Quy Trình Kiểm Tra Và Bảo Quản Hàng Vải Cho Housekeeping Khách Sạn

Tùy thuộc vào quy mô tại mỗi khách sạn sẽ phân chia công việc cụ thể cho các nhân viên trong bộ phận buồng phòng (Housekeeping), trong đó nhiệm vụ kiểm tra và bảo quản hàng vải có thể do nhân viên kho vải chuyên trách (nếu khách sạn quy mô lớn) hoặc nhân viên giặt là kiêm nhiệm (nếu khách sạn quy mô nhỏ). Dù là ai thì Housekeeping cũng phải tiến hành công việc kiểm tra và bảo quản hàng vải theo quy trình chuẩn được Hoteljob.vn chia sẻ dưới đây

quy trình kiểm tra và bảo quản hàng vải cho housekeeping khách sạn
Bạn đã biết quy trình kiểm tra và bảo quản hàng vải trong khách sạn?

Tại sao Housekeeping phải tiến hành kiểm tra và bảo quản hàng vải?

Việc kiểm tra và bảo quản hàng vải nằm trong bảng checklist công việc của nhân viên housekeeping được yêu cầu thực hiện mỗi ngày và theo định kỳ. Việc thực hiện nhiệm vụ này giúp khách sạn giảm thiểu một số sự cố không mong muốn và mang lại những lợi ích nhất định sau đây:

  • Kiểm tra hàng vải nhập vào để đảm bảo số hàng đúng tiêu chuẩn chất lượng và số lượng, vải sạch, không bị rách hay ố vàng, đúng kích thước theo quy định
  • Kiểm tra hàng vải bẩn để phân loại và làm sạch đúng cách, tránh tình trạng bị lẫn vào đồ vải sạch gây lây lan vết bẩn và vi khuẩn
  • Bảo quản hàng vải nhập vào và hàng vải hiện có để đảm bảo hàng vải luôn ở tình trạng tốt nhất về chất lượng, đủ số lượng, tránh việc bị côn trùng cắn rách, bị ẩm mốc làm ố vàng hay thâm, bẩn; tăng tuổi thọ hàng vải giúp khách sạn tiết kiệm khoản phí khá lớn.
  • Kiểm tra và bảo quản hàng vải đúng cách giúp khách sạn đảm bảo cung cấp hàng vải với chất lượng tốt nhất, mang đến sự hài lòng cho khách lưu trú.

Các loại hàng vải trong khách sạn

Hàng vải trong khách sạn thường gồm các loại cơ bản như sau:

  • Hàng vải là trang, thiết bị phòng: ga, duvet, vỏ gối, rèm cửa, khăn tắm, áo choàng, thảm…
  • Hàng vải của bộ phận F&B: khăn trải bàn, bao ghế, khăn ăn, tạp dề, găng tay…
  • Đồng phục nhân viên
  • Trang phục khách lưu trú
  • Hàng vải khách sạn tự may…
quy trình kiểm tra và bảo quản hàng vải cho housekeeping khách sạn
Hàng vải gồm tất cả các vật dụng là mặt hàng vải như khăn, chăn, gối, trang phục...

Các nguyên nhân khiến hàng vải mau hỏng

  • Dùng sai mục đích
  • Để hàng vải bị ẩm ướt quá lâu
  • Cẩu thả khi làm giường hay dọn bàn
  • Sử dụng sai hoặc quá mức hóa chất giặt là
  • Áp dụng sai cách trong bảo quản và tồn trữ
  • Không tuân thủ nguyên tắc xuất hàng xoay vòng “hàng nhập trước xuất trước”…

