Quyết định 275-CP điều Chỉnh địa Giới Xã,thị Trấn Tỉnh Minh Hải
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ ***** | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ****** |
Số: 275-CP | Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 1979 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI MỘT SỐ XÃ VÀ THỊ TRẤN THUỘC TỈNH MINH HẢI
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào điều 74 của Hiến pháp năm 1959 quy định các quyền hạn của Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Minh Hải,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay phê chuẩn việc điều chỉnh đại giới của một số xã và thị trấn thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Thới Bình, U minh, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước, Hồng Dân, Trần Thời, Phước Long, Cà Mau và thị xã Minh Hải thuộc tỉnh Minh Hải như sau.
I. THỊ XÃ MINH HẢI:
1. Chia xã Vĩnh Trạch thành hai xã lấy tên là xã Vĩnh Thuận và xã Vĩnh Hòa.
- Địa giới của xã Vĩnh Thuận ở phía bắc giáp sông Bạc Liêu, phía đông giáp rạch Chiêu Túp (xã Vĩnh Hòa), phía nam giáp biển Đông, phía tây giáp rạch Cầu Thăng (xã Vĩnh Hiệp và phường 6).
- Địa giới của xã Vĩnh Hòa ở phía bắc giáp sông Bạc Liêu, phía đông giáp kênh Xẻo nước ngọt (huyện Vĩnh Châu, tỉnh Hậu Giang), phía tây giáp rạch Chiêu Túp (xã Vĩnh Thuận), phía nam giáp biển đông.
2. Chia xã Vĩnh Lợi thành hai xã lấy tên là xã Vĩnh Hiệp và xã Vĩnh Thành.
- Địa giới của xã Vĩnh Hiệp ở phía bắc giáp phường 5 và 6 (thị xã Minh Hải), phía đông giáp rạch Cầu Thăng (xã Vĩnh Thuận), phía tây giáp Bờ Mẫu (xã Vĩnh Thành), phía nam giáp biển Đông.
- Địa giới của xã Vĩnh Thành ở phía bắc giáp phường 2 và 5 (thị xã Minh Hải), phía đông giáp Bờ Mẫu (xã Vĩnh Hiệp), phía tây giáp nông trường quốc doanh Đông Hải, phía nam giáp biển Đông.
II. HUYỆN VĨNH LỢI:
1. Chia xã Vĩnh Mỹ A thành bốn xã lấy tên là xã Vĩnh Mỹ A, xã Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Thịnh và xã Vĩnh Hậu.
- Địa giới của xã Vĩnh Mỹ A ở phía bắc giáp kênh sáng Cà Mau – Bạc Liêu và Láng Bà Ốc (xã Vĩnh Lợi), phía đông giáp kênh Chùa Phật (xã Long Hà), phía tây giáp rạng Cái Hưu (xã Vĩnh Thắng), phía Nam giáp rạch Lung Lớn (xã Vĩnh Hậu).
- Địa giới của xã Vĩnh Thắng ở phía bắc giáp kênh sáng Cà Mau – Bạc Liêu, phía đông giáp rạch Cái Hưu (xã Vĩnh Mỹ A), phía tây giáp kênh sáng Cái Cùng (huyện Gia Rai), phía nam giáp kênh Đốc Thiện (xã Vĩnh Thịnh).
- Địa giới của xã Vĩnh Thịnh ở phía bắc giáp kênh Đốc Thiện (xã Vĩnh Thắng), phía đông giáp rạch Hoàng Tấu (xã Vĩnh Hậu), phía tây giáp kênh sáng Cái Cùng (huyện Gia Rai), phía nam giáp biển Đông.
- Địa giới của xã Vĩnh Hậu ở phía bắc giáp rạch Lung Lớn (xã Vĩnh Mỹ A), phía đông giáp kênh Chùa Phật (xã Long Hà), phía tây giáp rạch Hoành Tấu (xã Vĩnh Thịnh), phía nam giáp biển Đông.
2. Chia xã Vĩnh Mỹ B thành ba xã lấy tên là xã Vĩnh Mỹ B, xã Vĩnh Bình và xã Vĩnh An.
- Địa giới của xã Vĩnh Mỹ B ở phía bắc giáp xã Vĩnh Bình, phía đông giáp kênh cầu số hai đi Phước Long (xã Vĩnh An), phía Tây giáp lung Bàu Tượng (huyện Gia rai), phía nam giáp kênh sáng Cà Mau – Bạc Liêu.
- Địa giới của xã Vĩnh Bình ở phía bắc và đông bắc giáp kênh cầu số hai đi Phước long, phía tây giáp lung Bàu Xáng (huyện Giá Rai), phía nam giáp xã Vĩnh Mỹ B.
- Địa giới của xã Vĩnh An ở phía bắc giáp kênh Bàu Xáng và kênh Chống Xe (xã Minh Tân), phía đông giáp kênh Điền Mới (xã Minh Diệu) và xã Vĩnh Lợi, phía tây giáp kênh cầu số hai đi Phước Long, phía nam giáp kênh sáng Cà Mau – Bạc Liêu.
3. Chia xã Châu thới thành ba xã lấy tên là xã Châu Thới, xã Thới Chiến và xã Thới Thắng.
- Địa giới của xã Châu Thới ở phía bắc giáp rạch Bảy Mậu (xã Vĩnh Hưng) và rạch Tuần Xu, phía đông giáp xã Thới Thắng, phía tây giáp kênh Quảng Lộ - Ngan Dừa, phía nam giáp rạch Giồng Bốm (xã Thới Chiến).
- Địa giới của xã Thới Chiến ở phía bắc giáp rạch Giồng Bốm (xã Châu Thới), phía đông giáp rạch Trà Hất (xã Thới Thắng), phía tây giáp kênh Quảng Lộ - Ngan Dừa, phía nam giáp rạch Cái Dày (xã Long Thạnh),
- Địa giới của xã Thới Thắng ở phía bắc giáp xã Châu Hưng (tỉnh Hậu Giang), phía đông giáp kênh sáng đi Sóc Trăng, phía tây giáp xã Châu Thới và Thới Chiến, phía nam giáp xã Long thạnh và xã Hòa Hưng.
4. Chia xã Hưng Hội thành hai xã lấy tên là xã Hưng Hội và xã Hưng Thành.
- Địa giới của xã Hưng Hội ở phía bắc giáp rạch Dây Keo (xã Châu Hưng), phía đông giáp kênh tiêu nước mặn (xã Hưng Thành), phía tây giáp xã Hòa Hưng, phía nam giáp sông Bạc Liêu (huyện Vĩnh Châu, tỉnh Hậu Giang).
- Địa giới của xã Hưng Thành ở phía bắc giáp rạch Cà Mau (xã Gia Hòa, tỉnh Hậu Giang), phía đông giáp sông Vàm Lẽo (xã Hòa Tú, tỉnh Hậu Giang), phía tây giáp kênh tiêu nước mặn (xã Hưng Hội), phía nam giáp sông Bạc Liêu (tỉnh Hậu Giang).
5. Chia xã Long Thạnh thành hai xã lấy tên là xã Long Thạnh và xã Long Hà.
- Địa giới của xã Long Thạnh ở phía bắc giáp rạch Cái Dày (xã Thới Chiến), phía đông giáp rạch Trà Kha (xã Hòa Hưng), phía tây giáp xã Minh Diệu và xã Vĩnh Lợi, phía nam giáp kênh sáng Cà Mau – Bạc Liêu.
- Địa giới của xã Long Hà ở phía bắc giáp kênh sáng Cà Mau – Bạc Liêu và Láng Bà Ốc (xã Vĩnh Lợi), phía đông giáp thị xã Minh Hải và nông trường Đông Hải, phía tây giáp kênh Chùa Phật (xã Vĩnh Mỹ A và Vĩnh Hậu), phía nam giáp biển Đông.
6. Chia xã Vĩnh Hưng thành hai xã lấy tên là xã Vĩnh Hưng và xã Vĩnh Hùng.
- Địa giới của xã Vĩnh Hưng ở phía bắc giáp kênh sáng Cạp (huyện Phước Long), phía đông giáp kênh Quảng Lộ - Ngan Dừa, phía tây giáp xã Minh Tân, phía nam giáp xã Minh Diệu.
