Quyền đá Vạ Rơm | Viet Luan - Báo Việt Luận
Có thể bạn quan tâm
Thuận Văn
Đã đến lúc chúng ta phải đảo ngược thành ngữ “quyền rơm vạ đá” bởi nó đã lỗi thời khi mà “đá” đã là “quyền” còn “rơm” thì đã thành “vạ”.
Thành ngữ xưa của cha ông nhằm diễn tả những vai vế xã hội thiếu thực quyền nhưng trách nhiệm vô cùng nặng nề bởi, một khi đã hư sự là cả một mớ tai vạ ập hết lên đầu. Nhưng, như là một thực tế chính trị – xã hội rành rành suốt mấy chục năm nay, mối quan hệ giữa quyền hạn và tai vạ ấy đã quay ngược một trăm tám mươi độ với những vai vế chính trị quyền lực kinh người mà trách nhiệm thì cứ là bảng lảng hư không, quyền nặng như đá mà trách nhiệm lại nhẹ như rơm.
“Quyền đá” như Tố Hữu khi chỉ nhếch mép “Ngoại quốc can thiệp hả? Đã thế thì cho thêm một năm nữa!” là Hoàng Cầm phải lê tấm thân già trong tù với bản án nối dài mà không cần tòa án, không cần pháp luật. Hoàng Cầm từng chê bai thậm tệ tập thơ Việt Bắc mà Tố Hữu cực kỳ tâm đắc và, chỉ một lời thôi, Tố Hữu đã dẫm lên cả công luận quốc tế để Hoàng Cầm phải bị thêm không chỉ một năm mà là một năm rưỡi tù trong tình cảnh suy kiệt vì bệnh tật, thậm chí trong cảnh đứng giữa hai lằn ranh sinh tử. [1]
Hay “vạ rơm” như Hồ Viết Thắng sau những tội ác khủng khiếp trong “Cải cách ruộng đất” ở miền Bắc vào giữa thập niên 1950. Dẫu là vai dưới – dưới Phạm Văn Đồng trong vai Trưởng Ban Cải cách ruộng đất Trung ương, dưới Trường Chinh trong vai Phó Ban nhưng là Bí thư Đảng đoàn, dưới hai ủy viên chỉ đạo từ Bộ Chính trị là Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương – Thắng lại là “Ủy viên thường trực” với nhiệm vụ điều hành công việc hàng ngày. Miệng nhà quan có gang có thép, Thắng trực tiếp điều hành công việc nên mỗi ngày có bao nhiêu mệnh lệnh sắt gang phát ra từ cái mồm của y để rồi bao nhiêu sinh mạng bị cắt ngang một cách oan khiên, bao nhiêu gia đình bị tan nát, bao nhiêu nhân phẩm bị bêu riếu, sỉ nhục? Ngày 18 tháng Tám năm 1956 Hồ Chí Minh viết thư thú nhận với “toàn thể nhân dân” rằng cải cách đã sai lầm, đã để xảy ra tình trạng kết án oan, giết oan. Sông Rubicon đã vượt và, sau đó, đảng lần lượt tự thú rằng “trung ương” đã “nghiêm khắc kiểm điểm”, kẻ chịu trách nhiệm đã bị kỷ luật nhưng, như thời gian đã cho thấy, Thắng chỉ bị trả giá như là trò nín thở qua sông. Sau những thăng trầm theo năm tháng, tháng Tư năm 1979, cái năm mà cả nước đói quay đói quắt, Thắng đã nghiễm nhiên là Bộ trưởng Lương thực – Thực phẩm, một vị trí thế giá vào cái thời đó, cái thời mà tiếng Việt “giàu” thêm với thành ngữ “mất sổ gạo”, cái thành ngữ phổ biến nhằm diễn tả một vận hạn u tối thể hiện rõ ở tướng đi hay khuôn mặt! [2]
Rồi “đá” và “rơm” như Lê Đức Anh, ông Chủ Tịch Nước thứ tư.
