Quy Trình Thiết Kế Khuôn Dập Liên Hợp Hoàn Chỉnh Trên NX

Mục lục

1/ Giới thiệu về NX trong thiết kế khuôn dập

Trước khi học bất kì ứng dụng nào thì đầu tiên bạn phải nắm được tổng quan từ đó mới hiểu được cách làm việc và trình tự học thích hợp, phần thiết kế khuôn dập này cũng vậy, bạn sẽ được học công đoạn thực hiện nó trên phần mềm NX, khi xem xong phần này chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và hoàn toàn có thể thành thạo phần thiết kế khuôn dập liên hợp nếu biết đầu tư đúng cách.

NX Progressive Die Wizard (PDW) cung cấp một trình tự thiết kế khuôn dập liên hợp tối ưu để sản xuất sản phẩm dập với số lượng lớn. Bên dưới là quy trình thiết kế khuôn dập khi bạn sử dụng phần mềm NX. Tôi chỉ nêu các công đoạn chính và một số lệnh thường dùng, và yêu cầu bạn phải nắm được ý nghĩa của các lệnh để học cho hiệu quả, có thể xem tài liệu sơ lược khuôn dập NX ở cuối bài viết.

Icon của các lệnh được sử dụng trong bài:

create_intermediate_stages unform auto_dimension_holes_icon hole_table_icon_nx9 pocket_design tooling_motion_simulation assembly_drawing bend_operation bending_insert_design blank_generator blank_layout burring_insert_design component_drawing die_base direct_unfolding forming_insert_design ico_hole_mfg_note initialize_project insert_auxiliary_design one-step_formability_analysis piercing_insert_design relief_design scrap_designstrip_layout 2/ Các bước thiết kế khuôn dập khi sử dụng phần mềm NX

2.1/ Bước 1

  • Bước 1: Nhập file kim loại tấm 3D từ phần mềm NX hoặc từ phần mềm 3D bất kì.

bracket_part_1

2.2/ Bước 2

  • Bước 2. Chuẩn bị cho các công đoạn trung gian.

define_intermediate_stage_after Sử dụng lệnh Define Intermediate Stage số bước dập ước tính bạn cần Sử dụng Direct Unfolding để uốn các phần chưa uốn. Sử dụng Bend Operation để trải phẳng các phần uốn. Sử dụng Universal Unform để trải phẳng phần uốn và chịu biến dạng như các gờ, gân, vấu lồi, viền bích và burring. Sử dụng Analyze Formability-One Step cho các vùng biến dạng tự do phức tạp.

2.3/ Bước 3

  • Bước 3: Tạo một dự án khuôn dập liên hợp- PDW project.

initialize_proj_w_assy_nav Sử dụng lệnh Initialize Project để tạo khuôn dập cho chi tiết này, đặt tên cho nó và gắn vật liệu.

2.4/ Bước 4:

  • Bước 4: Tạo phần bố trí phôi.

blank_layout Sử dụng Blank Generator để nhập phôi từ chi tiết đã được trải phẳng hoàn toàn. Sử dụng Blank Layout để bố trí phôi. Phần bố trí này phải giúp tối ưu vật liệu và có đủ các khoản trống để thiết kế scrap.

2.5/ Bước 5

  • Bước 5: Thiết kế scraps.

scrap_design Sử dụng Scrap Design để tạo các vùng tấm cần cắt bỏ.

2.6/ Bước 6

  • Bước 6: Tạo bố trí dải.

strip_layout_3_windows Sử dụng Strip Layout để xác định số trạm và chọn phần cần loại bỏ tại mỗi trạm. Bạn có thể kéo thả phần scrap này vào các trạm Bạn có thể thêm các bước trung gian vào bố trí dải để tạo số trạm tương ứng.

2.7/ Bước 7

  • Bước 7: Thêm một tấm khuôn.

die_base_bottom_half Sử dụng lệnh Die Base để thiết kế và thêm tấm khuôn nhằm giữ dải tấm.

2.8/ Bước 8

  • Bước 8: Thiết kế chày cắt và phần Insert.

piercing_insert_detail Sử dụng Piercing Insert Design để tạo hình dạng chày và cối tiêu chuẩn hoặc tùy chỉnh, nhằm loại bỏ phần scrap khỏi dải.

2.9/ Bước 9

  • Bước 9: Thiết kế các cụm chày và cối để uốn, dập và cắt lỗ. forming_insert_with_bending Bạn sử dụng lần lượt các lệnh bên dưới: – Bending Insert Design – Forming Insert Design – Burring Insert Design

2.10/ Bước 10

  • Bước 10: Thêm các thành phần phụ vào chày và cối.

insert_with_shank Sử dụng lệnh Insert Auxiliary Design để tạo các thành phần tăng cứng, như thân hoặc loạt insert.

2.11/ Bước 11

  • Bước 11: Thêm các chi tiết tiêu chuẩn.

pdw_workflow_highlevel_step11 Từ thư viện khuôn dập liên hợp- PDW libraries Standard Parts hoặc  Reuse Library , chọn các thành phần tiêu chuẩn như chốt đẩy hoặc lò xo.

2.12/ Bước 12

  • Bước 12: Thiết kế các rãnh relief.

relief_design_detail Sử dụng Relief Design để tạo các khối để cắt hốc và lỗ trên tấm khuôn và dải.

2.13/ Bước 13

  • Bước 13: Cắt hốc.

pocket_shown Sử dụng Pocket Design để tạo các hốc, khoảng cắt trên khuôn là vị trí các thành phần tiêu chuẩn được gắn vào. Các phần hốc này sẽ tương ứng với hình dạng của chi tiết tiêu chuẩn.

2.14/ Bước 14

  • Bước 14: Lên bản vẽ chi tiết.

assembly_dwg Sử dụng các lệnh bên dưới để tạo bản vẽ tiêu chuẩn và bản vẽ lắp:

  • Assembly Drawing
  • Component Drawing
  • Auto Dimension
  • Hole Table
  • Hole Manufacturing Note

2.15/ Bước 15

  • Bước 15: Tiến hành kiểm tra tĩnh và động khi khuôn làm việc.

simulation_with_dialog

  • Sử dụng Tooling Motion Simulation để mô phỏng quá trình dải đi qua các trạm trên khuôn dập.

Từ khóa » Các Bước Thiết Kế Khuôn Dập Trên Nx