- Địa giới của xã Vĩnh Hùng ở phía bắc giáp xã Mỹ Quới (tỉnh Hậu Giang), phía đông giáp xã Châu Hưng (tỉnh Hậu Giang), phía tây giáp kênh Quảng Lộ - Ngan Dừa, phía nam giáp rạch Bảy Hậu (xã Châu Thới).
7. Chia xã Minh Diệu thành hai xã lấy tên là xã Minh Diệu và xã Minh Tân.
- Địa giới của xã Minh Diệu ở phía bắc giáp xã Vĩnh Hưng, phía đông giáp kênh Quảng Lộ - Ngan Dừa, phía tây giáp kênh Điền Mới (xã Vĩnh An), phía nam giáp xã Vĩnh Lợi.
- Địa giới của xã Minh tân ở phía bắc giáp kênh Hào Sén (huyện Phước Long), phía đông giáp xã Minh Diệu và xã Vĩnh Hưng, phía tây giáp kênh sáng cầu số hai đi Phước Long (xã Vĩnh Bình), phía nam giáp kênh Bàu Xáng và kênh Chống Xe (xã Vĩnh An).
8. Chia xã Châu Hưng thành ba xã lấy tên là xã Châu Hưng, xã Phước Hưng và xã Hòa Hưng.
- Địa giới của xã Châu Hưng ở phía bắc giáp rạch Chốt Tranh (huyện Thạnh Trị, tỉnh Hậu Giang), phía đông giáp xã Hưng Thành, phía đông giáp xã Hưng Thành, phía tây giáp xã Phước Hưng, phía nam giáp xã Hưng Hội và xã Hóa Hưng.
- Địa giới của xã Phước Hưng ở phía bắc giáp huyện Thạnh Trị (tỉnh Hậu Giang), phía đông giáp xã Châu Hưng, phía tây giáp kênh Sóc Trăng (xã Thới Thắng), phía nam giáp rạch Cà Mau (xã Hòa Hưng).
- Địa giới của xã Hòa Hưng ở phía bắc giáp rạch Cà Mau (xã Phước Hưng), phía đông giáp rạch Dây Keo (xã Hưng Hội), phía tây giáp rạch Trà Khà (xã Long Thạnh), phía nam giáp thị xã Minh Hải.
9. Xã Hòa Bình đổi tên thành xã Vĩnh Lợi
Địa giới của xã Vĩnh Lợi ở phía bắc giáp xã Minh Diệu, phía đông giáp xã Long Thạnh, phía tây giáp xã Vĩnh An và xã Vĩnh Mỹ A, phía nam giáp xã Long Hà và xã Vĩnh Mỹ A.
III. HUYỆN HỒNG DÂN:
1. Chia xã Ninh Thạnh Lợi thành ba xã lấy tên là xã Ninh Thạnh Lợi, xã Ninh Thuận và xã Ninh Lợi.
- Địa giới của xã Ninh Thạnh ở phía bắc giáp kênh Cộng Hòa (xã Lộc Ninh A), phía đông và đông nam giáp kênh Nhà Việc (xã Phước Long, huyện Phước Long), phía tây bắc giáp xã Ninh Thuận, phía tây nam giáp kênh Ông Yếm (xã Ninh Lợi).
- Địa giới của xã Ninh Thuận ở phía bắc giáp sông Cái Chanh (xã Vĩnh Hiếu), phía đông giáp sông Cái Chanh (xã Vĩnh Trung và Lộc Ninh), phía tây giáp Kinh Đồn (xã Ninh Lợi) và sông Cái Cui (tỉnh Kiên Giang), phía nam giáp xã Ninh Thạnh Lợi.
- Địa giới của xã Ninh Lợi ở phía bắc giáp sông Cái Cui (tỉnh Kiên Giang) và kênh Đồng (xã Ninh Thuận), phía đông giáp kênh Ông Yếm (xã Ninh Thạnh Lợi) và kênh Nhà Việc (xã Phước Long, huyện Phước Long), phía tây giáp sông Cạnh Đền (tỉnh Kiên Giang), phía nam giáp huyện Phước Long.
2. Chia xã Ninh Quới thành ba xã lấy tên là xã Ninh Quới, xã Ninh Quới A và xã Ninh Quới B.
- Địa giới của xã Ninh Quới ở phía bắc giáp Vàm Lá Viết (tỉnh Hậu Giang), phía đông giáp Vàm Ngàn Kè và kinh Ngàn Kè (tỉnh Hậu Giang), phía tây giáp sông Lá Viết (xã Ninh Hòa), phía nam giáp kênh chùa Ninh Phú (xã Ninh Quới A).
- Địa giới của xã Ninh Quới A ở phía bắc giáp kênh chùa Ninh Phú (xã Ninh Quới), phía đông giáp kênh Ngàn Kè (tỉnh Hậu Giang), phía tây giáp sông Lá Viết Ngọn (xã Ninh Hòa), phía nam giáp sông Le Le Ba Đồng (xã Ninh Quới B).
- Địa giới của xã Ninh Quới B ở phía bắc giáp sông Le Le Ba Đồng (xã Ninh Quới A), phía đông giáp kênh Ngàn Kè (tỉnh Hậu Giang), phía tây giáp rạch Nhỏ (xã Hòa Lợi), phía nam giáp rạch Đìa Muồn (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long) và rạch Nhỏ (thị trấn Phước Long).
3. Chia xã Ninh Hòa thành hai xã lấy tên là xã Ninh Hòa và xã Hòa Lợi.
- Địa giới của xã Ninh Hòa ở phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông giáp sông Lá Viết (xã Ninh Quới và Ninh Quới A), phía tây giáp sông Bà Hiền (thị trấn Ngan Dừa), phía nam giáp kênh sáng Ngan Dừa (xã Hòa Lợi).
- Địa giới của xã Hòa Lợi ở phía bắc giáp kênh sáng Ngan Dừa (xã Ninh Hòa), phía đông giáp xã Ninh Quới B, phía tây giáp lung Trà Ki (xã Lộc Ninh), phía tây bắc giáp kênh Đầu Sấu (xã Lộc Ninh B), phía nam giáp kênh Nhà Việc (xã Phước Long và thị trấn Phước Long).
4. Chia xã Vĩnh Lộc thành ba xã lấy tên là xã Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Hiếu và xã Vĩnh Trung.
- Địa giới của xã Vĩnh Lộc ở phía bắc giáp ngã ba sông Ba Đình (tỉnh Hậu Giang), phía đông và đông nam giáp kênh lộ xe Vĩnh Thuận đi Vĩnh Trung (xã Vĩnh Hiếu), phía tây và tây nam giáp sông Cái Ba Đình (tỉnh Kiên Giang).
- Địa giới của xã Vĩnh Hiếu ở phía bắc giáp sông Bàu Sáng (tỉnh Hậu Giang), phía đông giáp lung Xẻo Mây (xã Lộc Ninh B) và kênh Tây Ký (xã Vĩnh Trung), phía tây bắc giáp kênh lộ Vĩnh Thuận đi Vĩnh trung (xã Vĩnh Lộc), phía tây giáp sông Cái Chanh lớn (tỉnh Kiên Giang), phía nam giáp rạch cái Chanh (xã Ninh Thuận).
- Địa giới của xã Vĩnh Trung ở phía bắc giáp kênh mới đào (xã Vĩnh Hiếu), phía đông giáp lung Xẻo Mây (xã Lộc Ninh B), phía tây giáp kênh Tây Ký (xã Vĩnh Hiếu), phía nam giáp sông Bà Ai (xã Lộc Ninh) và rạch Cái Chanh (xã Ninh Thuận).
5. Chia xã Lộc Ninh thành hai xã lấy tên là xã Lộc Ninh A và xã Lộc Ninh B.
- Địa giới của xã Lộc Ninh A ở phía bắc giáp lung Bà Yểm (xã Lộc Ninh B) và sông Bà Ai (xã Vĩnh Trung), phía đông giáp lung Trà Ki (xã Hòa Lợi), phía tây giáp kênh Cộng Hòa (xã Ninh Thuận), phía đông giáp kênh Nhà Việc (xã Phước Long, huyện Phước Long), phía nam giáp kênh Cộng Hòa (xã Ninh Thạnh Lợi).
