Xu Hướng Tự Sơn Nhà Và Hướng Dẫn Quy Trình Sơn Nhà đẹp, Bền
Có thể bạn quan tâm
Quy trình tự sơn lại tường nhà như thế nào?
Bước 1: Chọn loại sơn nhà
Trước khi sơn nhà, điều đầu tiên là bạn phải tính toán số lượng sơn cần mua để lên được ngân sách chi cho việc sơn tường nhà. Sau đó hãy lựa chọn loại và màu sơn phù hợp với mục đích sử dụng. Công đoạn lựa chọn màu sơn sẽ khá tốn thời gian vì phải chờ các thiết kế khác hoàn thiện mới có thể lên được màu sơn cơ bản.
Tham khảo cách tính lượng sơn nhà cần mua tại đây:
Tuy nhiên bạn không nên tự chọn loại sơn tùy ý, mà hãy tham khảo ý kiến của của những người có kinh nghiệm hoặc các thợ lành nghề để có được loại sơn có chất lượng tốt nhất. Nếu là người thiên về các yếu tố tâm linh, bạn nên tìm hiểu xem màu sơn đó có hợp với mệnh hay tuổi của mình hay không.
Bước 2: Chuẩn bị hệ thống sơn tường nhà nhiều lớp
Khi sơn nhà, bạn sẽ cần rất nhiều loại sơn khác nhau. Để có thể bắt đầu, bạn sẽ cần đầy đủ hệ thống sơn gồm các lớp sau:
1. Lớp sơn chống thấm tường
Nhiều người thường bỏ qua lớp sơn chống thấm dột. Tuy nhiên đây là lớp sơn quan trọng, đóng vai trò như lớp nền phủ trên bề mặt tường để ngăn nước thấm vào các vật liệu xây dựng. Nếu biết áp dụng kỹ thuật chống thấm tốt, các công trình sẽ được tăng độ bên và kéo dài tuổi thọ. 2. Lớp bột bả matit phủ tường nhà
Bột bả matit là loại vật liệu trộn với nước, với tác dụng làm phẳng mặt tường hỗ trợ cho công đoạn sơn tường được phẳng mịn hơn. Bên cạnh đó bột bả matit còn giúp tăng khả năng chống chịu với va đập cũng như các tác nhân ăn mòn từ môi trường bên ngoài.
Đồng thời bạn cũng nên chọn các loại bột bả có độ bám dính tốt để tạo thành một lớp nền vững chắc, và thêm tính năng chống nước để ngăn hiện tượng ngấm nước ngược vào trong sau khi hoàn tất thi công. Bạn có thể tham khảo một số loại bột bả matit kháng kiềm để giúp cho tuổi thọ của tường tăng thêm 20% đồng thời tiết kiệm đến 30% lượng sơn phủ khi thi công.
3. Lớp sơn lót tường nhà
Đây là loại sơn không thể thiếu nếu bạn muốn có lớp sơn nhà đẹp và chất lượng nhất. Lớp sơn này có chức năng che phủ lớp bột bả, đồng thời là lớp chuyển tiếp giữa lớp bột và lớp sơn phủ. Theo các thợ công trình lớp sơn lót này có công năng như lớp đệm giúp cho bức tường có thể chống các yếu tố tiêu cực từ môi trường như ẩm mốc, kiềm,... Nó còn giúp cho màu sơn được bền hơn và bám dính hơn, từ đó bạn có lớp sơn hoàn thiện tốt hơn.
4. Sơn phủ để bảo vệ và trang trí cho tường nhà
Đây là lớp sơn cuối cùng trong hệ thống và cũng là lớp sơn mang yếu tố quyết định về mặt thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Bạn nên sử dụng loại nước sơn nội thất chất lượng tốt, vừa lên nước màu đẹp vừa có được độ bền dài lâu
Bước 3: Chuẩn bị thiết bị thi công sơn tường nhà
Để có thể thực hiện việc sơn nhà, bạn cần các dụng cụ cần thiết như chổi quét sơn, thùng pha, giấy nhám, đồ bảo hộ,... Sẽ vô cùng khó chịu nếu bạn đang dở tay sơn nhưng lại phát hiện thiếu một trong những vật dụng trên khiến quá trình sơn tường nhà bị gián đoạn. Chính vì thế hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để bạn có thể thực hiện việc sơn nhà một cách thoải mái và nhanh chóng nhất có thể.