Quy trình kiểm tra và bảo quản hàng vải

- Quy trình thực hiện

  • Nhận hàng vải bẩn từ nhân viên buồng phòng và nhân viên phục vụ; đồ vải sạch từ nhân viên giặt là; đồ vải mới được nhập về và tiến hành kiểm tra số lượng - chất lượng hàng vải
  • Phân loại hàng vải theo chất liệu và màu sắc trước khi giặt - Bàn giao hàng vải đã phân loại cho laundry
  • Nhân viên kiểm tra hóa chất hàng vải chịu trách nhiệm về việc sử dụng hóa chất giặt là theo đúng chỉ định, bao gồm số lượng, chất lượng và chủng loại hóa chất được sử dụng
  • Kiểm tra, đánh dấu chi tiết và cẩn thận các hàng vải là quần áo của khách, lưu ý những hư hỏng hay yêu cầu đặc biệt để thông báo cho nhân viên giặt là; hạn chế tối đa những sai sót hay than phiền từ khách – Thực hiện đối chiếu quần áo khách sau khi giặt có khớp với biên lai về chủng loại và số lượng hay không – Đảm bảo quần áo phải được gấp gọn, chuẩn xác, treo móc hay bao gói phù hợp theo yêu cầu
  • Kiểm tra chất lượng đồ vải trước và sau khi giặt, sấy, ủi
  • Hàng ngày thực hiện kiểm đếm và thống kê chính xác số lượng, chất lượng và tình trạng hàng vải - Thống kê đồ vải bị rách, sờn, ố vàng quá mức - Loại bỏ những hàng vải không đảm bảo chất lượng hoặc không thể sử dụng được nữa
  • Sắp xếp hàng vải lên kệ theo từng chủng loại, xếp cùng chiều ngay ngắn, hướng nếp gấp vào trong để dễ kiểm đếm, bố trí màng che ánh sáng để hàng vải không bị ố hay phai màu
  • Định kỳ đảo kho và diệt trừ muỗi, gián, chuột hay các loại côn trùng gây hại khác
  • Tuân thủ tiêu chuẩn vệ sinh và phòng cháy chữa cháy trong kho
  • Tồn trữ cấp phát quay vòng theo nguyên tắc “hàng nhập trước xuất trước”
  • Định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm tra kho vải để đảm bảo chất lượng và số lượng phục vụ
quy trình kiểm tra và bảo quản hàng vải cho housekeeping khách sạn
Đồ vải sạch cần được phân loại và sắp xếp lên kệ để bảo quản

- Tiêu chuẩn cần đạt

  • Sử dụng và bảo quản hàng vải theo đúng quy định và tiêu chuẩn của khách sạn.
  • Phân loại đồ vải bẩn cẩn thận, chia làm 2 loại là đồ vải bẩn và đồ vải lây nhiễm (đồ vải dính máu hoặc dịch chất thải cơ thể) và cho vào túi riêng biệt; tránh giặt chung các loại đồ vải khác màu, khác chất liệu với nhau vì như thế sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố như màu sắc, độ bền, độ co giãn và độ dơ của hàng vải
  • Tất cả đồ vải bẩn phải được thu gom và chuyển xuống nhà giặt trong ngày
  • Không giũ mạnh tay đồ vải bẩn khi phân loại, thay và xử lý để tránh lây nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn sang đồ vải sạch và trong môi trường không khí
  • Không để chung đồ khô với đồ ướt, đồ dơ với đồ sạch
  • Xe đựng đồ vải phải kín, bao phủ đồ vải phải được giặt sạch sau mỗi lần chứa đồ vải bẩn
  • Người thu gom đồ vải phải đeo khẩu trang, mang găng tay, tạp dề để đảm bảo vệ sinh
  • Đồ vải sạch phải được bảo quản trong kho có đầy đủ giá kệ hoặc tủ được vệ sinh sạch sẽ và chất lượng chắc chắn - Bảo quản đồ vải nơi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm và côn trùng…

Trên đây là một số chia sẻ của Hoteljob.vn về quy trình kiểm tra và bảo quản hàng vải cũng như lý do vì sao phải thực hiện đúng quy trình tiêu chuẩn chung. Nếu bạn đang có ý định tìm việc buồng phòng hoặc cụ thể là nhân viên kho, hãy trang bị những kiến thức hữu ích này để hoàn thiện kỹ năng và đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc thực tế trong tương lai.

​Ms. Smile

Từ khóa » Tiêu Chuẩn đồ Vải Trong Khách Sạn