- Địa giới của xã Lộc Ninh B ở phía bắc giáp kênh sáng Ngan Dừa (thị trấn Ngan Dừa), phía đông giáp kênh Đầu Sấu (xã Hòa Lợi), phía tây giáp lung Xẻo Mây (xã Vĩnh Trung và Vĩnh Hiếu), phía nam giáp lung Bà Yểm (xã Lộc Ninh A).
6. Thành lập thị trấn huyện lỵ của huyện Hồng Dân lấy tên là thị trấn Ngan Dừa.
Địa giới của thị trấn Ngan Dừa ở phía bắc giáp Vàm Ngan Dừa (tỉnh Hậu Giang), phía đông giáp sông Bà Yểm (xã Ninh Hòa), phía tây và tây nam giáp kênh sáng Ngan Dừa.
IV. HUYỆN PHƯỚC LONG:
1. Chia xã Vĩnh Phú Đông thành bốn xã lấy tên là xã Vĩnh Phú Đông, xã Đông Phú, xã Hưng Phú và xã Đông Nam.
- Địa giới của xã Vĩnh Phú Đông ở phía bắc giáp rạch Đìa Muốn (xã Ninh Quới B), phía đông giáp kênh Phước Ba (xã Hưng Phú), phía tây giáp Đường Lung (thị trấn Phước Long) và kênh sáng Phụng Hiệp, phía nam giáp kênh Thầy Thép (xã Đông Nam).
- Địa giới của xã Đông phú ở phía bắc giáp rạch Nhỏ (xã Đông Nam) và Đường Lung (xã Hưng Phú), phía đông giáp kênh Vĩnh Phú Nam (huyện Vĩnh Lợi), phía tây giáp kênh sáng Phước Long (xã Vĩnh Thanh), phía nam giáp kênh Vĩnh Phú Nam (huyện Vĩnh Lợi).
- Địa giới của xã Hưng Phú ở phía bắc giáp kênh sáng Ngan Dừa và rạch Đìa Muồn (xã Ninh Quới B), phía đông giáp kênh thủy lợi cấp II (xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi) và kênh sáng Ngan Dừa, phía tây giáp rạch nhỏ (xã Đông Nam) và kênh Phước Ba (xã Vĩnh Phú Đông), phía nam giáp Đường Lung (xã Đông Phú).
- Địa giới của xã Đông Nam ở phía bắc giáp kênh Thầy Thép (xã Vĩnh Phú Đông), phía đông giáp rạch Nhỏ (xã Hưng Phú), phía tây giáp kênh sáng Phước Long và Đường Lung (thị trấn Phước Long), phía nam giáp rạch Nhỏ (xã Đông Phú).
2. Chia xã Vĩnh Phú Tây thành ba xã lấy tên là xã Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Hồng và xã Vĩnh Tiến.
- Địa giới của xã Vĩnh Thạnh ở phía bắc giáp kênh sáng Phước Long, phía đông giáp xã Đông Phú và huyện Vĩnh Lợi, phía tây giáp kênh Đào (xã Vĩnh Lợi), phía nam giáp kênh Trưởng Tòa (huyện Giá Rai).
- Địa giới của xã Vĩnh Hồng ở phía bắc giáp Đường Lung (thị trấn Phước Long) và kênh sáng Phước Long, phía đông giáp kênh Đào (xã Vĩnh Thạnh), phía tây giáp kênh Đào (xã Vĩnh Tiến), phía nam giáp kênh Ranh Hạt (huyện Giá Rai).
- Địa giới của xã Vĩnh Tiến ở phía bắc giáp Đường Lung (thị trấn Phước Long), phía đông giáp kênh Đào (xã Vĩnh Hồng), phía tây giáp kênh sáng Phụng Hiệp, phía nam giáp Lung Trà Ngo (xã Phong Hòa) và kênh Ranh Hạt (huyện Giá Rai).
3. Chia xã Phước Long thành hai xã lấy tên là xã Phước Long và xã Phước Tây.
- Địa giới của xã Phước Long ở phía bắc giáp kênh Nhà Việc (xã Hòa Lợi), phía đông giáp kênh sáng Phụng Hiệp và kênh Nhà Việc (thị trấn Phước Long), phía tây giáp ngã tư Tám Toõng (xã Lộc Ninh A và Ninh Thạnh Lợi) và kênh Nhà Việc (xã Ninh Lợi), phía nam giáp kênh Nông Trường (xã Phước Tây).
- Địa giới của xã Phước Tây ở phía bắc giáp kênh Nông Trường (xã Phước Long), phía đông giáp kênh sáng Phụng Hiệp, phía tây giáp kênh Nhà Việc (xã Ninh Lợi), phía nam giáp Lung Trà Ngo (xã Phong Hiệp).
4. Chia xã Phong Thạnh Tây thành ba xã lấy tên là xã Phong Dân, xã Phong Hòa và xã Phong Hiệp.
- Địa giới của xã Phong Dân ở phía bắc giáp kênh thủy lợi cấp hai (xã Phong Hiệp) và lung số 8, phía đông giáp kênh sáng Phụng Hiệp, phía tây giáp rạch Nhỏ (huyện Thới Bình), phía nam giáp rạch Nhà Thờ (huyện Giá Rai).
- Địa giới của xã Phong Hòa ở phía bắc giáp kênh sáng Phụng Hiệp, phía đông bắc giáp Lung Trà Ngo (xã Vĩnh Tiến), phía đông giáp kênh thủy lợi (huyện Giá rai), phía tây giáp kênh sáng Phụng HIệp, phía nam giáp kênh Chủ Chí (huyện Giá Rai).
- Địa giới của xã Phong Hiệp ở phía bắc giáp Lung Trà Ngo (xã Phước Tây), phía đông giáp kênh sáng Phụng Hiệp, phía tây giáp lung số 8, phía nam giáp kênh thủy lợi cấp hai (xã Phong Dân).
5. Thành lập thị trấn huyện lỵ của huyện Phước Long lấy tên là thị trấn Phước Long.
Địa giới của thị trấn Phước Long ở phía bắc giáp kênh Nhà Việc (huyện Hồng Dân), phía đông giáp kênh sáng Phụng Hiệp và Đường Lung (xã Đông Nam và Vĩnh Phú Đông), phía tây giáp kênh Nhà Việc (xã Phước Long), phía nam và tây nam giáp Đường Lung (xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Hồng),
V. HUYỆN NGỌC HIỂN:
1. Chia xã Tân Duyệt thành bốn xã và một thị trấn lấy tên là xã Tân Duyệt, xã Tân Hồng, xã Tân Dân, xã Tân Chánh và thị trấn Ngọc Hiển.
- Địa giới của xã Tân Duyệt ở phía bắc giáp Lung Quạt Bát (huyện Cái Nước) và Mương Điều (xã Thành Điền), phía đông giáp sông Xóm Ruộng (thị trấn Ngọc Hiển), phía tây giáp đập Cây Trâm (huyện Cái Nước), phía nam giáp kênh Chống Mỹ (xã Tân Hồng).
- Địa giới của xã Tân Hồng ở phía bắc giáp kênh Chống Mỹ (xã Tân Duyệt), phía đông giáp sông Đầm Dơi (xã Tân Chánh), phía tây giáp rạch Cây Keo (huyện Cái Nước), phía nam giáp rạch Bàu Sen (xã Ngọc Chánh).
- Địa giới của xã Tân Dân ở phía bắc giáp lung Bạch Cây Dương (xã Tạ An Khương), phía đông giáp sông Tân Thành (xã Tân Đức), phía tây giáp thị trấn Ngọc Hiển, phía nam giáp kênh Lò Gạch (xã Tân Chánh).
- Địa giới của xã Tân Chánh ở phía bắc giáp kênh Lò Gạch (xã Tân Dân), phía đông giáp sông Tân Thành (xã Long Hòa), phía tây giáp sông Đầm Dơi (xã Tân Hồng), phía nam giáp sông Đầm Dơi (xã Ngọc Chánh) và sông Tân Thành (xã Nguyễn Huân).