Anh tắt thở vào ngày 22 tháng 4 năm 2019 tại Hà Nội, thọ 99 tuổi và lúc ấy hệ thống tuyên giáo của đảng đã ra sức tán dương người từng nắm vai trò Tư lệnh quân đội Việt Nam tại Campuchia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng rồi Chủ tịch nước, hoàn toàn không đá động gì đến những điểm đen và vết nhơ trong cuộc đời Anh,
Với một số đảng viên “lão thành” và “trung kiên” thì Anh là kẻ khai man lý lịch để vào đảng, là cai cao su đồn điền từng hợp tác với mật thám Pháp. Với những đảng viên “hận Duẫn-Thọ” thì Anh là kẻ hùa theo phe cánh của hai nhà chính trị họ Lê này để trù dập “người hùng” Võ Nguyên Giáp. Với những đảng viên gọi là “tiến bộ” thì Anh lại là tên bảo thủ, đã cùng với Đỗ Mười ngăn chặn ý tưởng cải cách của nhóm Võ Văn Kiệt. Còn với những kẻ hằng khinh bĩ Nguyễn Tấn Dũng như là tên “thủ tướng phá sản” thì Anh là kẻ phải chịu trách nhiệm liên đới trong vai trò là ô dù chính trị cho y trong thuở ban đầu. Với những giới chức đang đau đầu vì những vụ cắt xẻ đất quốc phòng, thí dụ vụ cắt xẻ Phi trường Tân Sơn Nhất làm sân golf, thì Anh lại kẻ bày trò chiếm hữu công thổ quốc gia để chia chác trong nội bộ quân đội. Vân vân, bản cáo trạng còn dài nhưng trên hết, quan trọng hơn hết, Anh là kẻ đã giết lính, đã đầu hàng, đã dâng lãnh thổ cho giặc khi ra lệnh binh sĩ “tuyệt đối không được nổ súng” trong cuộc xâm lăng của Trong Cộng vào ngày 14 tháng Ba năm 1988 tại đảo đá Gạc Ma.
Chỉ một lệnh miệng của Anh thôi, không chỉ 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam trở thành 64 tấm bia thịt mà bãi đá ngầm với vị trí chiến lược quan trọng lọt vào tay Trung Quốc. Cuộc đầu hàng của Anh đã được Thiếu tướng Lê Mã Lương úp mở phơi bày trong cuộc hội thảo “Minh Triết Biển Đông” vào ngày 14.6.2014. [3]
Lê Mã Lương từng là Giám đốc Bảo tàng Quân đội, thời chiến từng được phong “Anh hùng Lực lượng vũ trang”. Dẫu trong cuộc hội thảo cựu “anh hùng” này đã “tự kiểm duyệt”, không nêu đích danh Anh mà chỉ lửng lơ cá vàng “một đồng chí lãnh đạo cấp cao” thì ai cũng biết tỏng đó là Anh bởi, chỉ có Anh, trong vai trò Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng, mới có quyền ra cái lệnh ấy!
Trong cuộc họp của Bộ chính trị sau biến cố Gạc Ma nguyên Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: “Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?” Rồi ông ngoại trưởng này này còn đứng dậy chỉ vào mặt Anh chất vấn, hầm hầm: “Nó không có gì, anh lại tạo cho nó chỗ đứng ở Trường Sa, làm thay đổi hẳn bàn cờ chiến lược, hình thành thế xôi đỗ rất nguy hiểm”.
Thật rõ ràng, tội trạng của Anh lớn như là núi. Trong vai trò một nhà cầm quân, Anh đã đầu hàng, đã trực tiếp đẩy lính mình vào chỗ chết bởi, nếu không dám nổ súng, sao lại đưa quân vào đó? Theo lẽ thì, như một quân nhân, Anh phải bị tống cổ ra trước tòa án binh nhưng, quan trọng hơn, trong vai trò một công dân, Anh phải bị kết tội phản quốc. Nhưng Anh vẫn vô sự, không hề hấn gì. Thậm chí, sau đó Anh còn lên, còn vươn đến vị trí tối cao là chủ tịch nước để rồi, toàn bộ những chuyện kể trên, trở thành một thứ chuyện cấm. Cấm cả khi Anh về hưu, rồi về thế giới bên kia.
