Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Lươn Không Bùn Kiểu Mới
Có thể bạn quan tâm
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Trang chủ
- KHUYẾN MÃI - SẢN PHẨM MỚI
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- KHUYẾN MÃI - SẢN PHẨM MỚI
- SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG
- TIN TỨC
- TƯ VẤN
- TƯ VẤN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI - THỦY SẢN
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Lươn là loài thủy đặc sản được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng cao và thịt thơm ngon . Do khai thác bừa bãi nên nguồn lươn tự nhiên bị giảm nhanh chóng. Đáp ứng nhu cầu về lươn thương phẩm hiện nay phong trào nuôi lươn phát triển mạnh ở nhiều địa phương với nhiều hình thức nuôi khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là kiểu nuôi truyền thống trong bùn đất có rễ cây tạp hay thực vật thủy sinh che mát cho lươn. Tuy mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nhưng đã bộc lộ một số hạn chế do lươn chui rúc trong bùn nên khó quản lý số lượng, tốc độ tăng trưởng, tình hình bắt mồi, dịch bệnh… Mô hình nuôi lươn không bùn do khắc phục được những hạn chế của mô hình nuôi lươn truyền thống và khả năng thâm canh cao đáp ứng yêu cầu của nhà nông Lươn sinh sản vào tháng 4 - 5 âm lịch nên có thể bắt giống thả nuôi lươn thịt từ giữa tháng 6 âm lịch. Nuôi 5 -6 tháng thì thu hoạch. Tư vấn kỹ thuật thiết kế bể nuôi nuôi lươn không bùn - Bể xi măng mặt trong ốp gạch men/gạch tàu hoặc lót bạt (để tránh cho lươn bị trầy xướt) hay đơn giản hơn là dùng tre đóng thành khung nổi trên mặt đất và lót bạt. Bể nuôi nên thiết kế hình chữ nhật, diện tích dao động từ 6 - 20 m2, chiều cao khoảng 0,7 - 1 m ,trên thành bể viền các gờ bằng gạch tàu để đề phòng lươn thoát ra ngoài - Vị trí yên tĩnh, có bóng mát, dễ lấy nước và thoát nước ,làm mái che bán mái hoặc làm giàn trồng cây leo che nắng, gió - Đáy bể phải được làm dốc về phía cống thoát để có thể dễ dàng đưa thức ăn thừa ,chất bài tiết của lươn khi tháo cạn thay nước .Cống thoát nên được thiết kế bằng ống nhựa PVC được khoan lỗ nhỏ hơn kích cỡ lươn hoặc bọc lưới để tránh lươn bị hút ra ngoài khi thay nước. Hệ thống cấp nước nên đặt sát đáy bể và đối diện cống thoát để có thể tận dụng sức nước tống cặn bã về phía cống thoát. - Bể nuôi lươn nếu xây mới thì giá thể phải được ngâm ít nhất 1 tuần (thay nước hàng ngày) - Giá thể cho lươn trú ẩn (đồng thời là “sàn ăn”) gồm 3 khung tre/gỗ đặt chồng lên nhau chiếm khoảng 1/3 diện tích bể, mỗi khung bao gồm các thanh tre/gỗ được đóng song song cách nhau 10 cm. Khung trên cùng được đan thêm các dây nylon để có thể giữ được thức ăn khi cho lươn ăn - Hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào bể làm tăng nhiệt độ nước, toàn bộ bể nuôi nên được che mát bằng lưới cách nhiệt (lưới lan) loại dày Kỹ thuật chọn giống lươn nuôi - Lươn giống khai thác trong tự nhiên. Ở miền Bắc lươn đẻ vào tháng 3-4 dương lịch, ở miền Nam lươn đẻ vào tháng 5-6, và tháng 8-9 dương lịch - Bắt lươn con về ương nuôi: cho mồi vào lờ, dùng đèn, dùng vợt đón vớt ở các