Bước 4: Vệ sinh bề mặt trước khi sơn tường nhà
Để đảm bảo độ dính, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường trước khi sơn. Khi tiến hành sơn, bạn nên di chuyển các đồ đạc ra chỗ khác. Đối với các vật dụng không thể di chuyển được như cửa chính, cửa sổ, ổ điện,... bạn nên dùng báo giấy và keo dán phủ kín để tránh sơn dây vào làm hỏng chúng. Thông thường khi sơn nhà, bạn nên dùng thêm một tấm bạt phủ dưới sàn để tránh sơn rơi vãi dính bẩn. Điều này rất quan trọng đấy, vì chúng tôi chắc chắn bạn không muốn biết việc tẩy rửa các vết sơn dính trên nền nhà khó đến nhường nào đâu.
Bước 5: Thi công sơn tường nhà
Pha sơn tường nhà
Đây là một công đoạn khó đối với những người lần đầu tự sơn nhà. Việc pha sơn nhìn thì đơn giản những đòi hỏi người pha phải đong đo đúng định lượng để giúp cho quá trình thi công được dễ dàng hơn, cũng như giúp tiết kiệm sơn. Trên bao bì sản phẩm thường có chỉ dẫn về việc pha sơn nên hãy đọc thật kỹ chúng. Bạn chỉ cần cho một lượng nước sạch vào thùng sơn theo tỷ lệ chính xác và khuấy trộn đều lên là có thể sử dụng được.
Nước hoặc dung môi để pha sơn
Lượng nước được dùng để pha sơn cũng phải tuân theo tỉ lệ đã được ghi trên thùng sơn. Nếu như bạn có sử dụng bột bả matit thì pha thêm 5-10% lượng nước. Nếu không sử dụng bột bả thì chỉ nên pha thêm 5%.
Trét bột bả
Bột bả sẽ giúp tiết kiệm chi phí sơn khi lượng sơn bạn sử dụng sẽ không nhiều vì có bề mặt bằng phẳng.
Thi công sơn lót
Bạn nên sơn từ 1-2 lớp để phủ kín bề mặt và tạo được độ dày cần thiết để có thể ngăn tường không bị ẩm mốc hoặc thấm nước. Nhúng cây lăn vào thùng sơn để sơn bám đều lên bề mặt, gạt vào khay chứa để loạt bớt các phần thừa và lăn theo đường zig zag. Cứ liên tục làm như thế cho toàn bộ diện tích tường.
Bạn không nên lăn quá mạnh, chỉ vừa đủ lực để sơn có thể bám vào tường và vẫn giữ đều màu. Hãy vừa lăn vừa nhúng sơn, giữa các lớp sơn nên có một khoảng nghỉ cỡ 30 phút để chờ lớp sơn khô. Nếu không cẩn thận ở thời gian chờ này, bạn có thể khiến lớp sơn chảy sệ hoặc bị nhám.
Thi công sơn phủ tường nhà
Khi lớp sơn lót đã khô các bạn rửa sạch cây lăn sơn với xà phòng và nước nóng, để khô mới tiến hành sơn tiếp lớp sơn màu hoàn thiện. Đây là bước cuối cùng trong hướng dẫn cách tự sơn nhà, việc sơn phủ tăng độ thẩm mỹ và bảo vệ bức tường trước những tác động xấu của thời gian, thời tiết. Chính vì thế chúng ta cần sơn tỉ mỉ, đều tay để tránh chỗ dày, chỗ mỏng ảnh hưởng tới thẩm mỹ chung của lớp sơn hoàn thiện.
Bạn nên dùng từ 1-2 lớp sơn màu để công trình được lên được nước màu chuẩn và đẹp hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý khoảng cách giữa các lớp sơn phủ, thường là 30 phút hoặc nếu không vội có thể để trong 2-3 giờ trước khi bắt đầu lớp sơn mới.