“Về thế giới bên kia”, nói văn vẻ theo xưa là “quy tiên” nhưng, với Anh, cách diễn đạt này cần được ấn xuống hạng “quy ma”, “quy quỷ”. Nhất định, trong bàn tay Anh, phải có một quyền lực ma quỷ nào đó nên Gạc Ma – Vòng tròn bất tử mới loanh quanh chạy mãi trên một vòng tròn vô nghĩa.
Đó là cuốn sách “tập đại thành” do Lê Mã Lương chủ biên, thu thập từ 68 bài viết của đủ loại tác giả, từ các tướng lĩnh quân đội đến giới sử học, giới nhà báo và các cựu chiến binh Gạc Ma để nói về biến cố Gạc Ma và, đúng như cái tên của nó, suốt bao nhiêu năm qua Gạc Ma – Vòng tròn bất tử đã phải quanh quẩn trong cái vòng tròn xin phép bởi không được phép phát hành!
Đầu tiên, năm 2014, tập sách được nhà xuất bản First News quảng bá là sẽ phát hành vào ngày 27 tháng Bảy, nhằm ngày “Thương binh Liệt sĩ”. Thế nhưng đó lại là lời quảng bá không bao giơ đạt được và nhiều năm sau, sau khi chuyền tay qua 13 nhà xuất bản, tập sách vẫnbị cấm với những lý do lãng nhách và mơ hồ. Nhà xuất bản Thuận Hóa và Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM đứng ra in sách thì bị bác với lý do “không có chức năng in các sách lịch sử về quân đội”. Sau bốn năm trời như thế, ngày 10.7.2018 – sau hàng trăm lần chỉnh sửa, 48 lần biên tập và sau sự phê duyệt của “Hội đồng thẩm định cấp nhà nước” – cuốn sách mới được phép phát hành nhưng rồi, tin mừng này cũng lại là một tin… mừng hụt. Chỉ chưa đầy một tuần sau thì sức ép “ma quỷ” lại xuất hiện và ngày 16.7.2018 nhà xuất bản Trí Việt phải ra thông báo “tạm dừng phát hành để chỉnh sửa, biên tập”.
Thế có nghĩa là là không ai được phép đá động đến trách nhiệm của Anh trong vụ Gạc Ma. Thế cũng có nghĩa là không ai được phép kiểm soát Anh, từng là một tay môi giới quyền lực trong và ngoài Bộ chính trị, cái nhân của Đảng cộng sản.
Tôi, trong bài trước, đã nói đến con virus “không kiểm soát” mà tình trạng “quyền đá vạ rơm” này, xét ra, cũng là một trong những triệu chứng mà giống độc ấy tạo thành.
Virus, như đã nói, không phải là một sinh vật mà chỉ là một hình thức chất sống với cái nhân là đại phân tử DNA hay RNA, bọc lót bên ngoài bằng một lớp đạm hay có khi là một lớp chất béo. DNA nắm vai trò của bộ mã di truyền, lập trình cho sự tăng trưởng của tế bào; RNA thì đảm nhiệm vai trò dịch mã và điều hòa cho bộ mã di truyền ấy. Virus không thể tự sinh mà phải bám vào tế bào của vật chủ để rồi gây hại cho chính vật chủ bằng chính “mô hình tăng trưởng” theo bộ mã di truyền hay cách giải mã riêng biệt từ cái nhân của nó. Và “đảng cộng sản”, như đã nói, lại là một tổ chức chính trị với cái nhân mang tên “Bộ Chính trị” bên trong, bọc lót bằng hàng triệu đảng viên bên ngoài. Tự nó, đảng không thể sinh sôi nẩy nở mà phải bám vào dân tộc để rồi, cũng như giống virus, nó đã liên miên gây hại cho dân tộc bằng chính những “mô hình tăng trưởng” mà cái nhân “Bộ chính trị” mã hóa, giải mã, hay điều hòa.
