Quyền Và Nghĩa Vụ Của Tổ Chức, Cá Nhân được Phép Thăm Dò ...
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định tại Điều 26, Điều 27, Luật Khoáng sản thì quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản cụ thể như sau:
A. Quyền:
1 - Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực được phép thăm dò theo quy định của pháp luật;
2 - Tiến hành thăm dò theo quy định của giấy phép;
3 - Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả chuyển ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng và chủng loại phù hợp với tính chất và yêu cầu của hoạt động thăm dò khoáng sản để phân tích, thử nghiệm theo quy định của Chính phủ;
4 - Đặc quyền xin giấy phép khai thác khoáng sản trong phạm vi khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Khoáng sản;
5 - Xin gia hạn, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại từng phần diện tích thăm dò theo quy định của Chính phủ;
6 - Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ;
7 - Để thừa kế quyền thăm dò theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân được phép thăm dò;
8 - Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
B. Nghĩa vụ:
1 - Nộp lệ phí giấy phép, lệ phí độc quyền thăm dò, tiền sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
2 - Nộp tiền đặt cọc theo quy định của pháp luật;
3 - Thực hiện đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;
4 - Bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động thăm dò;
5 - Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;
6 - Thông báo kế hoạch thăm dò cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi được phép thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;
7 - Thu thập, lưu giữ số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
8 - Nộp báo cáo cuối cùng về kết quả thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản trước ngày giấy phép thăm dò hết hạn;
9 - Thực hiện các công việc khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 của Luật Khoáng sản;
10 - Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;
Từ khóa » Tổ Khoáng Sản
-
Khoáng Sản - Tài Nguyên Nước Dưới đất
-
Khoáng Sản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thăm Dò Khoáng Sản Là Gì? Điều Kiện Của Tổ Chức Hành Nghề Thăm ...
-
Thăm Dò Khoáng Sản, Phê Duyệt Trữ Lượng Khoáng Sản
-
Giới Thiệu Về Tiềm Năng Khoáng Sản Việt Nam
-
Thăm Dò Khoáng Sản Là Gì? Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành ...
-
Tổ Chức Bán Khoáng Sản đã Khai Thác được Cho Tổ Chức, Cá Nhân ...
-
Một Vài Nét Tổng Quan Về Ngành Công Nghiệp Khai Khoáng Của Việt ...
-
Ngành Khai Khoáng Việt Nam: Hướng Tới Mục Tiêu Sản Xuất An Toàn ...
-
Địa Chất Khoáng Sản
-
Định Hướng Chiến Lược địa Chất, Khoáng Sản Và Công Nghiệp Khai ...
-
Kim Loại Và Khoáng Sản - Intertek
-
Công Nghiệp Khoáng Sản Cần Phát Triển Có định Hướng Và Theo Quy ...