Bước 6: Hoàn thiện sơn tường nhà
Sau khi đã hoàn thành xong các công đoạn trên, đây là lúc bạn cần phải kiểm tra lại thành phẩm của mình để tìm ra các sai sót và khắc phục chúng. Khi lớp phủ đã khô, dùng giấy bao xi măng chà nhẹ lên tường để làm mịn. Cuối cùng, bạn nên khử mùi sơn trong phòng bằng các biện pháp như xông tinh dầu hoặc nến thơm.
Những công nghệ sơn tường nhà mới
Công nghệ Nano – Bước đột phá trong ngành sơn
Công nghệ nano đã mở ra một trang mới trong cho ngành sơn bởi các ứng dụng tuyệt vời của nó. Nano là các hạt phân tử với kích thước siêu nhỏ 1 nanomet (tương đương một phần tỷ mét). Sơn nano bao gồm hai loại sau:
Sơn tường nhà Nano Bạc (Ag +)
Bạc là kim loại được dùng trong y tế hơn 100 năm qua bởi tác dụng khử khuẩn của nó. Công nghệ nano bạc được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Trong ngành sơn, nano bạc có diện tích tiếp xúc với bề mặt lớn hơn hàng triệu lần so với các lá bạc thông thường. Nhờ vậy mà loại sơn nano này có khả năng kháng khuẩn tốt cũng như dễ dàng chống được các loại nấm mốc. Nó cũng không hề mang lại các tác dụng phụ nào nên rất an toàn cho người dùng
Sơn tường nhà Hybrid Nano
Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa các phân tử nano silicone với khả năng chống thấm nước tuyệt vời và khả năng bám dính chặt chẽ với bề mặt tường cùng với các phân tử Nano Fluorocarbon giúp chống bám bẩn. Cả hai tạo nên một loại sơn hoàn hảo có thể chống thấm chống bẩn và bền bỉ theo thời gian.
Công nghệ Teflon™ – sơn tường nhà chống bám bẩn và dễ dàng lau chùi
Teflon™ - công nghệ bảo vệ bề mặt này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Ứng dụng công nghệ này trong sản xuất sơn giúp cho sơn kháng cự lại những vết bẩn cứng đầu nhất, giúp cho công việc vệ sinh dễ dàng hơn. Chính nhờ yếu tố tên, Teflon cũng giúp cho các công trình bền màu bất kể thời tiết.
Cả hai công nghệ này hỗ trợ cho nhau để tạo nên một loại sơn hoàn hảo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Từ khóa » Trình Tự Sơn Nhà
-
Quy Trình Sơn Nhà Chi Tiết, Đúng Kỹ Thuật Năm 2022
-
Các Bước Sơn Nhà Cơ Bản, đúng Kỹ Thuật Nhất
-
[Quy Trình] Thi Công Sơn Tường Nhà Mới Và Sơn Tường Nhà Cũ
-
Quy Trình Sơn Nhà đạt Chuẩn
-
Quy Trình Các Bước Sơn Trong Nhà Bạn Cần Nắm Rõ - Davosa
-
Quy Trình Thi Công Sơn Nhà - Các Bước Sơn Trong Nhà Bạn Cần Phải ...
-
Quy Trình Thi Công Sơn Tường Nhà đúng Chuẩn
-
Quy Trình Sơn Nhà Mới Xây Chỉ Với Năm Bước Cực Kỳ đơn Giản
-
Hướng Dẫn Quy Trình Sơn Nhà Mới
-
Hướng Dẫn Cách Tự Sơn Nhà đúng Quy Trình, đúng Chuẩn
-
Hướng Dẫn Sơn Nội, Ngoại Thất đúng Quy Trình | Cách Pha Sơn Nước
-
Tư Vấn Kỹ Thuật Sơn Nhà - Quy Trình ĐÚNG Khi Sơn Nhà - YouTube
-
Nắm Rõ Quy Trình Sơn Nhà đúng Kỹ Thuật để Có Một Ngôi Nhà Hoàn Hảo
-
Quy Trình Sơn Nhà Tiêu Chuẩn