Quy Trình Làm Móng - Kinh Nghiệm Thi Công Mà Chủ đầu Tư Nên Biết

Mục Lục

Toggle
  • 1/ Móng là gì?
  • 2/ Phân loại móng
  • 3/ Quy trình làm móng nhà
    • 3.1/ Quy trình làm móng đơn
    • 3.2/ Quy trình làm móng băng
    • 3.3/ Quy trình làm móng bè
    • 3.4/ Quy trình làm móng cọc
  • 4/ Cần làm gì để có móng nhà vững chắc?
    • 4.1/ Khảo sát địa chất kỹ thuật
    • 4.2/ Hồ sơ thiết kế kết cấu an toàn, chọn đúng loại móng phù hợp
    • 4.3/ Lựa chọn vật liệu xây dựng đảm bảo chất lượng
    • 4.4/ Giám sát, đảm bảo quy trình thi công
    • 4.5/ Lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm

Móng là gì? Có bao nhiêu loại móng? Nên chọn loại móng nào? Quy trình làm móng phải đảm bảo những yêu cầu gì để công trình không bị lún, bị sập? Theo dõi bài viết chia sẻ kinh nghiệm thi công của Louis hôm nay để có câu trả lời nhé.

1/ Móng là gì?

Thi công mẫu biệt thự cổ điển 4 tầng sang trọng tại Thủ Đức

Hình ảnh mô tả hạng mục móng nhìn từ trên cao tại một công trình của Louis

Móng (hay móng nhà, móng nền) là kết cấu xây dựng nằm dưới cùng, quyết định tính bền vững cho toàn công trình. Móng đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ, chịu trực tiếp tải trọng của công trình bên trên vào nền đất, giúp công trình chống lại sức ép của trọng lực lên từng tầng lầu khối lượng.

Trực tiếp thi công nhiều công trình lớn, nhỏ, Louis hiểu rõ về tầm quan trọng của móng. Vì thế, ở hạng mục này, Louis rất cẩn trọng từ khâu khảo sát hiện trạng, địa chất, cho đến giai đoạn thiết kế, thi công. Chúng tôi cũng đã cam kết về chất lượng hạng mục móng, các ràng buộc chịu trách nhiệm khắc phục, bồi thường trong hợp đồng để các bạn có thể yên tâm tuyệt đối.

Cấu tạo móng cơ bản bao gồm: Mặt móng, gờ móng và đáy móng.

– Mặt móng là bề mặt tiếp xúc với chân cột, chân tường bên trên.

– Gờ móng là phần nhô ra của móng. Khi thi công các cấu kiện bên trên, nếu xảy ra sai lệch vị trí thì các bạn vẫn có thể xê dịch cho đúng nhờ phần gờ móng này.

– Đáy móng là bề mặt tiếp xúc với nền đất.

2/ Phân loại móng

Có nhiều cách để phân loại móng, cụ thể như sau:

– Theo vật liệu chia thành: Móng cứng, móng mềm.

– Theo hình thức chịu lực chia thành: Móng chịu tải đúng tâm và móng chịu tải lệch tâm.

– Theo hình thể móng chia thành: Móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc. Đây là cách phân loại móng phổ biến và dễ hiểu nhất trong xây dựng nhà ở, nên ở phần phân tích quy trình làm móng, Louis sẽ đi theo cách phân loại móng này.

– Theo đặc tính chịu tải chia thành: Móng chịu tải trọng tĩnh và móng chịu tải trọng động.

– Theo vị trí móng chia thành: Móng tường giữa, móng tường biên, móng khe lún, móng bó hè và móng tường ngăn.

– Theo phương cách cấu tạo chia thành: Móng toàn khối và móng lắp ghép.

– Theo phương pháp thi công chia thành: Móng nông, móng sâu và móng dưới nước.

3/ Quy trình làm móng nhà

Thi công mẫu biệt thự cổ điển 4 tầng sang trọng tại Thủ Đức

Để hạng mục móng đảm bảo chất lượng thì quy trình làm móng cần được tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế, đúng kỹ thuật

Như đã đề cập ở phần phân loại móng, Louis sẽ phân tích quy trình làm móng theo cách phân loại móng dựa vào hình thể móng, bao gồm các loại móng: Móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc. Phần kinh nghiệm này sẽ hỗ trợ các bạn ở công tác kiểm tra, giám sát nhà thầu xây dựng, đọc thật chậm, thật kỹ nhé. 

