, Chất lượng Việt sẽ hướng dẫn đơn vị chỉnh sửa, bổ sung,…(nếu có).
- Đào tạo nhận thức về chăn nuôi theo hữu cơ cho toàn thể cán bộ, nhân viên của đơn vị và đào tạo đánh giá viên nội bộ theo tiêu chuẩn hữu cơ cho Ban quản lý của đơn vị.
- Xây dựng hệ thống tài liệu, hồ sơ chăn nuôi đáp ứng theo quy định của tiêu chuẩn hữu cơ.
- Hướng dẫn đơn vị áp dụng, ghi chép nhận ký chăn nuôi theo hữu cơ.
- Hướng dẫn thực hiện đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn hữu cơ và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá.
Bước 3: Đăng ký đánh giá cấp giấy chứng nhận
Hỗ trợ đơn vị liên hệ với tổ chức chứng nhận để thực hiện việc đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho gà
Bước 4: Tiến hành đánh giá
Đoàn đánh giá của tổ chức chứng nhận sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại cơ sở. Xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, yêu cầu khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có).
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận
- Sau khi hoàn thành việc đánh giá và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá (nếu có) đơn vị sẽ được cấp giấy chứng nhận chăn nuôi hữu cơ và cho phép đơn vị sử dụng dấu hữu cơ.
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 02 năm kể từ ngày cấp.
Lưu ý: Sau khi cấp giấy chứng nhận sẽ có những hoạt động sau:
Đánh giá giám sát
- Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi cơ sở được cấp giấy chứng nhận hữu cơ. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước).
- Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát, tần suất đánh giá giám sát không quá 12 tháng /1 lần.
- Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.
Đánh giá và cấp chứng nhận lại
- Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận hữu cơ đã hết hiệu lực.
- 03 tháng trước khi hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, sẽ thông báo hướng dẫn cho cơ sở biết để làm quy trình đăng ký đánh giá lại để cấp giấy chứng nhận mới.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Chăn nuôi gà hữu cơ và quy trình cấp chứng nhận hữu cơ đã được tổng hợp lại và cập nhật đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có nhiều kiến thức hữu ích để xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết hãy ghé thăm ngay website của Chất Lượng Việt nhé!
Xem thêm:
- Quy trình chứng nhận hữu cơ cho bò thịt, bò sữa (2024)
- Chứng nhận chè hữu cơ là gì? 7+ bước đăng ký chứng nhận chè hữu cơ
- Quy định cấp chứng nhận hữu cơ Châu Âu bạn cần biết (2024)
- Quy trình chứng nhận hữu cơ USDA Tiêu chuẩn Mỹ
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí chứng nhận hữu cơ? (2024)
Từ khóa » Trứng Gà Sinh Học Hương Cường
-
Trứng Gà Sạch Cường Hương - .vn
-
Câu Chuyện Quả Trứng Gà An Toàn Sinh Học ở Phụng Châu
-
Trứng Gà Sinh Học Hữu Cơ Chuẩn Sạch 100% Tiêu Chuẩn Vietgap
-
Hà Nội Nuôi Gà đẻ Trứng Thơm Ngon Kỳ Lạ
-
Trứng Gà Sạch Cường Hương - YouTube
-
CÂU CHUYỆN VƯỢT DỊCH NGOẠN MỤC CỦA TRANG TRẠI ...
-
Trứng Gà Sạch Cường Hương - Lê Văn Cường - CheckVNMart
-
Combo 5 Hộp Trứng Gà Công Nghiệp Cường Hương - Ubofood
-
Chìa Khóa Thành Công Cho Mô Hình Chăn ...
-
Giới Thiệu Về Trang Trại Sản Xuất Trứng Gà Sạch Cường Hương
-
Liên Kết Chuỗi Trong Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học
-
[PDF] Cẩm Nang Nuôi Gà đẻ Công Nghiệp Theo Phương Pháp Không