Quy Trình Thi Công Sơn Nhà - Các Bước Sơn Trong Nhà Bạn Cần Phải ...

Quy trình sơn nhà mới xây

 

Để có được một ngôi nhà có màu sơn bền đẹp thẫm mỹ nhất và chắc chắn theo thời gian, phải trải qua rất nhiều công đoạn từ phần nền móng đến phần thô, rồi trát tường mới hoàn thiện phần thô. Các công đoạn góp phần tạo nên bộ khung vững chắc cho ngôi nhà của bạn.

Nhưng muốn nhà đẹp hay không thì đến quá trình sơn nội ngoại thất trang trí mới quyết định được, muốn sơn nội thất đẹp thì đòi hỏi phải thi công theo đúng quy trình sơn trong nhà đúng tiêu chuẩn, đúng các bước sơn nhà. Sau đây là quy trình sơn trong nhà theo đúng tiêu chuẩn giúp chủ nhà có thể hình dung rõ cũng như để quản lý và giám sát thợ sơn có làm việc cẩn thận hay không.

 

Bước 1: Vệ sinh bề mặt tường nhà

 

Vệ sinh bề mặt tường là bước đầu tiên trong quy trình sơn trong nhà cần phải làm vì nó rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sơn sau này:

– Đối với tường bề mặt tường mới: đầu tiên dùng giấy nhám hoặc đá mài đánh sạch bề mặt tường, hồ và cát bụi bám trên bề mặt tường sẻ được sạch, sau đó dùng chổi quét hết bụi bẩn trên bề mặt tường trần nhà.

– Đối với tường nhà cũ cần lăn lại: dùng chổi Quét sạch hết mạng nhện và bụi bẩn bám trên bề mặt để xử lý lỗi.

 

quy trình sơn trong nhà

vệ sinh bề mặt tường giúp sơn bám bề mặt tường được tốt nhất

 

Bước 2: Xử lý chống thấm những bề mặt tường bị thấm nước, chống ẩm chống ố và những mãng tường bị bong tróc

 

Xử lý bề mặt tường trước khi sơn là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình sơn nhà. Một khi đã sơn xong mà chưa xử lý triệt để các vị trí bong tróc hoặc lồi lõm, lớp sơn có thể nhanh chóng bị hỏng, làm xấu thêm không gian ngôi nhà. Nên dùng bột bả matit làm phẳng những chỗ nào bị lõm. Những chỗ sơn cũ bị bong thì cạo sạch lớp bong rồi dùng trét bột mastic để làm phẳng bề mặt.

Tiếp theo xử lý những vị trí bị thấm nước ố vàng bằng cách xác định nguyên nhân thấm và xử lý bằng sơn lót chuyên dụng hoặc dùng loại sơn chống ố để xử lý.

 

Bước 3: Tiến hành bã matit

 

Theo quy trình sơn trong nhà, bả bột trét có tác dụng làm phẳng bề mặt, giúp lớp sơn phủ được đẹp. Lựa chọn bột trét dựa vào tiêu chí về độ bám dính. Bột trét chất lượng thấp ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công và chi phí cả dự án sơn nhà. Có thể bả một lớp hay 2 lớp tùy thuộc vào lựa chọn gia chủ. Nếu bả 2 lớp thì sẽ tăng tính thẩm mĩ, màng sơn nhìn mịn màng và đẹp hơn, tuy nhiên lớp sơn lại không bám trực tiếp vào bề mặt tường mà lại bám vào lớp bột bả, nên tuổi thọ sẽ không lâu như sơn trực tiếp. Bả bột trét giúp bề mặt phẳng, mịn và sơn bám hơn

 

sơn nhà giá rẻ

bã bột matit giúp tường mị màng và đệp lên rất nhiều (thợ sơn nhà quận tại tân bình)

 

Có thể lựa chọn sơn trực tiếp lên tường để sơn thấm sâu và bám dính lên tường làm tăng tuổi thọ của sơn. Tuy nhiên bề mặt sẽ không được nhẵn và đẹp như khi xử dụng bả bột trét matit nhưng đổi lại tuổi thọ sơn sẻ ngắn hơn nhưng công nghệ bây giở từ những hãng sơn rất là tuyệt vời nó có tuổi thọ rất là cao. Muốn bề mặt nhẵn mà không cần bả, hãy sử dụng cát hạt mịn để tô vữa hồ trát tường. Sau khi khô, mài nhẵn mịn bề mặt tường kỹ càng hơn sẽ làm cho tường được đẹp hơn mà không cần phải bả mait.

 

Bước 4: Sơn lót kháng kiềm

 

Sơn lót có tác dụng chống tác động trực tiếp của hơi ẩm, hóa chất,… từ lớp trong tường lên lớp sơn phủ dẫn đến hư hỏng. Sơn lót trắng được sử dụng trong quy trình sơn trong nhà để tạo nền cho sơn phủ màu, giúp làm màu sơn phủ đẹp hơn và sáng hơn.

Sơn lót phải có tác dụng kháng kiềm nhằm tránh cho lớp sơn phủ bị kiềm hóa, giảm tuổi thọ và độ lên màu của sơn phủ.

 

Bước 5: Sơn phủ màu

 

Đây là khâu hoàn thiện trong quy trình sơn trong nhà. Bạn có thể chọn màu sơn theo sở thích nhất là màu phù hợp với không gian tạo cho không gian có được màu sơn ưng ý nhất, cách phối đồ hoặc tùy theo phong thủy để sao cho ngôi nhà trở nên đẹp và ấn tượng nhất. Quy trình thi công sơn màu cũng như sơn lót: sơn từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, đảm bảo sơn màu 2 lớp và chú ý sơn lớp sau cách lớp trước từ 40 – 60 phút tùy vào điều kiện thời tiết và bề mặt thi công sơn nước.