3.1/ Quy trình làm móng đơn

Quy trình làm móng - Kinh nghiệm thi công mà chủ đầu tư nên biết

Hình ảnh thi công móng đơn của đội thi công Louis tại dự án mẫu biệt thự hiện đại Nhật Bản

Móng đơn là loại móng có đáy hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn. Móng đơn dễ thi công, ít tốn chi phí và thường được sử dụng cho móng trụ điện, cột nhà dân dụng, tháp ăng ten… nơi có nền đất cứng tương đối.

>> Quy trình làm móng đơn diễn ra như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi thi công móng đơn hay bất cứ loại móng nào khác thì công tác dọn dẹp mặt bằng, chuẩn bị vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị và nhân công đều không thể thiếu. Công tác chuẩn bị càng kỹ thì giai đoạn thi công diễn ra càng thuận lợi.

Bước 2: Đóng cọc

Dựa vào hồ sơ thiết kế, vị trí đóng cọc, kích thước cọc và khoảng cách giữa các cọc với nhau sẽ được xác định chính xác. Ngoài ra, nếu thi công trên nền đất yếu, yếu tố độ lún của đất phải được chú ý để đưa ra các biện pháp gia cố nền đất bằng cọc cừ tràm, cọc tre.

Bước 3: Đào hố móng

Sau khi phần cọc đã được đóng cố định, giai đoạn đào đất hố móng được tiến hành. Hố móng phải đảm bảo độ sâu, độ rộng để chịu được tải trọng của công trình bên trên.

Đặc biệt, các bạn phải nhớ dọn sạch hố móng và giữ hố móng luôn khô ráo, nếu xuất hiện nước ở trong hố móng thì dùng bơm thủy lực hút khô hết nước trước khi thực hiện các công đoạn thi công móng đơn tiếp theo. 

Bước 4: Làm phẳng bề mặt hố móng

Bạn có thể sử dụng đất hoặc đá trải đều mặt hố sau đó dùng máy đầm để làm bằng bề mặt hố móng.

Bước 5: Đổ bê tông lót móng

Lớp bê tông này nằm dưới bê tông móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất. Nhiệm vụ của lớp bê tông lót móng này là làm phẳng bề mặt hố móng, hạn chế việc mất nước của lớp bê tông bên trên, hạn chế sự biến dạng của đất do tác động bên ngoài và bảo vệ lớp bê tông móng.

Bước 6: Gia công cốt thép

Thép được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào thi công móng. Việc gia công phải tuân theo hồ sơ thiết kế, kỹ thuật thi công để đảm bảo chất lượng cuối cùng cho hạng mục móng.

Bước 7: Đổ bê tông móng

Trước khi đổ bê tông móng, một công việc quan trọng trong quy trình làm móng đơn chính là kiểm tra phần chân móng và trộn vữa. Phần chân móng phải khô ráo, nếu có nước đọng hoặc ẩm ướt phải làm khô trước khi rót bê tông. Vữa bê tông trộn đúng tỷ lệ đá, cát, xi măng và nước. Thường thì vữa bê tông sẽ được trộn đều bằng các loại máy trộn chuyên dụng.

Bước 8: Tháo cốt pha móng và bảo dưỡng

Sau 1 – 2 ngày, các bạn có thể tiến hành tháo cốt pha móng và thực hiện công tác bảo dưỡng bê tông.

Có một số phương pháp bảo dưỡng bê tông như: Sử dụng nước (phun nước liên tục lên bề mặt bê tông), che chắn giữ ẩm (bằng ván khuôn, bao ni lông hoặc bao bố ướt), sử dụng hợp chất dưỡng hộ (phun hợp chất dưỡng hộ lên bề mặt bê tông để tạo thành màng không thấm, hạn chế việc thất thoát độ ẩm).

3.2/ Quy trình làm móng băng

Hình ảnh móng băng 2 phương góc nhìn từ trên cao

Hình ảnh móng băng 2 phương tại dự án biệt thự cổ điển 2 tầng của Louis

Móng băng là loại móng chạy dài dưới hàng cột hoặc hàng tường, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập, móng băng truyền tải trọng tương đối đều xuống đất nền và đảm nhận nhiệm vụ đỡ tường, đỡ cột.

>> Quy trình làm móng băng diễn ra như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Như ở quy trình làm móng đơn.

