Quy Trình Xử Lý Nước Thải Bằng Vi Sinh Vật Và Lưu ý Khi Vận Hành
Có thể bạn quan tâm
Quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật tùy thuộc vào môi trường hoạt động của vi sinh. Đồng thời để đạt hiệu quả tối ưu, đơn vị vận hành cần nắm được kỹ thuật nuôi cấy cũng như các lưu ý khi sử dụng vi sinh. Để cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo bài viết sau của Biogency.
Các nội dung chính
- Cơ chế xử lý nước thải bằng vi sinh vật
- Quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật
- Quy trình xử lý vi sinh vật kỵ khí
- Quy trình xử lý vi sinh vật hiếu khí
- Lưu ý khi vận hành quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật
Cơ chế xử lý nước thải bằng vi sinh vật
Để hiểu rõ quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật, trước hết đơn vị vận hành cần nắm được cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong ứng dụng xử lý nước thải.
Xử lý nước thải bằng vi sinh vật hay nói chính xác hơn là phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học. Phương pháp này dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Cụ thể, vi sinh vật được đưa vào hệ thống xử lý nước thải, chúng sẽ sử dụng các chất hữu cơ và một số khoáng chất trong nước thải làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.
Điều này có nghĩa là các chất hữu cơ độc hại sẽ được vi sinh vật phân hủy thành các dạng chất đơn giản hoặc thành khí thoát ra môi trường, từ đó giảm thiểu hàm lượng chất ô nhiễm, đảm bảo nước thải đầu ra đúng quy định.
Quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật
Dựa vào cơ chế ở trên chúng ta hiểu rằng, hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học vận hành hiệu quả hay không phụ thuộc vào hoạt động của vi sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải vi sinh nào cũng sử dụng và thích nghi tốt với các môi trường khác nhau. Vi sinh vật được chia thành 2 nhóm cơ bản là vi sinh hiếu khí và kỵ khí. Tùy thuộc vào đặc tính của nguồn nước mà quy trình xử lý nước thải sẽ sử dụng vi sinh vật kỵ khí hay hiếu khí hoặc tùy nghi.
Quy trình xử lý vi sinh vật kỵ khí
Vi sinh vật kỵ khí giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải ở điều kiện kỵ khí, nghĩa là không được cung cấp oxy. Quy trình này bao gồm các giai đoạn chính sau:
- Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử
- Acid hóa
- Acetate hóa
- Methane hóa
Tuỳ theo trạng thái của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí thành:
- Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kỵ khí, quá trình xử lý bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB).
- Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kỵ khí.
Quy trình xử lý vi sinh vật hiếu khí
Vi sinh vật hiếu khí cần hoạt động trong môi trường cung cấp Oxy liên tục để phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ. Quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí gồm 3 giai đoạn chính:
- Các chất hữu cơ bị Oxy hóa: CxHyOz + O2 => CO2 + H2O + DH
- Vi sinh vật tiến hành tổng hợp tế bào mới CxHyOz + NH3 + O2 => CO2 + H2O + DH
- Vi sinh vật phân hủy nội bào: C5H7NO2 + 5O2 => 5CO2 + 5 H2O + NH3 ± DH
Tuỳ theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo có thể chia thành:
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử dụng khử chất hữu cơ chứa Cacbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng (Tham khảo quá trình làm thoáng), bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân huỷ hiếu khí. Trong số những quá trình này, quá trình bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank) là quá trình phổ biến nhất.
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng Nitrat hóa với màng cố định.
Lưu ý khi vận hành quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật
Tùy thuộc vào đặc tính nước thải mà quy trình xử lý bằng vi sinh vật của hệ thống sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên dù quy trình như thế nào thì đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh cần nắm được các điểm cơ bản về cách nuôi cấy vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật như:
- Độ pH
- Nhiệt độ
- Các chất vi lượng
- Ánh sáng
- Độ mặn
- Dinh dưỡng
- Chlorine và Chloramines
- Chỉ số DO
- Các hợp chất gây ức chế chẳng hạn như Thiourea, Xyanua, Phenol, Anilin và kim loại nặng (bạc, đồng, niken, crom, thủy ngân và kẽm).
Để quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả tối ưu, bên cạnh các lưu ý trên thì đơn vị vận hành cần đặc biệt lưu ý khi chọn sản phẩm men vi sinh. Một sản phẩm men vi sinh chất lượng khi thích nghi tốt môi trường, hiệu suất xử lý tối ưu, có khả năng xử lý với nồng độ chất ô nhiễm cao, một số cần hoạt động tốt trong môi trường có độ mặn cao (nước thải chế biến thủy sản)…
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp men vi sinh xử lý nước thải (môi trường, thủy sản, nông nghiệp, chăn nuôi…) cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, kỹ năng tốt. Biogency tự hào là đơn vị mang đến cho bạn những sản phẩm men vi sinh chất lượng vượt trội cũng như hỗ trợ tư vấn quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh đạt hiệu suất cao với chi phí tối ưu.
Liên hệ Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết MIỄN PHÍ nhé!
>>> Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh
Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Thải Bằng Vi Sinh Vật
-
Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Bằng Vi Sinh Vật - Môi Trường Hợp Nhất
-
Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học
-
Vi Sinh Xử Lý Nước Thải
-
Ứng Dụng Vi Sinh Trong Xử Lý Nước Thải Và Những điều Cần Lưu Lại
-
VI SINH VẬT TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
-
Xử Lý Nước Thải Bằng Công Nghệ Sinh Học - Gree
-
Giới Thiệu Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Bằng Vi Sinh Vật
-
Xử Lý Nước Thải Bằng Công Nghệ Vi Sinh
-
6 Cách Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học Phổ Biến Hiện Nay
-
Một Số Vi Sinh Xử Lý Nước Thải Hiệu Quả được Sử Dụng Trên Thị Trường
-
Chế Phẩm Vi Sinh Xử Lý Nước Thải Là Gì? Cách Sử Dụng Ra Sao?
-
Xử Lý Nước Thải Bằng Vi Sinh Vật Và Những Lưu ý Cần Biết
-
4 Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học
-
Vi Sinh Vật Xử Lý Nước Thải Như Thế Nào? - QCVN Việt Nam