của hang ở mương, ao, bờ có nhiều thực vật mọc. Thường vớt lươn vào chiều tối, khi lươn đi kiếm mồi - Vớt trứng lươn về ấp: lươn đẻ trứng vào bọt do chúng phun trước tổ. Ở nhiệt độ 25-300C trứng nở sau 7 ngày. Khi vớt trứng về, ngâm trứng vào dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày một lần. Sau 10 ngày khi hết noãn hoàng, lươn con dài khoảng 2cm có thể cho lươn ăn: lòng đỏ trứng gà luộc chín, tảo, giun, ốc xay nhuyễn - Ương nuôi lươn con trong xô nhựa, khạp có thành trơn láng, mật độ 200-300 con/m2, treo các búi dây ni-lông để lươn bám vào thở. Thay nước hàng ngày sau khi cho ăn. Sau 20-30 ngày, chọn lươn khỏe thả nuôi ở ao nuôi lươn thịt - Chọn lươn giống đồng cỡ có da màu sáng, nhiều nhớt, hoạt động nhanh nhẹn, không xây xát, không đỏ rốn. Lươn có màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất. Lươn màu vàng xanh, phát triển bình thường. Lươn màu xám tro, chậm lớn - Không chọn lươn câu bằng lưỡi câu, nhử thuốc, xiệc điện hay bị vuốt làm gãy sống lưng. Giống bắt được do xẹt điện, câu, trúm, mồi thuốc là giống yếu và hao hụt nhiều. Hướng dẫn các thả lươn giống - Tắm lươn bằng nước muối 3-5% trong 3-5 phút trước khi thả để sát trùng và loại những con yếu. - Mật độ thả nuôi lươn thịt bình quân 20-25 con/m2 - Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 - 60 con/kg. - Mật độ ương: 60 - 200 con/m2 tùy kích cỡ giống. Thức ăn cho lươn nuôi - Tận dụng thức ăn trong thiên nhiên mùa nước nổi: cua, ốc, hến, cá tạp xay nhuyễn, tép - Các loại thức ăn khác: trùn quế, giun đất, cám, bã đậu, các loại rau quả - Thức ăn bổ sung: vitamin C, đa vitamin để tăng cường sức đề kháng, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, thức ăn viên của cá da trơn, tấm cám nấu chung bột cá, ốc băm - Thức ăn phải tươi sống, vệ sinh, không cho lươn ăn thức ăn cũ, ôi thiu Cách cho lươn ăn - Cho ăn 1 hoặc 2 lần / ngày bằng sàn ăn ở 1 vị trí cố định, vào 1 giờ cố định (thường bữa chính lúc 4-6 g chiều). Sau khi cho lươn ăn 2-3 phải vớt bỏ thức ăn thừa khỏi bể, tránh ô nhiễm môi trường nước. Khi trời âm u, mưa, lạnh: giảm bớt lượng thức ăn ,tránh dư thừa. Thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ để lươn thích nghi - Lượng thức ăn: Lươn nhỏ: 3 - 4% trọng lượng lươn; lươn lớn: 5 - 8% - Chú ý thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn nhau - Có thể cho ăn cá con còn sống, thả vào bể nuôi để lươn tự bắt mồi Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lươn trong bể nuôi - Giữ nước sạch, hàm lượng oxy hòa tan trên 2mg/l. Khi lươn nổi đầu hàng loạt lên mặt nước để thở do thiếu oxy thì phải thay nước ngay - Từ 4-7 ngày thay nước 1 lần tùy theo mật độ thả và loại thức ăn, chất lượng nước. Theo Việt Linh, việc thay nước định kỳ là cần thiết để giúp hạn chế lươn bị bệnh - Định kỳ sát khuẩn nước bằng muối và Extra Odyl 200ml / 100 m2 - Trời nắng, nóng nâng mức nước đến 30 - 40cm .Duy trì nhiệt độ nước bể nuôi trong khoảng 23-280C - Nhiệt độ thấp (lạnh): tháo cạn nước trong bể, đắp lên đáy bể 1 lớp rơm hay cỏ, để giữ ấm cho lươn và thông khí cho lươn thở - kiểm tra, gia cố bể thường xuyên, tránh