Bước 2: Đào móng

Dựa vào hồ sơ thiết kế, các bạn xác định trục công trình trên mặt bằng khu đất đã được san phẳng và đào móng theo trục. Sau đó dọn sạch khu vực móng vừa đào, nếu có nước ở hố móng phải hút sạch để khu vực móng luôn được khô ráo.

Bước 3: Gia công cốt thép

Quy trình làm móng - Gia công phần cốt thép

Hình ảnh đội thi công Louis đang gia công cốt thép

– Chuẩn bị thép và kiểm tra chất lượng thép trước khi gia công cốt thép: Thép sạch, không gỉ sét, không bám bùn đất.

– Các mối nối có thể dùng phương pháp buộc thủ công hoặc hàn mối nối. Dù chọn phương pháp nào cũng phải đảm bảo kỹ thuật và phần cốt thép phải được bố trí theo phương chịu lực của thép.

Bước 4: Đóng cốt pha

Trước khi tiến hành rót bê tông thì giai đoạn đóng cốt pha cần được chú trọng. Các bạn phải chọn ván khuôn không mục nát, gia cố chắc chắn bằng đinh tại các vị trí tiếp xúc.

Yêu cầu: Ván khuôn được đặt theo lưới thép định trước, các thanh chống được kê trên tâm gỗ dày ít nhất 4cm, tim móng và cột luôn được định vị và xác định được cao độ.

Bước 5: Đổ bê tông 

Quy trình làm móng - Đổ bê tông móng

Hình ảnh đổ bê tông móng

Như ở phần thi công móng đơn.

Bước 6: Bảo dưỡng

Như ở phần thi công móng đơn.

3.3/ Quy trình làm móng bè

Quy trình làm móng - Kinh nghiệm thi công mà chủ đầu tư nên biết

Hình ảnh thi công móng bè (Nguồn ảnh: Internet)

Móng bè là loại móng chiếm toàn bộ diện tích nền nhà. Móng bè bao gồm: Móng bè phẳng, móng bè nấm, móng bè có gân và móng bè dạng hộp, chúng thường dùng ở nền đất yếu, sức kháng nén yếu hoặc tùy vào yêu cầu cấu tạo của công trình.

>> Quy trình làm móng bè diễn ra như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Như quy trình làm móng đơn.

Bước 2: Đào hố móng, xây tường móng

Hố móng được đào trên toàn bộ diện tích đất mà hồ sơ thiết kế đã quy định. Sau đó, đội thi công sẽ tiếp tục giai đoạn xây tường móng.

Bước 3: Đổ bê tông

Đối với móng bè, công tác đổ bê tông được thực hiện theo lớp, mỗi lớp có độ dày từ 20cm – 30cm. Khi lớp dưới bắt đầu đông kết thì tiếp tục đổ lớp trên. 

Bước 4: Bảo dưỡng

Như quy trình làm móng đơn.

3.4/ Quy trình làm móng cọc

Hình ảnh móng cọc (móng sâu) tại dự án biệt thự có tầng hầm của Louis

Hình ảnh móng cọc (móng sâu) tại dự án biệt thự có tầng hầm của Louis

Móng cọc là loại móng được sử dụng cho các công trình có tải trọng lớn trên nền đất yếu, độ lún lớn, có nguy cơ bị sạt lở. Cấu tạo móng cọc bao gồm đài cọc và cọc, móng cọc dùng để truyền tải trọng công trình xuống lớp đất sâu cứng để đảm bảo tính ổn định cho công trình xây dựng bên trên.

Có các loại cọc như cọc gỗ, cọc bê tông cốt thép, cọc thép, cọc hỗn hợp. Hiện nay cọc bê tông cốt thép được sử dụng phổ biến nhất nên quy trình làm móng cọc ngay bên dưới mà Louis nhắc đến là áp dụng cho loại cọc này.

Bạn nên chọn giải pháp móng cọc khi mảnh đất xây dựng có mực nước ngầm cao, khi công trình gần kênh nước, gần lòng sông, bờ biển, gần hệ thống thoát nước sâu, khi công trình cao tầng có tải trọng nặng, khi việc đào đất bị cản trở do điều kiện đất kém dẫn tới độ sâu cho móng không đảm bảo.

>> Về quy trình làm móng cọc thì cũng tương tự các bước cơ bản như quy trình làm móng đơn, móng băng. Quan trọng nhất ở quy trình làm móng cọc chính là phần gia cố nền đất bằng cọc ép hoặc cọc khoan nhồi. Vì thế, ở phần này, Louis sẽ phân tích kỹ hơn về 2 giải pháp sử dụng cọc ép và cọc khoan nhồi.  