“Quyền đá vạ rơm” chính là một thứ bệnh mà cái “mã tăng trưởng” ấy gây ra, như có thể thấy từ câu chuyện của Hồ Viết Thắng, của Tố Hữu và của Lê Đức Anh. Vì đó là một thứ “mã tăng trưởng” nên, theo những tầm mức khác nhau, từ tỉnh đến quê, từ trung ương đến địa phương, xã hội nhung nhúc những vai vế chính trị vừa có tiếng vừa có miếng nhưng không hề bị ràng buộc bởi một trách nhiệm thực sự nào. Đó là những bậc quyền lực mà, chỉ cần một cái nhếch môi, một cái nháy mắt hay một cái lệnh miệng thôi, sẽ dẫn đến những cuộc đời khốn đốn, những gia đình tan nát, những thế hệ nối tiếp chìm nổi không thể ngóc đầu và, thậm chí, còn dẫn dến da thịt tổ quốc bị tùng xẻo, phát mãi. Quyền hạn thì như núi, hậu quả thì như biển nhưng trách nhiệm thì như rơm, như rác, chỉ cần “rút kinh nghiệm”, chỉ vài thủ tục “nghiêm túc kiểm điểm” hay, sau sự kiểm toán của thời gian, chỉ đơn giản trút lỗi cho “lịch sử”, cho “cơ chế” là xong.
Như cái cái thân tằm gánh chịu trăm dâu mang tên “cơ chế bao cấp” mà chúng ta nghe đã nhàm tai, chẳng hạn. Nhưng vấn đề là ai đã đẻ ra cái “cơ chế” ấy? Ai đã làm nên và vỗ ngực về cái “lịch sử” ấy? Và ai đã dí súng vào đầu nhân dân để buộc họ phải chấp nhận cái thời bao cấp khốn nạn ấy? Chính nó, tổ chức đảng với cái nhân mang tên “Bộ Chính trị”, một thứ “cơ chế” mà không ai có quyền kiểm soát nó mà nó cũng không bao giờ sai lầm trong thời hiện tại.
Khi đã từ khước bất thứ hình thức kiểm soát nào và phủ nhận bất cứ sau lầm nào, tổ chức chính trị này đã xé rách những ràng buộc đạo lý và trở thành thủ phạm chính khơi mào nên tình trạng băng hoại đạo đức của xã hội ngày nay. Nó, như đã nói, chính là một giống virus. Thế giới đang quằn quại với giống virus corona. Dân tộc Việt Nam thì quằn quại với giống virus cộng sản từ suốt mấy chục năm nay.
Ở trên chúng ta đã đề cập đến việc đổi tên thành ngữ “quyền rơm vạ đá”. Nếu đã đổi như thế, đã có thêm “quyền đá vạ rơm” thì, tiện thể, chúng ta cũng nên đổi luôn cách gọi cái tổ chức chính trị đã làm đảo lộn túi khôn của cha ông này. Thay vì gọi là “Đảng cộng sản”, có lẽ chúng ta nên gọi nó là “Virus cộng sản”.
Tài liệu tham khảo”
[1] Hoàng Cầm, Về Kinh Bắc (1959-1960)
“Sau khi tôi ra tù, không ít bạn trách tôi vì sao lại nhận tội như thế? Có phải là hèn quá chăng? Nhưng thực tế hoàn cảnh tôi trong tù rất khốn đốn, sau ba tháng là sức khoẻ suy sụp, nếu kéo dài thêm hai tháng nữa thì có thể chết trong tù. Vì vậy, trước sức ép ngày đêm của những người công an thụ lý và những hứa hẹn của họ, tôi suy nghĩ: phải giữ cái mạng của mình cái đã, phải tồn tại, phải sống, còn tác phẩm của mình chẳng đi đâu mà mất, nó còn hay không là do nó, nó có giá trị thì nó sẽ tồn tại. Cho nên tôi quyết định nhận tội. Khi tôi viết xong bản kiểm điểm (dài 6 trang giấy thếp thì phải), anh công an thụ lý tên N. đọc ngay, và bảo “Tốt quá rồi!”. Hôm sau, anh đem đến một cái cassette mới toanh, bảo tôi tự đọc bản kiểm điểm vào máy. Anh cẩn thận dặn tôi phải đọc hết sức tự nhiên, không phải như người bị ép buộc hoặc như đọc dictee [3] . Là một diễn viên kịch, tôi thừa sức để “diễn” theo đúng ý anh. Tôi muốn tỏ ra hết sức ngoan ngoãn, cốt để được về. Tôi vừa đọc xong, anh ta chồm dậy, bắt tay tôi rối rít và cảm ơn cảm ơn hai lần liền, sau đó cho người đi mua phở cho tôi ăn. Anh còn tuyên bố: “Chúng tôi sẽ đề nghị để Tết này anh được về”. Tôi mừng quá, viết thư về cho bà Yến [4] báo tin vui. Thế là suốt những ngày gần Tết năm ấy tôi cứ khấp khởi đợi chờ. Sau này tôi biết bà Yến nhà tôi cũng trong tâm trạng ấy. Sáng 30 Tết bà bắt anh con rể mang xe đến chờ ở cổng Hoả Lò suốt từ sáng tới tối. Nhưng thực tế là tôi không được thả như lời hứa của công an mà ngay mồng 4 Tết thì bị chuyển tới “xà lim bộ” [5] và tiếp tục bị giam, tổng cộng là 18 tháng.
