Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Trong Mô Hình Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Quy trình kế toán bán hàng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Các bạn sinh viên mới ra trường sẽ làm kế toán bán hàng. Thì phải nắm rõ quy trình kế toán này và tầm quan trọng của nó. BePro.vn sẽ trình bày chi tiết hơn về quy trình và khái niệm trong bài viết sau.
Khái niệm
Bán hàng là gì?
Bán hàng là công việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ. Từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác. Đi kèm với nó chính là phần lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng. Và khách hàng sẽ phải thanh toán để có thể nhận được quyền sở hữu đó. Được hiểu nôm na là bạn mua gì thì phải trả tiền.
Kế toán bán hàng là gì?
Kế toán bán hàng là những công việc ghi chép những nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn bán hàng. Từ việc ghi hóa đơn bán hàng, ghi sổ chi tiết doanh thu. Cho đến việc lập các báo cáo bán hàng và những báo cáo liên quan đều thực hiện cả. Nhìn chung thì công việc của kế toán bán hàng so với các kế toán khác. Thì vẫn thuộc loại công việc nhẹ và không cần nhiều kinh nghiệm. Nếu làm kế toán bán hàng trong nhà hàng khách sạn, mặt hàng gia dụng thì sẽ vất vả hơn. Còn nếu làm doanh nghiệp vừa và nhỏ thì công việc sẽ dễ dàng hơn.
Vai trò quan trọng của xây dựng quy trình bán hàng
Một quy trình bán hàng chuẩn được xây dựng sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực. Cho bộ phận bán hàng của doanh nghiệp nói riêng. Và góp phần nâng cao kết quả doanh thu của doanh nghiệp nói chung:
– Quy trình bán hàng của doanh nghiệp chuẩn giúp bộ phận quản lý. Và ban lãnh đạo dễ dàng kiểm soát, đánh giá được hoạt động, hiệu quả làm việc của bộ phận bán hàng.
– Tạo sự chuyên nghiệp của công ty trong đánh giá của khách hàng và đối tác.
– Tạo thuận lợi cho việc hạch toán kế toán.
– Nhanh chóng rút ngắn được sự chênh lệch về trình độ, kỹ năng bán hàng của nhân viên.
Công việc của kế toán bán hàng
Quy trình kế toán bán hàng trong doanh nghiệp cụ thể cần phải làm các công việc sau:
– Nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán.
– Tổng hợp số liệu bán hàng, mua hàng hàng ngày báo cáo cho trưởng phòng kế toán.
– Hỗ trợ kế toán tổng hợp.
– Kiểm tra đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ.
– Theo dõi, tính chiết khấu cho khách hàng.
– Hỗ trợ bộ phận kế toán khi cần.
– Các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám Đốc.
– Cuối ngày vào bảng kê chi tiết các hóa đơn bán hàng. Và tính tổng giá trị hàng đã bán ra, thuế GTGT (nếu có) trong ngày.
– Thực hiện đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất, tồn vào cuối ngày.
Chức năng của kế toán bán hàng
– Cập nhật các hoá đơn bán hàng, bao gồm hoá đơn bán hàng hoá và hoá đơn bán dịch vụ. Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh , số thứ tự ,thời gian. Lưu trữ , bảo quản.
– Theo dõi tổng hợp và chi tiết bán hàng ra.
– Theo dõi bán hàng theo bộ phận, cửa hàng, nhân viên bán hàng, theo hợp đồng.
– Tính thuế GTGT của hàng hoá bán ra.
– Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách hàng.
– Phân hệ kế toán công nợ phải thu liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán hàng. Bao gồm kế toán tiền mặt, tiền gửi để có thể lên được các báo cáo công nợ. Và chuyển số liệu sang phân hệ kế toán tổng hợp.
Quy trình kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
Đầu tiên
– Kế toán bán hàng sẽ là người nhận đơn đặt hàng trực tiếp từ người bán.
– Hoặc do phòng kinh doanh báo lại, chịu trách nhiệm ghi chép và sắp xếp đơn hàng.
Sau khi tiếp nhận đơn hàng của người mua. Thì kế toán bán hàng phải đi kiểm tra mức tồn kho của hàng hóa có đáp ứng đủ số lượng. Và chủng loại theo yêu cầu của người mua hay không.
– Nếu chưa có đủ hàng thì phải báo lại cho người mua.
– Còn nếu có đủ hàng thì sẽ làm phiếu yêu cầu xuất kho gửi cho thủ kho. Để thủ kho làm thủ tục xuất hàng.
– Đồng thời, kế toán bán hàng tiến hành xuất hóa đơn kèm theo phiếu xuất kho. Và biên bản giao nhận hàng hóa để gửi cho người bán.
– Sau khi làm xong các thủ tục giấy tờ phục vụ việc bán hàng. Thì kế toán đi phản ánh nghiệp vụ bán hàng phát sinh vào sổ tổng hợp. Và các sổ chi tiết có liên quan để ghi nhận hoạt động này.
Lưu ý:
Tùy vào đặc thù của từng đơn vị, kế toán còn phải làm báo cáo về tình hình hoạt động bán hàng diễn ra trong ngày. Số lượng hàng tiêu thụ để gửi cho ban lãnh đạo công ty.
Công việc mang tính thường xuyên, phát sinh liên tục trong ngày. Nên kế toán bán hàng phải là những người nhanh nhẹn, cẩn thận. Đồng thời còn phải biết cách tổng hợp phân tích số liệu để tổng kết về tình hình của hoạt động bán hàng. Từ đó có sự điều chỉnh hợp lý để công việc bán hàng diễn ra hiệu quả hơn.
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ về quy trình của kế toán bán hàng trong một doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến công ty dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé!
Từ khóa » Sơ đồ Quy Trình Kế Toán Bán Hàng
-
Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Trong Doanh Nghiệp Kinh Doanh
-
Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty TNHH Bê Tông Và Xây - 123doc
-
Sơ Lược Về Kế Toán Quá Trình Bán Hàng
-
Sơ đồ Số 113 - Kế Toán Bán Hàng Thông Qua đại Lý (phương Thức ...
-
Vai Trò Và Các Bước Trong Quy Trình Kế Toán Bán Hàng
-
Kế Toán Bán Hàng Là Gì? Mô Tả Công Việc Của KTBH Từ A-Z
-
Quy Trình Kế Toán Mua Hàng Bán Hàng Trong Doanh Nghiệp
-
Các Sơ đồ Quy Trình Kế Toán Tổng Hợp Các Tài Khoản Kế Toán
-
Sơ đồ Quy Trình Hoạt động Phần Mềm Kế Toán Smart Pro
-
Trọn Bộ Sơ đồ Kế Toán Tổng Hợp Theo Thông Tư 200
-
Quy Trình Luân Chuyển Chứng Từ Bán Hàng Chi Tiết Nhất
-
Sơ đồ Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng Hóa Và Cung Cấp Dịch Vụ Theo ...
-
Sơ đồ Kế Toán Tổng Hợp Quá Trình Bán Hàng - Dân Kinh Tế