3.4.1/ Cọc ép

Hệ thống các cọc được ép sâu xuống lòng đất

Hệ thống các cọc được ép sâu xuống lòng đất

Hình ảnh ép cọc tại biệt thự hiện đại ở Nha Trang của Louis

Hình ảnh ép cọc tại biệt thự cổ điển mái thái ở Thủ Đức của Louis

– Giải pháp cọc ép là lựa chọn các loại cọc được đúc sẵn theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế, sau đó sử dụng máy chuyên dụng ép chúng sâu xuống lòng đất.

– Ưu điểm: Chi phí tiết kiệm, dễ dàng kiểm tra chất lượng cọc, quá trình ép cọc không gây ra tiếng ồn và có thể áp dụng đóng cọc hàng loạt nên đẩy nhanh tiến độ thi công.

– Nhược điểm: Không thi công được ở những vị trí đường hẹp, đường đi ngang qua hệ thống ống cống (do máy móc, thiết bị có tải trọng cả trăm tấn), không thi công được các loại cọc yêu cầu chịu tải trọng quá lớn hoặc đất nền quá xấu.

3.4.2/ Cọc khoan nhồi

Hình ảnh thi công cọc khoan nhồi tại biệt thự cổ điển ở Hội An của Louis

Hình ảnh thi công cọc khoan nhồi tại biệt thự cổ điển ở Hội An của Louis

Hình ảnh thi công cọc khoan nhồi

Cọc được tạo trực tiếp tại công trình

– Cọc khoan nhồi là loại cọc được tạo ra bằng cách khoan lỗ cọc trong lòng đất, sau đó lồng thép và tiến hành nhồi bê tông vào cọc ngay tại công trình. Lỗ cọc và đường kính cọc phải đúng theo hồ sơ thiết kế.

– Ưu điểm: Khả năng chịu tải trọng lớn, thích hợp với các nền đất có địa tầng thay đổi phức tạp và độ an toàn, chắc chắn của cọc khoan nhồi là rất cao.

– Nhược điểm: Chi phí cao hơn so với giải pháp cọc ép, khó kiểm tra chất lượng cọc, thời gian thi công kéo dài hơn và yêu cầu cao về kỹ thuật thi công.

Hầu hết các công trình do Louis xây dựng cho khách hàng đều sử dụng giải pháp thi công móng cọc. Và hạng mục này cũng ảnh hưởng nhiều đến chi phí xây nhà của bạn. Bạn có thể tham khảo mức giá cụ thể như sau:

– Đơn giá cọc ép hiện Louis cung cấp dịch vụ có giá dao động từ 330.000 vnđ/m (cho các công trình thuộc địa bàn thành phố và ven thành phố Hồ Chí Minh) cho đến 370.000 vnđ/m (đã bao gồm VAT) (cho các công trình được xây dựng trên địa bàn các tỉnh miền Trung và toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long). 

– Giá cọc khoan nhồi Louis đang cung cấp trên thị trường hiện dao động từ 490.000 vnđ/m đến 600.000 vnđ/m (đã bao gồm VAT) cho loại cọc khoan nhồi có đường kính 400mm, thép chịu lực bố trí bên trong thân cọc là loại thép có đường kính 16mm với số lượng thanh thép là 6 thanh chạy dọc suốt hết chiều dài tim cọc nhồi (tham khảo phần liệt kê bên dưới để rõ hơn về thông tin cọc nhồi). Đây là loại cọc đại trà trong sử dụng.

Xem đầy đủ tại: https://nhalouis.com/bao-gia-xay-dung-phan-tho.html

4/ Cần làm gì để có móng nhà vững chắc?

4.1/ Khảo sát địa chất kỹ thuật

Hình ảnh khảo sát địa chất kỹ thuật

Nguồn ảnh: Internet

Muốn biết loại móng nhà phù hợp và áp dụng đúng quy trình làm móng tương ứng thì khảo sát địa chất kỹ thuật là công tác không thể bỏ qua. 

Mục đích của việc khảo sát địa chất kỹ thuật: Phân tích các lớp đất đá ở mảnh đất dự định xây dựng, các đặc trưng ở tầng đất bên dưới để tính toán móng, lựa chọn giải pháp móng và biện pháp thi công phù hợp.