lươn bò mất theo chỗ ni lông thủng, rách Một số nguyên nhân phát sinh bệnh trên Lươn nuôi - Con giống yếu, có sẵn mầm bệnh, bị xây xát trong quá trình vận chuyển - Nhiệt độ thay đổi đột ngột - Môi trường nước ô nhiễm do mầm bệnh, ký sinh trùng, hoặc dư thừa thức ăn ,ôi thiu. - Nuôi mật độ dày - Tước khi thả lươn vào bể nuôi, phải tắm lươn bằng nước muối 3%, thời gian 15-20 phút để phòng bệnh, Trong quá trình nuôi phải thường xuyên quan sát nếu con nào bị xây sát phải tách riêng để chữa trị. Khi phát hiện lươn có dấu hiệu bất thường như lươn ăn ít, một số con bơi tách đàn hoặc ngóc đầu lên cần tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời Hướng dẫn cách thay nước cho lươn nuôi - Do nuôi với hình thức thâm canh và đặc điểm là loài thủy sản có da không vảy nên lươn rất mẫn cảm với chất lượng nước của môi trường sống. Vì thế phải thay nước bể lươn mỗi ngày (100%) sau khi cho lươn ăn 2 - 3 giờ để giữ nước bể nuôi luôn sạch. - Luôn duy trì mực nước trong ao khoảng từ 30 - 35 cm vừa ngập các giá thể. Hàng ngày kiểm tra loại bỏ lươn chết và thường xuyên kiểm tra cống bộng để tránh lươn thoát ra ngoài Phương pháp phòng bệnh cho lươn nuôi - Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất do lươn được nuôi với mật độ cao, chất thải của lươn và thức ăn dư thừa làm môi trường nước ô nhiễm, nguy cơ phát sinh bệnh rất cao. Vì thế, định kỳ cần sát trùng bể bằng Iodine (nồng độ 1 ppm) để hạn chế mầm bệnh - Sỗ giun cho lươn bằng các sản phẩm trị nội ký sinh (2 tuần/lần). Nên bổ sung thêm men tiêu hóa, Vitamin C, khoáng để hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho lươn nuôi, đồng thời cho ăn thức ăn sạch , giữ vệ sinh bể nuôi và thường xuyên theo dõi hoạt động của lươn để có biện pháp điều trị thích hợp khi dịch bệnh xảy ra. Cách lấy nước nuôi - Cho nước qua lọc và đã diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng vào bể. Mực nước trong bồn: 20 - 30 cm. Mặt nước thấp hơn miệng bể 40-50 cm. Thả lục bình tạo bóng râm - Nước trước khi thêm vào bể nuôi phải được diệt mầm bệnh, ấu trùng, ký sinh trùng Phương pháp điều trị một số bệnh thường gặp ở lươn nuôi: 1. Bệnh Sốt Nóng trên lươn nuôi Nguyên nhân: nước nhớt do lươn tiết dịch nhờn. Do mật độ dày, oxy hòa tan thấp, thức ăn thừa làm môi trường ô nhiễm Triệu chứng: Nhiệt độ nước tăng lên rõ rệt, Lươn quấn vào nhau, đầu sưng phồng, chết hang loạt Phòng và xử lý, điều trị: - Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng - Giảm mật độ nuôi, san lươn sang bể khác, thay nước, thêm nước mát vào bể, nâng cao mực nước trong bể - Phèn xanh (sulphate đồng) 0,07%, 5ml/m3 nước - Extraodyl 200ml / 100 m2 bể nuôi - Ascorbric Acid 300 gr / 100 m2 bể nuôi 2. Bệnh Tuyến Trùng trên lươn nuôi Nguyên nhân : Do ký sinh trùng đường ruột gây ra. Tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ Triệu chứng: Lươn yếu, ký sinh nhiều sẽ làm hậu môn sưng đỏ, chết từ từ. Phòng và xử lý, điều trị: - Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng - Giảm mật độ nuôi, san lươn sang bể khác, thay nước, thêm nước mát vào bể, nâng cao mực nước trong bể - Extraodyl 200ml / 100 m2 bể nuôi - Ascorbric Acid 1 kg / 15 tấn lươn - Fenbentreat farm 1 kg / 15 tấn lươn 3. Bệnh Lở Loét trên lươn nuôi Nguyên nhân Bệnh Lở Loét trên lươn nuôi: Do các vi khuẩn Aeromonas (A.hydrophil, A. caviae, A. sobria) gây ra. Bệnh phát sinh khi môi trường ô nhiễm, oxy hòa tan thấp, nuôi mật độ dày. