Quy Trình Tính Dầm Bê Tông Cốt Thép Dự Ứng Lực Căng Sau

  • TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ:

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574-2012 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.

Tiêu chuẩn tham khảo: Tiêu chuẩn Anh Quốc – BS8110 & BS8596, Tiêu chuẩn Úc AS3600

  • TỔNG QUAN:

Dầm BTCT dự ứng lực là kết cấu ngày càng được sử dụng phổ biến trong các công trình cao tầng tại Việt Nam. Dựa vào các ưu điểm thích hợp với các dầm sàn nhịp lớn, áp dụng các công nghệ mới, cộng thêm chi phí thi công ngày càng rẻ, tiết kiệm vật liệu, việc áp dụng kết cấu dầm bê tông dự ứng lực ngày càng được áp dụng rộng rãi.

Tính toán dầm bê tông cốt thép dự ứng lực căng sau đối với dầm trong các khung kết cấu nhà cao tầng yêu cầu phải thực hiện đầy đủ tính toán theo các trạng thái giới hạn:

  1. Tính toán dầm giai đoạn thi công (thời điểm căng cáp)
  2. Tính toán dầm giai đoạn làm việc.

-Dầm được kiểm tra khả năng chịu lực theo trạng thái giới hạn về ứng suất (TTGH 2)

-Dầm được kiểm tra chuyển vị cho phép theo trạng thái giới hạn về chuyển vị (TTGH 2)

-Dầm được kiểm tra khả năng chịu lực theo trạng thái giới hạn về cường độ (TTGH 1)

Thông thường đối với dầm bê tông cốt thép dự ứng lực trong khung nhà cao tầng, sơ đồ tính dầm trong mỗi giai đoạn kết cấu luôn khác nhau về mô hình tính kết cấu, tải trọng tác dụng, khả năng cường độ của vật liệu và sự thay đổi ứng suất trong cáp thép & cốt thép.

Tính toán dầm bê tông cốt thép dự ứng lực áp dụng các phương pháp tính như sau:

oPhương pháp phân tích nội lực & chuyển vị trong dầm được áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn với 02 mô hình tính toán khác nhau của dầm.

oPhân tích dầm theo mô hình kết cấu đàn hồi

oBố trí cáp thép và cốt thép trước khi tính kết cấu

oTính toán kiểm tra ứng suất trong kết cấu theo phân tích đàn hồi có tùy xét đến tiết diện bị nứt

oKiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện với cốt thép và cáp thép được bố trí.

oThay đổi số lượng và cách bố trí cáp & cốt thép để tối ưu hóa kết cấu.

Tính dầm bê tông cốt thép dự ứng lực tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của kỹ sư thiết kế.

  • QUI TRÌNH TÍNH TOÁN:

Đề xuất tính kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực theo tiêu chuẩn Việt Nam kết hợp với áp dụng công nghệ căng cáp của nước ngoài:

  • ĐỀ XUẤT:

Áp dụng qui trình tính toán trên là biện pháp hữu hiệu nhằm thiết kế dầm bê tông dự ứng lực kết hợp với kiểm tra so sánh kết quả phân tích nội lực từ các phần mềm khác (như Etab, Sap2000) để bảo đãm kết cấu thõa mãn đồng thời khả năng chịu lực như dầm chịu tải trọng thẳng đứng và dầm làm việc như bộ phận kết cấu trong khung.

Phần mềm liên quan: Dầm dự ứng lực

Kinh nghiệm chia sẻ: Mô hình hóa kết cấu Dầm BTCT dự ứng lực căng sau

TP HCM, 06/10/2015

Từ khóa » Dầm Btct Dul