Một số phương pháp khảo sát địa chất các bạn có thể tham khảo đó là: Đào giếng thăm dò, phương pháp khoan lỗ thăm dò địa chất, phương pháp đóng mũi xuyên hoặc nén dần mũi xuyên xuống đất.

Louis nghĩ rằng các bạn không cần tìm hiểu quá sâu ở phần công việc này vì nhà thầu xây dựng bạn lựa chọn và các đơn vị có chuyên môn sẽ thay bạn thực hiện.

4.2/ Hồ sơ thiết kế kết cấu an toàn, chọn đúng loại móng phù hợp

Thi công mẫu biệt thự 2 tầng đẹp lộng lẫy ở Hội An

Móng là bộ phận nằm sâu dưới lòng đất nên nếu có phát hiện ra tính không ổn định của móng rất khó sửa chữa khi đã tiến hành các giai đoạn thi công bên trên. Do đó, hồ sơ thiết kế rất quan trọng, phải đúng, phải đảm bảo các yếu tố an toàn, tính bền và tính toán được các vấn đề có thể phát sinh trên thực tế.

Một số căn cứ mà các bạn có thể dựa vào để lựa chọn loại móng, đó là: 

– Móng đơn: Dùng để đỡ cột với điều kiện nền đất có tính ổn định, nhà thấp tầng.

– Móng băng: Dùng để đỡ tường, đỡ cột, nếu nền đất yếu bạn có thể dùng móng băng giao nhau.

– Móng bè: Dùng cho các công trình có nền đất không đồng nhất.

– Móng cọc: Dùng cho các công trình cao tầng trên nền đất yếu.

Đương nhiên, muốn chọn được giải pháp móng an toàn và phù hợp, các bạn nên tìm đến nhà thầu uy tín, các kỹ sư kinh nghiệm để được tư vấn. Hạng mục móng rất quan trọng, nếu chọn sai loại móng hoặc không đáp ứng các điều kiện chịu tải, công trình có thể bị lún, nứt, bị sập, gây tốn kém chi phí sửa chữa hoặc thậm chí phải đền bù cho những ngôi nhà lân cận.

Tham khảo thêm video chọn loại móng phù hợp do Louis thực hiện tại: https://www.youtube.com/watch?v=_roYVG0CdaE

YouTube video

4.3/ Lựa chọn vật liệu xây dựng đảm bảo chất lượng

Thi công nhà ống mặt tiền 4m tại quận Tân Bình

Vật liệu thi công móng phải chọn loại có chất lượng tốt vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hạng mục móng và toàn bộ công trình của bạn sau này.

Các bạn có thể tham khảo một số loại vật liệu ở giai đoạn thi công móng như sau:

– Giàn giáo Pal, xà gồ thép hình, ván cố pha phủ phim đảm bảo độ đặc chắc.

– Bê tông sử dụng bê tông thương phẩm do chủ đầu tư trực tiếp chỉ định đơn vị uy tín nhất địa bàn tỉnh thành xây dựng.

– Gạch đất nung sử dụng gạch Tuynel kích thước 8 x 8 x 18 loại 1, thương hiệu do chủ đầu tư chỉ định.

– Xi măng PC40 loại thông dụng trên địa bàn tỉnh thành xây dựng do chủ đầu tư chỉ định.

– Thép Việt Nhật – Thép Hòa Phát.

Lưu ý: Đây là những sản phẩm và thương hiệu mà công ty thiết kế xây dựng Louis lựa chọn cho các khách hàng của mình.

4.4/ Giám sát, đảm bảo quy trình thi công

Quy trình làm móng phải được kiểm tra, giám sát

Quy trình làm móng phải được kiểm tra, giám sát liên tục để kịp thời phát hiện khiếm khuyết và đưa ra hướng xử lý phù hợp

Việc giám sát thi công để đảm bảo quy trình làm móng rất quan trọng. Nếu bạn lựa chọn được nhà thầu uy tín nhiều năm thì không cần phải quá băn khoăn về vấn đề này. Để yên tâm hơn, bạn cũng có thể có giám sát riêng, người này sẽ thay bạn có mặt tại công trình để theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng thi công của nhà thầu đối với hạng mục móng và tổng thể ngôi nhà.