Thành lập thị trấn huyện lỵ của huyện Ngọc Hiển lấy tên là thị trấn Ngọc Hiển.
Địa giới của thị trấn Ngọc Hiển ở phía bắc giáp rạch Cây Nổ (xã Tạ An Khương), phía đông giáp xã Tạ An Khương và xã Tân Dân, phía tây giáp sông Xóm Ruộng (xã Tân Duyệt), phía nam giáp xã Tân Duyệt.
2. Chia xã Quách Phẩm B thành hai xã lấy tên là xã Ngọc Chánh và xã Tân Hùng.
- Địa giới của xã Ngọc Chánh ở phía bắc giáp rạch Bàu Sen (xã Tân Hồng), phía đông giáp sông Đầm Dơi (xã Tân Chánh), phía tây giáp rạch Cái Keo (huyện Năm Căn), phía nam giáp kênh Ngô Thiện Cân (xã Tân Hùng).
- Địa giới của xã Tân Hùng ở phía bắc giáp xã Ngọc Chánh, phía đông giáp sông Đầm Dơi (xã Nguyễn Huân), phía tây giáp xã Tân Điền (huyện Năm Căn), phía nam giáp xã Thạnh Tùng (huyện Năm Căn).
3. Chia xã Tạ An Khương thành bốn xã lấy tên là xã Thành Điền, xã Tân Mỹ, xã Thới Phong và xã Tạ An Khương.
- Địa giới của xã Thành Điền ở phía bắc giáp sông Gành Hào, phía đông giáp kênh Bồn Bồn (xã Tân Mỹ) và kênh Cây Nổ (xã Tạ An Khương), phía tây giáp rạch Mương Điều (huyện Cái Nước), phía nam giáp xã Tân Duyệt.
- Địa giới của xã Tân Mỹ ở phía bắc giáp sông Gành Hào, phía đông giáp kênh Kỹ Thuật (xã Thới Phong), phía tây giáp kênh Bồn Bồn (xã Thành Điền), phía nam giáp kênh Sáu Thước (xã Tạ An Khương).
- Địa giới của xã Thới Phong ở phía bắc giáp sông Gành Hào, phía đông giáp kênh Chà Là và kênh Cây Mét (xã Hiệp Bình), phía tây giáp kênh Kỹ Thuật (xã Tân Mỹ), phía nam giáp xã Tạ An Khương.
- Địa giới của xã Tạ An Khương ở phía bắc giáp kênh Sáu Thước (xã Tân Mỹ), phía đông giáp sông Tân Lợi (xã Tân Đức), phía tây giáp kênh Cây Nổ (xã Thành Điền), phía nam giáp lung rạch Cây Dương (xã Tân Dân).
4. Chia xã Tân Thuận thành năm xã lấy tên là xã Tân Đức, xã Hiệp Bình, xã Thuận Hoà, xã Tân Lập và xã Tân Thuận.
- Địa giới của xã Tân Đức ở phía bắc giáp kênh 30-4 (xã Hiệp Bình), phía đông giáp xã Tân Lập, phía tây giáp sông Tân Thành (xã Tân Dân) và sông Tân Lợi (xã Tạ An Khương), phía nam giáp xã Long Hòa.
- Địa giới của xã Hiệp Bình ở phía bắc giáp sông Gành Hào, phía đông giáp xã Thuận Hòa, phía tây giáp xã Thới Phong, phía nam giáp kênh 30-4 (xã Tân Đức) và rạch Chũ Biện (xã Tân Lập).
- Địa giới của xã Thuận Hòa ở phía bắc giáp sông Gành Hào, phía đông giáp xã Tân Thuận, phía tây giáp xã Hiệp Bình, phía nam giáp xã Tân Lập.
- Địa giới của xã Tân Lập ở phía bắc giáp rạch Chũ Biện (xã Hiệp Bình và Thuận Hòa), phía đông giáp xã Tân Thuận, phía tây giáp xã Tân Đức, phía nam giáp rạch Bọng Két (xã Long Hòa và Tân Tiến).
- Địa giới của xã Tân thuận ở phía bắc giáp sông Gành Hào, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp xã Thuận Hòa và xã Tân Lập, phía nam giáp rạch Bọng Két (xã Tân Tiến).
5. Chia xã Tân tiến thành bốn xã lấy tên là xã Nguyễn Huân, xã Long Hòa, xã Tân Tiến và xã Phú Hải.
- Địa giới của xã Nguyễn Huân ở phía bắc giáp rạch Vàm Ngựa (xã Long Hòa), phía đông giáp rạch Cái Bẹ (xã Phú Hải), phía tây giáp sông Tân Thành (xã Tân Chánh và Tân Hùng), phía nam giáp sông Đầm Dơi (huyện Năm Căn).
- Địa giới của xã Long Hòa ở phía bắc giáp xã Tân Đức, phía đông giáp sông Nhà Ngoãn (xã Tân Tiến), phía tây giáp sông Tân Thành (xã Tân Chánh), phía nam giáp rạch Vàm Ngựa (xã Nguyễn Huân).
- Địa giới của xã Tân Tiến ở phía bắc giáp rạch Bọng Két (xã Tân Lập và Tân Thuận), phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp sông Nhà Ngoãn (xã Long Hòa), phía nam giáp xã Phú Hải.
- Địa giới của xã Phú Hải ở phía bắc giáp xã Tân Tiến, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp rạch Cái Bẹ (xã Nguyễn Huân), phía nam giáp huyện Năm Căn.
VI. HUYỆN THỚI BÌNH
1. Chia xã Biển Bạch thành bốn xã lấy tên là xã Biển Bạch Tây, xã Biển Bạch Tân, xã Biển Bạch và xã Biển Bạch Đông.
- Địa giới của xã Biển Bạch Tây ở phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp kênh Ranh Hạt (tỉnh Kiên Giang), phía tây giáp kênh Lâm Trường (huyện U Minh), phía nam giáp xã Biển Bạch Tân.
- Địa giới của xã Biển Bạch Tân ở phía bắc giáp xã Biển Bạch Tây, phía đông giáp kênh Ranh Hạt (tỉnh Kiên Giang), phía tây giáp kênh Lâm Trường (huyện U Minh), phía nam giáp xã Biển Bạch.
- Địa giới của xã Biển Bạch ở phía bắc giáp xã Biển Bạch Tân, phía đông giáp kênh Ranh Hạt (tỉnh Kiên Giang), phía tây giáp kênh Lâm Trường (huyện U Minh), phía nam giáp xã Biển Bạch Đông.
- Địa giới của xã Biển Bạch Đông ở phía bắc giáp xã Biển Bạch, phía đông giáp kênh Ranh hạt (tỉnh Kiên Giang), phía tây giáp kênh Lâm trường (huyện U Minh), phía nam giáp xã Trí Phải Tây và xã Thới Thuận.
2. Chia xã Trí Phải thành bốn xã lấy tên là xã Trí Phải Tây, xã Trí Phải Trung, xã Trí Phải Đông và xã Trí Phải.
- Địa giới của xã Trí Phải Tây ở phía bắc giáp Biển Bạch Đông, phía đông giáp kênh Ranh Hạt (tỉnh Kiên Giang), phía tây giáp xã Thới Thuận, phía nam giáp xã Trí Phải Trung.
- Địa giới của xã Trí Phải Trung ở phía bắc giáp xã Trí Phải Tây, phía đông giáp kênh Ranh Hạt (tỉnh Kiên Giang), phía tây giáp xã Thới Thuận và xã Thới Bình, phía nam giáp xã Trí Phải và xã Trí Phải Đông.
- Địa giới của xã Trí Phải Đông ở phía bắc giáp xã Trí Phải Trung, phía đông giáp kênh Ranh Hạt (tỉnh Kiên Giang), phía tây giáp xã Trí Phải, phía nam giáp kênh Bảy Ngàn (xã Tân Quý).
- Địa giới của xã Trí Phải ở phía bắc giáp xã Trí Phải Trung, phía đông giáp xã Trí Phải Đông, phía tây giáp xã Thới Bình, phía nam giáp kênh Cây Dừa (xã Tân Xuân) và xã Tân Quý.
