Quy Trình Ký Kết Điều ước Quốc Tế

Việc ký kết Điều ước quốc tế điều ướcợc thực hiện theo trình tự cơ bản sau đây:

1. Đàm phán

Là giai đoạn các bên cùng bàn bạc, thảo luận những vấn đề thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Điều ước quốc tế dự định thiết lập. Có thể thực hiện thông qua cơ quan ngoại giao ở nước ngoài hoặc trong khuôn khổ các hội nghị quốc tế hay tổ chức quốc tế với nhiều cấp khác nhau, cấp càng cao nghi thức càng trang trọng. Đàm phán có thể thành công hoặc thất bại; nếu thành công các bên sẽ thống nhất với nhau về mặt hình thức của điều ước: tên gọi, kết cấu, nội dung cơ bản của điều ước, quyền và nghĩa vụ của các bên.

2. Soạn thảo văn bản điều ước:

Với điều ước song phương, cả 2 bên hoặc một trong 2 bên sẽ cử người soạn thảo. Đối với điều ước đa phương, các bên sẽ cử ra một nhóm là tiểu ban soạn thảo đảm nhiệm việc soạn thảo. Văn bản này sau đó điều ước được các bên cùng thảo luận. Trình tự có thể là soạn thảo sau đó mới đàm phán, các bên sẽ thảo luận dựa trên văn bản điều ước đã soạn thảo và đi đến thống nhất và thông qua.

3. Thông qua văn bản điều ước

Là hành vi biểu thị sự nhất trí của các bên về nội dung của văn bản điều ước. Hình thức thông qua có thể là biểu quyết, bỏ phiếu kín hoặc công khai; nguyên tắc thông qua có thể là quá bán, đa số tuyệt đối, đa số tương đối hay đồng thuận… Việc thông qua không làm phát sinh hiệu lực điều ước, văn bản điều ước được thông qua là văn bản cuối cùng và các bên không điều ướcợc đơn phương sửa đổi, chỉnh lý hay bổ sung mới vào văn bản.

4. Ký kết Điều ước quốc tế

+ Ký tắt: là hình thức kí của các bên tham gia đàm phán nhằm xác nhận nội dung điều ước, chưa làm phát sinh hiệu lực điều ước

+ Ký ad referendum: là hình thức kí của đại diện các bên tham gia vào văn bản điều ước nhưng cần phải có sự khẳng định của cơ quan có thẩm quyền để phát sinh hiệu lực

+ Ký đầy đủ: cũng là hình thức kí của các bên tham gia vào văn bản điều ước, sẽ làm phát sinh hiệu lực điều ước ( điều ước thông thường, không quá quan trọng …) nếu điều ước đó không cần phải phê duyệt, phê chuẩn.

5. Phê chuẩn, phê duyệt Điều ước quốc tế

Là hành vi pháp lý của chủ thể Luật quốc tế, theo đó chủ thể này xác nhận sự đồng ý ràng buộc với một điều ước quốc tế nhất định. Không có quy định cụ thể Điều ước quốc tế nào thì phải phê chuẩn.

+ Phê chuẩn: Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

+ Phê duyệt: Chính phủ

– Điều kiện phát sinh hiệu lực:

+ Điều ước song phương: phát sinh hiệu lực ngay sau khi trao đổi thư phê chuẩn, phê duyệt hoặc sau 1 thời gian nhất định do 2 bên thỏa thuận

+ Điều ước đa phương phát sinh hiệu lực khi có một số lượng quốc gia nhất định gửi thư phê chuẩn, phê duyệt.

6. Gia nhập Điều ước quốc tế:

Là hành vi pháp lý của chủ thể Luật quốc tế đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của một Điều ước quốc tế khi thời hạn kí Điều ước quốc tế đã hết hoặc Điều ước quốc tế đã có hiệu lực mà chủ thể đó chưa phải là thành viên. Chỉ áp dụng vs Điều ước quốc tế đa phương bằng cách gửi công hàm xin gia nhập điều ước đến quốc gia hay tổ chức quốc tế lưu chiểu điều ước.

Từ khóa » Các Giai đoạn Ký Kết điều ước Quốc Tế