4.5/ Lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm

Tổng thể biệt thự cổ điển mái thái 3 tầng đẳng cấp ngày hoàn thiện

Phía sau thành quả đẳng cấp này là rất rất nhiều công việc cần thực hiện. Không riêng hạng mục móng mà các hạng mục khác đều yêu cầu năng lực, kinh nghiệm thi công tốt

Để có được không gian sống như ý, ngoài phương án thiết kế biệt thự đẹp, bắt buộc phải có một quá trình thi công chất lượng. Xuyên suốt giai đoạn thi công là rất nhiều công việc cần thực hiện, chọn nhà thầu có kinh nghiệm và có trách nhiệm sẽ đảm bảo cho các bạn chốn đi về trọn vẹn. Nhất là, công việc, việc chăm sóc gia đình của bạn hoàn toàn không bị xáo trộn. 

Đặc biệt, ngay ở hạng mục móng, phải là nhà thầu có kinh nghiệm thì mới có thể giúp bạn đánh giá và đưa ra giải pháp thi công an toàn. Nhà của bạn luôn bền vững và việc thi công sẽ hạn chế tối đa việc gây ảnh hưởng đến công trình lân cận làm bạn tốn thời gian, chi phí.

>> Như thế nào là một nhà thầu uy tín?

– Tham khảo dự án họ đã thực hiện trên website, tham quan công trình thực tế, nói chuyện với khách hàng cũ của họ để có những đánh giá ban đầu.

– Nhà thầu có đứng ra thay mặt bạn thực hiện tất cả các công việc từ khi dự án bắt đầu đến khi kết thúc, cam kết chịu trách nhiệm và bồi thường bằng chi phí của mình nếu có lỗi phát sinh từ phía họ không?

– Nhà thầu cam kết bảo hành, sửa chữa nhiều năm sau khi bàn giao nhà vì “Vàng thật không sợ lửa”.

– Nhà thầu chọn giải pháp thi công tiết kiệm chi phí cho bạn thay vì thi công dễ dàng mà tốn nhiều chi phí.

Cam kết chất lượng dịch vụ của LOUIS

  • Cam kết 1: Nếu bạn không hài lòng về chất lượng hồ sơ thiết kế thì LOUIS sẽ hoàn tiền lại 100%.
  • Cam kết 2: Nếu bạn không hài lòng về dịch vụ phần thô của LOUIS thì chúng tôi sẽ hoàn lại phần tiền tạm ứng thừa và chịu toàn bộ chi phí phát sinh cho việc lựa chọn nhà thầu mới.
  • Cam kết 3: Nếu bạn không hài lòng về chất lượng hoàn thiện thì LOUIS sẵn sàng làm lại hạng mục đó bằng chi phí của mình mà không tranh cãi.
  • Cam kết 4: Nếu sau khi bàn giao công trình, có bất kì hỏng hóc nào thì LOUIS sẽ tiếp nhận thông tin phản ảnh nhanh chóng và sửa chữa MIỄN PHÍ cho bạn trong suốt 5 năm.
  • Cam kết 5: Nếu thực tế công trình xảy ra các vấn đề phát sinh liên quan đến chính quyền địa phương, láng giềng, thì LOUIS sẵn sàng đứng ra xử lý thay bạn.
  • Cam kết 6: Tất cả các vấn đề về độ bền sử dụng kết cấu, đường ống kỹ thuật, chất liệu hoàn thiện đều được chúng tôi tính toán chi tiết, kỹ lưỡng và dễ hiểu trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Vì vậy bạn có thể yên tâm về độ an toàn của công trình cho dù là người không có chuyên môn sâu về ngành xây dựng.
  • Cam kết 7: LOUIS sẵn sàng nhận trách nhiệm và khắc phục hậu quả bằng chi phí của mình nếu như có bất kì sai sót nghiêm trọng nào xảy ra vì giải pháp tư vấn của chúng tôi.

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

0909.50.3838

Năng lực thi công của Louis đã được kiểm chứng qua các dự án thực tế, các bạn có thể tham khảo thêm tại: https://nhalouis.com/thi-cong-biet-thu hoặc liên hệ ngay hotline 0909.50.3838 Mr. Hân để Louis có thể tư vấn, hỗ trợ miễn phí cho bạn. 

Theo Ban biên tập Louis

thiết kế biệt thự hiện đạicông ty xây dựng nhà ởthi công biệt thự trọn góikiến trúc không gian mởbáo giá thi công biệt thựthiết kế biệt thự đẹp

Từ khóa » Phần Móng Công Trình