3. Chia xã Tân Phú Thành thành ba xã lấy tên là xã Tân Quý, xã Tân Phú và xã Tân Xuân.
- Địa giới của xã Tân Quý ở phía bắc giáp xã Trí Phải Đông, phía đông giáp kênh Ranh hạt (tỉnh Kiên Giang), phía tây giáp kênh Huyện Sử (xã Tân Xuân), phía nam giáp kênh Năm Mão (xã Tân Phú).
- Địa giới của xã Tân Phú ở phía bắc giáp kênh Năm Mão (xã Tân Quý), phía đông và đông bắc giáp kênh Ranh Hạt (tỉnh Kiên Giang), phía tây giáp kênh Huyện Sử (xã Tân Xuân) vả rạch Ban Lỳ (xã Tân Bình), phía nam giáp huyện Gia Rai.
- Địa giới của xã Tân Xuân ở phía bắc giáp xã Trí Phải và xã Tân Quý phía đông giáp xã Tân Phú, phía tây giáp xã Thới Bình, phía nam giáp rạch Đầu Nai (xã Tân Thới).
4. Chia xã Tân Lộc thành bốn xã lấy tên là xã Tân Thới, xã Tân Bình, xã Tân Lộc và xã Tân Hải.
- Địa giới của xã Tân Thới ở phía bắc giáp rạch Đầu Nai (xã Tân Xuân) và xã Thới Bình, phìa đông giáp sông Bạch Ngưu (xã Tân Bình), phía tây giáp xã Thới Bình và Thới Hòa, phía nam giáp xã Tân Hải.
- Địa giới của xã Tân Bình ở phía bắc giáp rạch Ban Lỳ (xã Tân Phú), phía đông giáp xã Phong Tiến, phía tây giáp sông Bạch Ngưu (xã Tân Thới), phía nam giáp rạch Trâu Trắng (xã Tân Lộc).
- Địa giới của xã Tân Lộc ở phía bắc giáp rạch Trâu Trắng (xã Tân Bình) phía đông giáp xã Phong Tiến, phía tây giáp xã Tân Hải, phía nam giáp huyện Cà Mau.
- Địa giới của xã Tân Hải ở phía bắc giáp xã Tân Thới, phía đông giáp xã Tân Lộc, phía tây giáp xã Hồ Thị Kỷ, phía nam giáp huyện Cà Mau.
5. Chia xã Thới Bình thành ba xã lấy tên là Thới Thuận, xã Thới Bình và xã Thới Hòa.
- Địa giới của xã Thới Thuận ở phía bắc giáp xã Biển Bạch Đông, phía đông giáp xã Trí Phải Tây, phía tây giáp kênh Lâm Trường (huyện U Minh), phía nam giáp thị trấn Thới Bình và xã Thới Bình.
- Địa giới của xã Thới Bình ở phía bắc giáp xã Trí Phải và xã Trí Phải Trung, phía đông giáp xã Tân Xuân và xã Tân Thới, phía tây giáp thị trấn Thới Bình, phía nam giáp xã Thới Hòa và xã Tân Thới.
- Địa giới của xã Thới Hòa ở phía bắc giáp xã Thới Bình và thị trấn Thới Bình, phía đông giáp xã Tân Thới, phía nam giáp xã Hồ Thị Kỷ.
6. Xác định ranh giới của xã Hồ Thị Kỷ sau khi chuyển giao 1 phần 2 xã sang cho huyện Cà Mau theo quyết định số 326-CP như sau:
Địa giới của xã Hồ Thị Kỷ ở phía bắc giáp xã Thới Hòa, phía đông giáp xã Tân Hải, phía tây giáp sông Trèm Trẹm (xã Khánh Thới), phía nam giáp huyện Cà Mau.
7. Thành lập trên phần đất còn lại của xã Khánh An sau khi đã được chuyển sang cho huyện U Minh theo quyết định số 326-CP một xã mới lấy tên là xã Khánh Thới.
Địa giới của xã Khánh Thới ở phía bắc giáp thị trấn Thới Bình và huyện U Minh, phía đông giáp sông Trèm Trẹm (xã Thới Hòa và Hồ Thị Kỷ), phía tây giáp kênh tưới cấp II (huyện U Minh), phía nam giáp rạch Cai Phú (xã Khánh Minh, huyện U Minh).
8. Tiếp nhận một phần đất của xã Phong Thạnh Tây thuộc huyện Gia Rai chuyển sang theo quyết định số 326-CP để thành lập một xã mới lấy tên là xã Phong Tiến.
Địa giới của xã Phong Tiến ở phía bắc giáp xã Tân Phú, phía đông giáp kênh Nhà Thờ (huyện Phước Long), phía Tây giáp xã Tân Bình và xã Tân Lộc, phía nam giáp sông Quản Lộ - Phụng Hiệp (huyện Giá Rai).
9. Xác định ranh giới của thị trấn Thới Bình như sau:
Ở phía bắc giáp xã Thới Thuận, phía đông giáp xã Thới Bình, phía tây giáp kênh Lâm trường (huyện U Minh) và xã Khánh Thới, phía nam giáp xã Thới Hòa và xã Khánh Thới.
VII. HUYỆN PHÚ TÂN.
1. Chia xã Tân Hưng Tây thành hai xã lấy tên là xã Tân Hưng Tây và xã Tân Hải.
- Địa giới của xã Tân Hưng Tây ở phía bắc giáp xã Tân hải, phía đông giáp kênh chống úng quẹo sang rạch Bàu Thùng (xã Việt Khái) phía nam giáp cửa sông Bảy Háp (vịnh Thái Lan), phía tây giáp vịnh Thái Lan.
- Địa giới của xã Tân Hải ở phía bắc giáp thị trấn Phú Tân, phía đông giáp xã Việt Khái, phía nam giáp xã Tân Hưng Tây, phía tây giáp vịnh Thái Lan.
2. Chia xã Việt Khái thành ba xã lấy tên là xã Việt Khái, xã Việt Hùng và xã Việt Thắng.
- Địa giới của xã Việt Khái ở phía bắc giáp xã Phú Hòa phía đông giáp kênh Thầy Ba (xã Việt Hùng) và rạch Mang Rô (xã Việt Thắng), phía nam giáp sông Bảy Háp, phía tây giáp kênh chống úng quẹo sang rạch Bàu Thùng (xã Tân Hưng Tây và xã Tân Hải).
- Địa giới của xã Việt Hùng ờ phía bắc giáp rạch Quản Phú (xã Phú Thuận), phía đông giáp sông Đồng Cùng (xã Trần Thới, huyện Cái Nước), phía nam giáp kênh Dân Quân (xã Việt Thắng), phía tây giáp sông Thầy Ba (xã Việt Khái).
- Địa giới của xã Việt Thắng ở phía bắc giáp kênh Dân Quân (xã Việt Hùng), phía đông giáp sông Đồng Cùng (huyện Cái Nước), phía nam giáp sông Bảy Háp (huyện Năm Căn), phía tây giáp rạch Mang Rô (xã Việt Khái).
3. Chia xã Phú Mỹ A thành ba xã lấy tên là xã Phú Mỹ A, xã Phú Thành và xã Phú Thuận.
- Địa giới của xã Phú Mỹ A ở phía bắc giáp sông Đồng Cùng (huyện Trần Thời), phía đông giáp xã Tân Hiệp (huyện Cái Nước), phía nam giáp xã Phú Thuận, phía tây giáp kênh Sáu Mai (xã Phú Hải).
- Địa giới của xã Phú Thành ở phía bắc giáp đầm Đồng Cùng (huyện Trần Thời), phía đông giáp kênh Sáu Mai (xã Phú Mỹ A), phía nam giáp xã Phú Hòa và xã Phú Mỹ A, phía tây giáp xã Phú Hòa.
- Địa giới của xã Phú Thuận ở phía bắc giáp xã Phú Mỹ A, phía đông giáp xã Tân Hiêp (huyện Cái Nước), phìa nam giáp rạch Quản Phú (xã Việt Hùng), phía tây giáp xã Phú Hòa và xã Việt Khái.
4. Chia xã Phú Mỹ B thành hai xã lấy tên là xã Phú Hòa và xã Phú Hiệp.
- Địa giới của xã Phú Hòa ở phía bắc giáp sông Đồng Cùng (huyện Trần Thời), phía đông giáp kênh sáng Thợ May (xã Phú Thành), phía nam giáp xã Việt Khái và xã Phú Thuận, phía tây giáp xã Phú Hiệp.