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm Triệu chứng Bệnh Lở Loét trên lươn nuôi: Mình lươn xuất hiện nhiều đốm lở loét hình tròn, hoặc bầu dục. Bơi lội khó khăn. Nổi đầu lên khỏi mặt nước. Bụng có từng vùng sẫm màu, lưng có nhiều vết thương, đuôi hoại tử, mắt đục, lồi, sưng phù, hậu môn sưng to, xuất huyết nội .lươn bỏ ăn, nổi đầu lờ đờ trên mặt nước. Phòng và xử lý, điều trị bệnh Lở Loét trên lươn nuôi: - Rải vôi sát khuẩn bờ ao, tránh lây lan rộng. Không dùng chung dụng cụ chăm sóc của ao bị nhiễm bệnh với ao chưa bị nhiễm bệnh - Thay 20-30% nước trong ao bằng xử lý nước bằng Extra Odyl 1 lít / 3000 m2 - Giám ăn 50% lượng thức ăn - Ceentreat 1 kg / 10 tấn / trộn vào thức ăn - Ascobric Acid 1 kg / 10 tấn / trộn vào thức ăn 4. Bệnh Tuột Nhớt trên lươn nuôi Nguyên nhân bệnh Tuột Nhớt trên lươn nuôi: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra. Bệnh phát sinh do cá bị sây sát trong đánh bắt, vận chuyển hoặc do môi trường nước thay đổi đột ngột. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh giữa các cá thể trong cùng 1 ao và giữa các ao Triệu chứng của bệnh Tuột Nhớt trên lươn nuôi: toàn thân bao phủ một lớp nhớt màu trắng đục. Cá tách đàn, bơi lờ đờ, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, mình cá lở loét, vây rách nát, sau đó cá chết rất nhanh Điều trị bệnh Tuột Nhớt trên lươn nuôi: - Rải vôi sát khuẩn bờ ao, tránh lây lan rộng. Không dùng chung dụng cụ chăm sóc của ao bị nhiễm bệnh với ao chưa bị nhiễm bệnh - Thay 20-30% nước trong ao bằng xử lý nước bằng Extraodyl 1 lít / 3000 m3 , vệ sinh xung quanh ao - Giám ăn 50% lượgn thức ăn - Xử lý nước bằng Extraodyl 1 lít / 3000 m3 - Thido 1 kg / 15 tấn cá / trộn vào thức ăn - Ascobric Acid 1 kg / 15 tấn cá / trộn vào thức ăn 5. Bệnh Nấm Thuỷ Mi trên lươn nuôi Triệu chứng bệnh Nấm Thuỷ Mi trên lươn nuôi: Lươn là loài chịu lạnh kém, khi nhiệt độ nước ao xuống dưới 120C kéo dài trong nhiều ngày. Khi đó lươ chúi xuống bùn, ngừng ăn và lập tức bị nấm thuỷ mi tấn công. Lươn chết, bị nấm hút hết dinh dưỡng nên nổi lên mặt nước. Bằng mắt thường nấm đã bao bọc thành búi trắng như bông quanh thân Phòng bệnh Nấm Thuỷ Mi trên lươn nuôi: - Ao nuôi phải được tiêu độc khử trùng sau mỗi vụ nuôi - Đảm bảo lươn khoẻ mạnh, không bị xây xát và giữ môi trường nước luôn sạch - Khi có hiện tượng cần cách ly để tránh sự lây lan Chữa trị bệnh Nấm Thuỷ Mi trên lươn nuôi: - Tắm lươn bệnh trong nước muối 2 - 3 kg/100 lít nước trong 10 - 15 phút - Hoặc phèn xanh (sulphate đồng) 0,07%, 5ml/ m3 nước trong thời gian 30 - 60 phút - Bên cạnh đó cần cho lươn ăn đầy đủ các chất, tăng thể lực cá ngay từ trước mùa đông - Chú ý không sử dụng xanh Methylen vì tồn dư trên lươn ảnh hưởng tới thương phẩm và sức khỏe con người 6. Bệnh Đỉa Bám trên lươn nuôi Triệu