Quy Trình Kiểm Tra Độ Bền Màu Ma Sát - Thiết Bị Phòng Thí Nghiệm

Hướng Dẫn Quy Trình Kiểm Tra Độ Bền Màu Ma Sát | Kiểm tra theo độ bền màu AATCC8COLOR FASTNESS TO CROCKING -AATCC 8Bài viết dưới là hướng dẫn chi tiết quy trình kiểm tra độ bền màu ma sát vải, đánh giá sơ bộ về sản phẩm có đạt tiêu chuẩn độ bền màu ma sát hay không.

Hai tiêu chuẩn thông dụng để kiểm tra độ bền màu ma sát:

+ Tiêu chuẩn : ISO-105-X12+ Tiêu chuẩn : AATCC- 08

Định nghĩa độ bền màu ma sát

Độ bền màu ma sát là khả năng kháng lại sự chuyển màu từ bề mặt của một loại vải có màu sang một bề mặt của một vải thử nghiệm hay vải test không màu do tác động cọ xát có thể là ở điều kiện khô và ướt. Vải có màu ở đây là mẫu vải kiểm tra độ bền màu và vải không màu là vải được quy định như là một loại vải tiêu chuẩn sử dụng cho phương pháp đánh giá .

Độ bền màu ma sát phụ thuộc vào các yếu tố sau:- Bản chất của thuốc nhuộm.- Độ đậmcủa màu nhuộm.- Cấu trúc của vật liệu dệt cũng ảnh hưởng đến độbền ma sát.- Quy trình xử lý tẩy ,nhuộm , hoàn tất vải.

Viết tắt để dễ hiểu- CF:Color Fastness (độ phai màu).- A55: Vải AATCCCrocking Cloths 50 x 50 mm

I. Các trang thiết bị cần thiết để kiểm tra độ bềnmàu1. Máy đo độ bền màu ( Crock Meter)2. Vải tiêu chuẩn : Kích thước 5*5 cm3. Cân điện tử: Loại 600 gram, 2 số lẻ / hoặc khác. 4. Nước cất5. Máy tính6. Tủ so màu ( Light Box)7. Tấm nghiêng 4508. Thước xám đo độ bền màu ma sát ( Gray Scale for color change)9. Đĩa thủy tinh, nhíp gắp, găng tay.II. Quy trình kiểm traa. Độ bền màu ma sát khô - DRY- Gắn vải A55 vào finger của máy Crockmeter.- Đặt mẫu lên máy Crockmeter (Mẫu muốn kiểm tra được cắt theo kích thước 50*130mm).- Giữ chắc mẫu.- Tiến hành xoay 10 vòng ( tốc độ xoay 1 vòng/ giây).

b. Độ bền màu ma sát ướt - WET.-Đặt đĩa thủy tinh lên bàn cân, Tare trọng lượng.- Cân trọng lượng ban đầu của mẫu vải A55. Ghi lại kết quả này.- Lấy vải A55 sang đĩa thủy tinh khác.Thêm nước cất vào vải A55, sao cho lượng nước ngấm vào đạt 65 +/- 5 % (Trong tiêu chuẩn ISO-105-X12 mức ngấm ướt vải test là 100% ( Wet pick-up). Trong khi đó theo AATCC-08, mức ngấm ướt vải test là 65% .)Ví dụ: Trọng lượng ban đầu của vải A55 là 2g thì lượng nước ngấm thêm vào là 2x 0.65 (g). => Tổng trọng lượng vải A55 và nước là 2 + (2 x 0.65) g.- Gắn vải A55 vào finger của máy Crockmeter.- Đặt mẫu 50 x 130 mm lên máy Crockmeter.- Giữ chắc mẫu.- Tiến hành xoay - Crocking 10 vòng (tốc độ 1 vòng/ giây).

III.Đánh giá chất lượng

- Ghim vải A55 kết quả lên báo cáo.- Để kết quả trong phòng điều hòa ít nhất 4 tiếng trước khi tiến hành đánh giá.- Khi đánh giá, đặt 3 miếng vải A55 bên dưới mẫu kết quả.- Sử dụng đèn D65, và Grey Scale for Staining để đánh giá.- Tiêu chuẩn đánh giá theo chỉ định riêng của khách hàng hoặc theo tiêu chuẩn:

Màu Vải

Độ ma sát khô

Độ ma sát ướt

Màu đậm

3 - 4

2.0 - 2.5

Màu trung bình

4 - 0

3 - 0

Màu nhạt

4 - 5

3.5 - 4

Bài viết trên được tham khảo theo chia sẻtừ anh VŨ DUY KHỎE vdk.pds@gmail.com và blog kienthucdetmay.com

Chúng tôi cung cấp thiết bị thí nghiệm tiêu chuẩn trong nghành may như: Máy đo độ bền màu, tủ so màu, máy đo độ ẩm…. Click link sau để tham khảo http://phongthinghiemvn.com/san-pham/thiet-bi-nghanh-may-c52/

Từ khóa » độ Bền Ma Sát Là Gì