- Địa giới của xã Phú Hiệp ở phía bắc giáp sông Đồng Cùng (huyện Trần Thời), phía đông giáp xã Phú Hòa, phía nam giáp thị trấn Phú Tân, phía tây giáp vịnh Thái Lan.
5. Thị trấn Cái Đôi nay đổi tên là thị trấn Phú Tân.
Địa giới của thị trấn Phú Tân ở phía bắc giáp xã Phú Hiệp, phía đông giáp xã Việt Khái, phía nam giáp xã Tân Hải, phía tây giáp vịnh Thái Lan.
VII. HUYỆN CÁI NƯỚC:
1. Chia xã Tân Hưng thành bốn xã lấy tên là xã Tân Hưng, xã Thạnh hưng, xã Phong Hưng và xã Hiệp Hưng.
- Địa giới của xã Tân Hưng ở phía bắc giáp Bàu Sộp (xã Phú Lộc), phía đông giáp rạch Bàu Dũng (xã Thạnh Hưng) và lung Bồng Bồng (xã Phong Hưng), phía tây giáp Bàu Sộp (xã Phú Lộc) và sông Cái Giếng), kênh 5 (xã Hòa Mỹ), phía nam giáp rạch Phong Lưu (xã Hiệp Hưng).
- Địa giới của xã Thạnh Hưng ở phía bắc giáp kênh quế 4 (xã Lương Thế Trân), huyện Cà Mau), phía đông giáp kênh sáng Đội Cường (xã Tân Trung), phía tây giáp xã Tân Hưng và đường đào (xã Phú Lộc), phía nam giáp sông Bảy Háp (xã Phong Hưng).
- Địa giới của xã Phong Hưng ở phía bắc giáp sông Bảy Háp (xã Thạnh Hưng), phía đông giáp sông Bảy háp (xã Trần Phán), phía tây giáp lung Bồng Bồng (xã Tân Hưng) và sông Phong Lưu (xã Hiệp Hưng), phía nam giáp kênh Thị Kiến (xã Hiệp Hưng).
- Địa giới của xã Hiệp Hưng ở phía bắc giáp sông Phong Lưu (xã Tân Hưng), phía đông giáp sông Phong Lưu, kênh Thị Kiến (xã Phong Hưng) phía tây giáp xã Tân Hưng Đông và xã Hòa Mỹ, phía nam giáp sông Cái Nước (xã Đông Thới).
2. Chia xã Đông Thới thành hai xã lấy tên là xã Đông Thới và xã Tân Thới.
- Địa giới của xã Đông Thới ở phía bắc giáp sông Cái Nước (xã Hiệp Hưng), phía đông giáp sông bảy háp (xã Hòa Điền), phía tây giáp rạch Ông Phụng, phía nam giáp lung Nhà Thính (xã Tân Thới)
- Địa giới của xã Tân Thới ở phía bắc giáp lung Nhà Thính (xã Đông Thới), phía đông giáp sông Bảy Háp (xã Hòa Điền), phía tây giáp xã Trần Thời, phía nam giáp sông Bảy Háp (xã Tân An, huyện Năm Căn).
3. Chia xã Hưng Mỹ thành ba xã lấy tên là xã Hưng Mỹ, xã Hòa Mỹ và xã Bình Mỹ.
- Địa giới của xã Hưng Mỹ ở phía bắc giáp xã Phong Phú (huyện Trần Thời) và kênh Cùng (xã Phú Hưng, huyện Trần Thời), phía đông giáp lộ xe (xã Hòa Mỹ), phía tây giáp rạch ông Cậu (xã Phong Phú, huyện Trần Thời), phía nam giáp rạch Mai Vọt (xã Bình Mỹ),
- Địa giới của xã Hòa Mỹ ở phía bắc giáp lung Bà Quan (xã Phú Lộc), phía đông giáp sông Cái Giếng và kênh 5 (xã Tân Hưng), phía tây giáp lộ xe (xã Hưng Mỹ và xã Bình Mỹ), phía nam giáp kênh Chống Mỹ (xã Tân Hưng Đông).
- Địa giới của xã Bình Mỹ ở phía bắc giáp rạch Mai Vọt (xã Hưng Mỹ), phía đông giáp lộ xe (xã Hòa Mỹ), phía tây giáp Đầm Bà Tường và rạch ông Cậu (xã Phong Phú, huyện Trần Thời), phía nam giáp kênh Chống Mỹ (xã Tân Hiệp).
4. Xã Trần Thới, sau khi cắt 2 phần 5 đất sang huyện Phú tân, diện tích và số dân còn lại vẫn lấy tên là xã Trần Thới.
Địa giới của xã Trần Thới ở phía bắc giáp xã Cái Nước, phía đông giáp kênh Cũ (xã Tân Thới), phía tây giáp sông Đồng Cùng (huyện Phú Tân) và rạch Nhà Vi (xã Tân Hiệp), phía nam giáp sông Bảy Háp) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn).
5. Chia xã Phú Hưng thành hai xã lấy tên là xã Phú Hưng và xã Phú Lộc.
- Địa giới của xã Phú Hưng ở phía bắc giáp kênh Giáp Mậu (xã Lương Thế Trân, huyện Cà Mau), phía đông giáp lộ xe (xã Phú Lộc), phía tây giáp kênh Giữa, lung Láng, ngọn ông Tự (huyện Trần Thời), phía nam giáp kênh Cùng (xã Hưng Mỹ),
- Địa giới của xã Phú Lộc ở phía bắc giáp lung Cậy Bốm (huyện Cà Mau), phía đông giáp Bàu Sộp (xã Tân Hưng) và đường Đào (xã Thạnh Hưng), phía tây giáp lộ xe (xã Phú Hưng), phía nam giáp lung Bà Quản (xã Hòa Mỹ).
6. Chia xã Tân Hưng Đông thành ba xã lấy tên là xã Tân Hưng Đông, xã Tân Hiệp và xã Cái Nước.
- Địa giới của xã Tân Hưng Đông ở phía bắc giáp kênh Chống Mỹ (xã Hòa Mỹ), phía đông giáp xã Hiệp Hưng, phía tây giáp lộ xe (xã Tân Hiệp), phía nam giáp sông Cái Nước (xã Cái Nước).
- Địa giới của xã Tân Hiệp ở phía bắc giáp kênh Chống Mỹ (xã Bình Mỹ), phía đông giáp lộ xe (xã Tân Hưng Đông) và xã Cái Nước, phía tây giáp kênh Bến Đìa, (huyện Phú Tân), phía nam giáp rạch Nhà Vi (xã Trần Thới).
- Địa giới của xã Cái Nước ở phía bắc giáp sông Cái Nước (xã Tân Hưng Đông), phía đông giáp rạch ông Phụng (xã Đông Thới), phía tây giáp xã Tân Hiệp, phía nam giáp kênh bà Chủ Nghi và xã Trần Thới.
7. Chia xã Trần Phán thành hai xã lấy tên là xã Tân Trung và xã Trần Phán.
- Địa giới của xã Tân Trung ở phía bắc giáp đập Hai Mai (huyện Cà Mau), phía đông giáp rạch Mương Điều (xã Thành Điền, huyện Ngọc Hiển), phía tây giáp kênh sáng Đội Cường (xã Thạnh Hưng), phía nam giáp lung Sen (xã Trần Phán).
- Địa giới của xã Trần Phán ở phía bắc giáp lung Sen (xã Tân Trung), phía đông giáp lung Cây Kè, (xã Tân Duyệt, huyện Ngọc Hiển), phía tây giáp sông Bảy Háp (xã Phong Hưng), phía nam giáp rạch Bờ Đập (xã Quách Phẩm).
8. Chia xã Quách Phẩm A thành hai xã lấy tên là xã Quách Thẩm và xã Hòa Điền.
- Địa giới của xã Quách Thẩm ở phía bắc giáp rạch Bờ Đập (xã Trần Phán), phía đông giáp lung Cây Kè (xã Tân Duyệt, huyện Ngọc Hiển), phía tây giáp sông Bảy Háp (xã Phong Hưng, xã Hiệp Hưng và xã Đông Thới), phía nam giáp rạch Út Hà và lung Lá (xã Hòa Điền).