Vì sao lại có chuyện thay đổi như thế? Có phải anh công an tên N. đã nói lừa tôi cốt để tôi nhận tội cho được việc của anh ta? Tôi cũng không rõ sự thực thế nào, cho đến một hôm sau khi đã ra tù, tôi tình cờ gặp một anh công an thụ lý khác (xin phép không nêu tên) ở quán bia Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội). Trông thấy tôi anh mừng lắm, anh mời tôi vào uống bia để tâm sự. Anh nói là anh đã ra khỏi ngành, và anh kể cho tôi một chuyện khá bất ngờ. Chuyện đại ý như sau: Sau khi tôi nhận tội, công an đã định cho tôi về thật. Nhưng trong thời gian chờ đợi giải quyết, thì một hôm ông Lê Đức Thọ [6] gọi công an lên hỏi về vụ Hoàng Cầm ra sao rồi, và thông báo rằng có một số trí thức Pháp, những người quen biết nhiều với ông, đã giúp đỡ ông và đoàn đại biểu Việt Nam ở Hội nghị Paris, vừa gửi thư cho ông yêu cầu nếu xét Hoàng Cầm không có tội trạng gì cụ thể thì hãy thả ngay nhà thơ ra. Ông còn nhắc nhở: “Các cậu xem thế nào thì giải quyết đi, không có thì mang tiếng lắm”. Sự việc trên được công an báo cáo với Tố Hữu [7] . Ông lập tức hạ lệnh: “Ngoại quốc can thiệp hả? Đã thế thì cho thêm một năm nữa!””
[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Vi%E1%BA%BFt_Th%E1%BA%AFng
[3] https://www.youtube.com/watch?v=FYP7d2yvPe4
Share this:
Từ khóa » Giải Thích Từ Quyền Rơm Vạ đá
-
Quyền Rơm Vạ đá - Wiktionary Tiếng Việt
-
Quyền Rơm Vạ đá Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Quyền Rơm Vạ đá - Từ điển Việt
-
Giáo Dục: “Quyền Rơm, Vạ đá”
-
Từ điển Tiếng Việt "quyền Rơm Vạ đá" - Là Gì?
-
Từ Điển - Từ Quyền Rơm Vạ đá Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Từ Quyền Rơm Vạ đá Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt - Từ Vạ đá Quyền Rơm Là Gì
-
'quyền Rơm Vạ đá' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Thành Ngữ, Tục Ngữ Việt Nam - Từ Quyền Rơm Vạ đá Nghĩa ...
-
Quyền Rơm Vạ đá - Từ điển Thành Ngữ Việt Nam - Rộng Mở Tâm Hồn
-
Đất đai Và Vẫn Thế - 'quyền Rơm, Vạ đá' - VOA Tiếng Việt
-
Giáo Dục: 'Quyền Rơm, Vạ đá' (3) - Báo Mới
-
Giúo Mk Nhanh Vs.....gấp