chứng bệnh Đỉa Bám trên lươn nuôi: lươn yếu, kém ăn, trên đầu lỡ loét xuất hiện ký chủ màu đen dài Nguyên nhân bệnh Đỉa Bám trên lươn nuôi: Do đỉa bám vào phần đầu lươn và hút máu làm vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm Phòng và trị bệnh Đỉa Bám trên lươn nuôi: Dùng dung dịch phèn xanh (sulphate đồng) 100 ppm ngâm rửa 5-10 phút. Dùng các sản phẩm phòng trị ngoại ký sinh trùng. Một số điểm lưu ý phòng trị bệnh đối với con lươn - Môi trường nước sạch , xử lý bằng Extra odyl 1 lít / 3000 m2 - Lươn là loài có lưỡng tính, sinh sản và phát triển mạnh trong môi trường thiên nhiên. Đặc tính ăn tạp, dễ nuôi nên mùa nước nổi là mùa mà nhiều bà con nông dân chọn con lươn là đối tượng nuôi hiện nay. - Thả giống với mật độ thưa trung bình từ 20 đến 25 con/ m2 - Chọn nguồn giống sạch không trầy sước, kích cỡ đồng đều - Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột phải có biện pháp xử lý kịp thời tránh dịch bệnh bùng phát Tuy lươn là đối tượng dễ nuôi, nhưng hầu hết giống đều đánh bắt từ thiên nhiên chưa được thuần hoá, do vậy khi nuôi lươn bà con nông dân cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi lươn theo các yêu cầu như chọn giống khoẻ mạnh bằng cách tắm muối trước khi thả giống, luôn giữ môi trường nước sạch, định kỳ diệt khuẩn để loại bỏ mầm bệnh đồng thời chú ý đế chế độ thức ăn hợp lý, hy vọng đây sẽ là một trong số cách giúp bà con nông dân nuôi lươn thành công . tiepthinongnghiep.com Liên hệ mua lươn sạch: loại 300g/con Địa chỉ: 33 T2 Dương Bá Trạc, P.1, Q.8, Tp.HCM Điện thoại: 0909.190.875 – 0903.190.875 – 0915.45.18.15 Email: dacsanviet98@gmail.com Website: www.dacsanviet98.com Xu hướng tìm kiếm: Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới TƯỚI NHỎ GIỌT VÀ HIỆU QUẢ KHI KẾT HỢP VỚI BÓN PHÂN TƯỚI NHỎ GIỌT VÀ HIỆU QUẢ KHI KẾT HỢP VỚI BÓN PHÂN Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới hiện đại, thường được áp dụng đối với những vườn cây ăn trái đặc ... Công dụng tuyệt vời của thanh long ruột đỏ Công dụng tuyệt vời của thanh long ruột đỏ Thanh long ruột đỏ có đặc tính hoàn toàn khác so với loại thanh long trắng. Thành phần dinh dưỡng của thanh...Từ khóa » Cách Nuôi Lươn Hàn Quốc
-
8X Nghệ An Nuôi Toàn Con đặc Sản Bán Sang Hàn Quốc, Nhật Bản ...
-
Cách Nuôi Lươn Ở Hàn Quốc - YouTube
-
Tỷ Phú Nông Dân Tỉnh Bạc Liêu Nuôi Lươn Không Bùn Công Nghệ Cao ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Tại Nhà – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
-
Trang Trại Nuôi Lươn ở Hàn Quốc - Tin Tức Online
-
Hàn Quốc đầu Tư Phát Triển Ngành Công Nghiệp Thủy Hải Sản | VTV.VN
-
Nuôi Lươn Giống Kiếm Tiền Tỉ - Báo Thanh Niên
-
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lươn Công Nghệ Cao - Báo Mới
-
Triển Vọng Mô Hình Nuôi Lươn Không Bùn Xuất Khẩu - Báo Nhân Dân
-
Mở Hướng đi Mới Cho Người Nuôi Lươn Không Bùn
-
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lươn Công Nghệ Cao - Báo An Giang Online
-
Https://.vn/chi-tiet-tin?/ky-thuat-nu...
-
Thành Công Với Mô Hình Nuôi Lươn Không Bùn
-
Lươn Giống Hàn Quốc Làm Giàu Khác Người: Giám Đốc Bỏ Về Quê ...