 

quy trình sơn trong nhà

 

Quy trình chuẩn sơn tường nhà cũ - thi công đẹp tinh tế

 

1/ Xử lý vết sơn tường nhà cũ

 

Đối với xử lý các vết trên tường: Trường hợp tường nhà bạn và các vết sơn có liên quan đến vữa thì phải cạo ra và trát lại. Nếu lớp sơn cũ không còn bám dính tốt thì cần phải xả bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ (bằng cây sủi hay bàn chải sắt), sau đó làm vệ sinh sạch bề mặt rồi trét bột, sơn lót chống kiềm và sơn hoàn thiện.

Trường hợp tường vẫn còn lớp sơn cũ bám dính tốt thì chỉ cần làm vệ sinh sạch bề mặt cần sơn, sau đó sơn 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn hoàn thiện.

Để xác định xem lớp sơn cũ có còn bám dính tốt hay không có thể kiểm tra bằng cách sau: Dùng băng keo giấy rộng 1cm dán lên tường một khoảng 20cm sau đó bóc ra. Nếu lớp sơn cũ bị tróc ra nhiều thì độ bám dính không còn tốt. Nếu lớp sơn cũ không tróc hoặc tróc rất ít thì độ bám dính còn tốt, có thể thi công mà không cần xả bỏ lớp sơn cũ.

Đối với xử lý màu sơn cũ: Nếu vết sơn tường cũ nhà bạn kém chất lượng hay quá khác biệt với màu sơn mới thì không nên sơn mới đè trực tiếp lên vết sơn cũ, mà bạn phải sơn một lớp sơn màu trắng trước (khi sơn chúng ta có thể pha loãng màu sơn). Nếu màu sơn cũ cũng gần giống như màu sơn mới thì có thể sơn trực tiếp trên bề mặt như bình thường.

 

2/ Quy trình sơn mới

 

Bước 1: Nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sơn nhà cho mình như: giấy nhám, thùng sơn, cọ quét, con lăn,…

Bước 2: Đảm bảo bề mặt tường đã khô và được xử lý theo như đúng kỹ thuật sơn tường nhà cũ.

Bước 3: Tiến hành lăn sơn. Ở bước này nên chú ý tới sơn bề mặt trước sau đó đến sơn lót để bảo vệ nhà và tạo độ kết dính sau đó là lăn sơn màu.

  • Thi công sơn lót: Dùng chổi hoặc con lăn thi công 1 – 2 lớp sơn lót chống kiềm.
  • Thi công sơn phủ: Dùng chổi hoặc con lăn thi công 02 lớp sơn phủ màu.
  • Khuyến cáo: Do bề mặt tường cũ, yếu nên khi lựa chọn sản phẩm để thi công lại, người tiêu dùng cần tìm hiểu để được tư vấn, chọn màu sơn nhà có thương hiệu và chất lượng.

Khi tiến hành sơn xong, có thể dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

Bước 4: Vệ sinh bề mặt tường sau khi đã tiến hành các bước sơn nhà.

 

xử lý vết nứt tường cũ

 

Một số lưu ý khi thi công sơn

 

  • Đặt thùng sơn ở vị trí an toàn, cẩn thận khi vận chuyển. Khi bị đổ sơn cần thu gom bằng đất và cát.
  • Mang khẩu trang thích hợp trong lúc vệ sinh cũng như thi công sơn.
  • Công trình khi thi công phải đảm bảo thông thoáng.
  • Tránh hít bụi sơn. Trong trường hợp điều kiện thi công không được thông thoáng cần có nhưng thiết bị hỗ trợ để tạo độ thoáng như quạt điện …
  • Khi không may bị dính sơn vào mắt cần tiến hành sơ cứu bằng nước sạch sau đó đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
  • Không được tự tiện đổ sơn thừa, sơn hết hạn sử dụng ra môi trường. Trong trường hợp cần tiêu hủy cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định về bảo vệ môi trường.  

Lời Kết!

 

Quy trình sơn nhà tuy đơn giản nhưng khi bước vào thi công lại không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi người thi công không chỉ chuyên nghiệp, tỉ mỉ, tay nghề cao mà cần có con mắt thẩm mỹ mới có thể tạo ra những công trình hoàn hảo, một căn nhà đẹp.

Hy vọng với quy trình sơn nhà cho nhà mới xây và tường nhà cũ đầy đủ thông tin và hữu ích nhất mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp bạn nắm vững được kiến thức về sơn nhà giá rẻ và quá trình sơn để có 1 công trình, 1 căn nhà đẹp như mong đợi! Xem ngay báo giá sơn nhà chi tiết nhất của Nhân Thủy Tại đây (báo giá dịch vụ sơn nhà tại TPHCM)

 

Có thể bạn đang quan tâm.

 

Quy trình sơn nhà mới xây

Các bước sơn ngoài trời

Nên sơn lót mấy lớp

Lưu ý khi sơn lại nhà

 

Liên hệ dịch vụ sơn nhà chuyên nghiệp tại Xây Dựng Nhân Thủy

  • Dịch vụ sơn nhà uy tín tại TPHCM

Liên hệ 0981878997. Mr nhân 

 

Mời bạn tham khảo thêm: Báo giá sơn jotun mới nhất| Kinh nghiệm sơn lại nhà cũ|cách tính diện tích sơn tường nhà theo m2 chính xác

Từ khóa » Trình Tự Sơn Nhà