- Địa giới của xã Hòa Điền ở phía bắc giáp rạch Út Hà, lung Lá (xã Quách Phẩm), phía đông giáp rạch Cây Keo (xã Tân Hồng, huyện Ngọc Hiển), phía tây giáp sông Bảy háp (xã Đông Thới, xã Tân Thới), phía nam giáp kênh Lầu Quốc Gia (xã Tân Trung, huyện Năm Căn).
IX. HUYỆN NĂM CĂN:
1. Chia xã Viên An thành ba xã lấy tên là xã Duyên An Đông, xã Duyên An Tây và xã Đất Mũi.
- Địa giới của xã Duyên An Đông ở phía bắc giáp sông Cửa Lớn (xã Đất Mới), phía đông giáp rạch Bà Tường (xã Tân An), phía tây giáp rạch ông Thước (xã Duyên An Tây), phía nam giáp biển Đông.
- Địa giới của xã Duyên An Tây ở phía bắc giáp sông Cửa Lớn (xã Đất Mới), phía đông giáp rạch ông Thước (xã Duyên An Đông), phía tây giáp rạch Cái Hòa (xã Đất Mũi), phía nam giáp biển Đông.
- Địa giới của xã Đất Mũi ở phía bắc giáp vịnh Thái Lan, phía đông giáp rạch Cái Hòa, phía nam giáp biển Đông, phía tây giáp vịnh Thái Lan.
2. Chia xã Năm Căn thành hai xã và một thị trấn lấy tên là xã Hàm Rồng, xã Đất Mới và thị trấn Năm Căn.
- Địa giới của xã Hàm Rồng ở phía bắc giáp sông Bảy Háp (huyện Phú Tân), phía đông giáp rạch Cái Nháp và sông Cái Ngay (xã Tân An, xã Hiệp Tùng), phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía nam giáp kênh Mới (thị trấn Năm Căn và xã Đất Mới).
- Địa giới của xã của xã Đất Mới ở phía bắc giáp xã Hàm Rồng, phía đông giáp thị trấn Năm Căn, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía nam giáp sông Cửa Lớn (xã Tân An, xã Duyên An Đông và xã Duyên An Tây).
- Địa giới của xã thị trấn Năm Căn ở phía bắc giáp kênh Mới (xã Hàm Rồng), phía đông giáp xã Tam Giang, phía tây giáp xã Đất Mới, phía nam giáp xã Tân An và xã Tam Giang.
3. Chia xã Tân An thành hai xã lấy tên là xã Tam Giang và xã Tân An.
- Địa giới của xã Tam Giang ở phía bắc giáp kênh ông Đơn (xã Thạnh Tùng), phía đông giáp sông Đầm Dơi và rạch Hồ Tra (xã Phú Hải, huyện Nam Hiển), phía tây giáp rạch Cái Ngay, Hiệp Tùng, thị trấn Năm Căn), rạch Bương (xã Tân An), phía nam và đông nam giáp biển Đông.
- Địa giới của xã Tân An ở phía bắc giáp sông Cửa Lớn (xã Đất Mới), phía đông giáp rạch Bương (xã Tam Giang), phía tây giáp rạch bà Bường (xã Duyên An Đông), phía nam giáp biển Đông.
4. Chia nửa xã Quách Thẩm B thành ba xã lấy tên là xã Thanh Tùng, xã Tân Điền và xã Hiệp Tùng.
- Địa giới của xã Thanh Tùng ở phía bắc giáp kênh Trưởng Đạo (xã Tân Hùng, huyện Ngọc Hiển), phía đông giáp sông Đầm Dơi (xã Nguyễn Huân), phía tây giáp rạch Bỏ Mũ (xã Tân Điền), phía nam giáp kênh ông Đơn (xã Tam Giang).
- Địa giới của xã Tân Điền ở phía bắc giáp xã An Lập, xã Tân Hùng (huyện Ngọc Hiển), phía đông giáp xã Thanh Tùng, phía đông giáp xã Thanh Tùng, phía tây giáp xã An Lập, phía nam giáp xã Hiệp Tùng.
- Địa giới của xã Hiệp Tùng ở phía bắc giáp kênh Ba Xã, (xã Tân An, xã An Lập và xã Tân Điền), phía đông giáp rạch Cái Ngay (xã Tam Giang), phía tây giáp kênh sáng Cái Ngay (xã Hàm Rồng), phía nam giáp thị trấn Năm Căn.
5. Chia nửa xã Quách Phẩm A thành ba xã lấy tên là xã Tân Trung, xã An Lập và xã Tân An.
- Địa giới của xã Tân Trung ở phía bắc giáp kênh Lầu Quốc Gia (xã Hòa Điền, huyện Cái Nước) phía đông giáp rạch Cây Keo (xã Ngọc Chánh, huyện Ngọc Hiển), phía tây giáp sông Bảy Háp (xã Tân Thới Đông, huyện Cái Nước), phía nam giáp rạch Bà Hinh, Láng Ngọn (xã An Lập).
- Địa giới của xã An Lập ở phía bắc giáp rạch Bà Hính, Láng Ngọn (xã Tân Trung), phía đông giáp vàm kênh Khào Tư, (xã Tân Điền), phía tây giáp kênh ...Chùa Hải, phía nam giáp kênh Ba Xã (xã Hiệp Tùng).
- Địa giới của xã Tân An ở phía bắc giáp sông Bảy Háp (xã Trần Thới, huyện Cái Nước), phía đông giáp kênh Khai Hoang (xã An Lập), phía tây giáp rạch Cái Nháp (xã Hàm Rồng), phía nam giáp kênh Ba Xã (xã Hiệp Tùng).
X. HUYỆN TRẦN THỜI:
1. Chia xã Khánh Hưng A thành năm xã lấy tên là xã Khánh Dân, xã Khánh Hải, xã Khánh Hiệp, xã Khánh Hòa và xã Khánh Hưng.
- Địa giới của xã Khánh Dân ở phía bắc giáp xã Khánh Hiệp và xã Khánh Lộc, phía đông giáp xã Khánh Lộc, phía tây giáp xã Khánh Hải, phía nam giáp sông ông Đốc, xã Phong Điền và xã Phong Lạc.
- Địa giới của xã Khánh Hải ở phía bắc giáp xã Khánh Hòa, phía đông giáp xã Khánh Dân và xã Khánh Hiệp, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía nam giáp sông ông Đốc và thị trấn sông ông Đốc.
- Địa giới của xã Khánh Hiệp ở phía bắc giáp xã Khánh Hưng, phía đông giáp xã Khánh Dũng, xã Khánh Lộc, phía tây giáp xã Khánh Hòa, xã Khánh Hải, phía nam giáp xã Khánh Dân.
- Địa giới của xã Khánh Hòa ở phía bắc giáp xã Khánh Hưng B, phía đông giáp xã Khánh Hưng, xã Khánh Hiệp, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía nam giáp xã Khánh Hải.
- Địa giới của xã Khánh Hưng ở phía bắc giáp xã Khánh Hưng B, phía đông giáp xã Khánh Dũng, nông trường U Minh 1, phía nam giáp xã Khánh Hiệp và xã Khánh Dũng.
2. Chia xã Khánh Hưng B thành hai xã lấy tên là xã Khánh Tân và xã Khánh Hưng B.
- Địa giới của xã Khánh Tân ở phía bắc giáp xã Khánh Lâm (huyện U Minh), phía đông giáp rừng U Minh, nông trường U Minh 1, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía nam giáp xã Khánh Hưng B.
- Địa giới của xã Khánh Hưng B ở phía bắc giáp xã Khánh Tân, phía đông giáp rừng U Minh, nông trường U Minh 1, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía nam giáp xã Khánh Hòa và xã Khánh Hưng.
3. Chia xã Trần Hội thành bốn xã và một thị trấn lấy tên là xã Khánh Lộc, xã Khánh Dũng, xã Khánh Xuân, xã Trần Hội và thị trấn Trần Thời.
- Địa giới của xã Khánh Lộc ở phía bắc giáp xã Khánh Dũng, phía đông giáp xã Trần Hội và thị trấn Trần Thời, phía tây giáp xã Khánh Dân và xã Khánh Hiệp, phía nam giáp xã Phong Lạc.
- Địa giới của xã Khánh Dũng ở phía bắc giáp nông trường U Minh và xã Khánh Hưng, phía đông giáp xã Khánh Xuân, phía tây giáp xã Khánh Hưng và xã Khánh Hiệp, phía nam giáp xã Khánh Lộc và xã Trần Hội.
- Địa giới của xã Khánh Xuân ở phía bắc giáp rừng U Minh, nông trường U Minh 1, phía đông giáp xã Khánh Tây, phía tây giáp xã Khánh Dũng, phía nam giáp xã Trần Hội.
- Địa giới của xã Trần Hội ở phía bắc giáp xã Khánh Xuân và xã Khánh Dũng, phía đông giáp xã Khánh Đông, phía tây giáp xã Khánh Lộc, phía nam giáp thị trấn Trần Thời.
- Địa giới của thị trấn Trần Thời ở phía bắc giáp xã Trần Hội, phía đông giáp xã Khánh Đông, phía tây giáp xã Khánh Lộc, phía nam giáp xã Phong Lạc.
4. Chia xã Phong Lạc thành ba xã lấy tên là xã Phong Phú, xã Phong Điền và xã Phong Lạc.
- Địa giới của xã Phong Phú ở phía bắc giáp sông ông Đốc, xã Khánh Đông và xã Khánh Trung, phía đông giáp xã Lợi An, phía nam và đông nam giáp xã Phú Hưng (huyện Cái Nước), phía tây giáp xã Phong Lạc.
- Địa giới của xã Phong Điền ở phía bắc giáp sông ông Đốc, xã Khánh Hải và xã Khánh Dân, phía đông giáp xã Phong Lạc, phía tây giáp thị trấn sông ông Đốc và kênh kiểm lâm.
- Địa giới của xã Phong Lạc ở phía bắc giáp sông ông Đốc, xã Khánh Dân, xã Khánh Lộc và thị trấn Trần Thời, phía đông giáp xã Phong Phú, phía tây giáp xã Phong Điền, phía nam giáp sông Mỹ Bình.
5. Chia xã Khánh Bình thành bốn xã lấy tên là xã Khánh Bình, xã Khánh Trung, xã Khánh Đông và xã Khánh Tây.
- Địa giới của xã Khánh Bình ở phía bắc giáp xã Khánh Tây, phía đông giáp sông ông Đốc, phía tây giáp xã Khánh Trung, phía nam giáp xã Lợi An.
- Địa giới của xã Khánh Trung ở phía bắc giáp xã Khánh Bình, phía tây giáp xã Khánh Đông, phía nam giáp xã Phong Phú.
- Địa giới của xã Khánh Đông ở phía bắc giáp xã Khánh Tây, phía đông giáp xã Khánh Trung, phía tây giáp xã Trần Hội và thị trấn Trần Thời, phía nam giáp xã Phong Phú.
- Địa giới của xã Khánh Tây ở phía bắc giáp rừng U Minh, xã Khánh Lâm và xã Khánh Hiệp (huyện U Minh), phía đông giáp xã Khánh Bình, phía tây giáp xã Khánh Xuân, phía nam giáp xã Khánh Đông và xã Khánh Trung.
6. Thành lập một xã mới ở vùng sôngông Đốc lấy tên là xã Lợi An.
Địa giới của xã Lợi An ở phía bắc giáp xã Tân Lợi, phía đông giáp xã Lý Văn Lâm (huyện Cà Mau), phía tây giáp sông ông Đốc, xã Khánh Bình, phía nam giáp xã Phong Phú (huyện Cà Mau).
7. Phân vạch địa giới của thị trấn sông ông Đốc như sau: ở phía bắc giáp xã Khánh Hải, phía đông giáp xã Khánh Hải và xã Phong Điền, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía nam giáp rừng U Minh, xã Phong Điền.
XI. HUYỆN U MINH:
1.Chia xã Nguyển Phích thành ba xã và một thị trấn lấy tên là xã Nguyễn Phích, xã Phuyễn Phích A, xã Nguyễn Pích B và thị trấn U Minh.
- Địa giới của xã Nguyễn Phích ở phía bắc giáp xã Nguyễn Phích B, phía đông giáp xã Biển Bạch Tân, xã Biển Bạch và xã Biển Bạch Đông (huyện Thới Bình), phía tây giáp thị trấn U Minh, phía nam giáp xã Nguyễn Phích A.
- Địa giới của xã Nguyễn Phích A ở phía bắc giáp xã Nguyễn Phích, phía đông giáp xã Thới Thuận, và xã Khánh Thới (huyện Thới Bình), phía tây giáp xã Khánh Lâm, phía nam giáp xã Khánh Minh.
- Địa giới của xã Nguyễn Phích B ở phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp xã Biển Bạch tây (huyện Thới Bình) phía tây giáp xã Khánh Tiến, phía nam giáp thị trấn U Minh.
- Địa giới của thị trấn U Minh ở phía bắc giáp xã Nguyễn Phích B, phía đông giáp xã Nguyễn Phích, phía tây giáp xã Khánh Lâm và xã Khánh Hòa, phía nam giáp xã Khánh Lâm.
2. Chia xã Khánh An thành ba xã lấy tên là xã Khánh An, xã Khánh Minh và xã Khánh Hiệp.
- Địa giới của xã Khánh An ở phía bắc giáp xã Khánh Minh và xã Khánh Thới (huyện Thới Bình), phía đông giáp xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình), phía tây giáp xã Khánh Lâm, phía nam giáp xã Khánh Hiệp.
- Địa giới của xã Khánh Minh ở phía bắc giáp xã Nguyễn Phích A, phía đông giáp xã Khánh Thới (huyện Thới Bình), phía tây giáp xã Khánh Lâm, phía nam giáp xã Khánh An.
- Địa giới của xã Khánh Hiệp ở phía bắc giáp xã Khánh An, phía đông giáp xã Cái Tàu, phía tây giáp xã Khánh Lâm, phía nam giáp xã Khánh tây (huyện Trần Thời).
3. Chia xã Khánh Lâm thành năm xã lấy tên là xã Khánh Lâm, xã Khánh Hội, xã Khánh Tân, xã Khánh Tiến và xã Khánh Hòa.
- Địa giới của xã Khánh Lâm ở phía bắc giáp xã Khánh Tân, xã Khánh Hòa và thị trấn U Minh, phía đông giáp xã Nguyễn Phích An xã Khánh Minh, xã Khánh An và xã Khánh Hiệp, phía tây giáp xã Khánh Hội, phía nam giáp rừng U Minh và nông trường U Minh 1.
- Địa giới của xã Khánh Hội ở phía bắc giáp xã Khánh Tân, phía đông giáp xã Khánh Lâm, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía nam giáp xã Khánh Tân (huyện Trần Thời).
- Địa giới của xã Khánh Tân ở phía bắc giáp xã Khánh Tiến, phía đông giáp xã Khánh Hoà, phía Tây giáp vịnh Thái Lan, phía nam giáp xã Khánh Hội.
- Địa giới của xã Khánh Tiến ở phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp xã Nguyễn Phích B, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía nam giáp xã Khánh Tân, và xã Khánh Hòa.
- Địa giới của xã Khánh Hòa ở phía bắc giáp xã Khánh Tiến, phía đông giáp xã Nguyễn Phích B và thị trấn U Minh, phía tây giáp xã Khánh Tân, phía nam giáp xã Khánh Lâm.
XII. HUYỆN CÀ MAU:
1. Chia xã Hòa Thành thành ba xã lấy tên là xã Hòa Thành, xã Hòa Tân và xã Bình Thành
- Địa giới của xã Hòa thành ở phía bắc giáp kênh sáng Bạc Liêu – Cà Mau, xã Tân Định, phía đông giáp kênh sáng Tắc Vân và xã Định Thành, phía tây giáp thị xã Cà Mau, phía nam giáp xã Bình Thành và xã Hòa Tân.
- Địa giới của xã Hòa Tân ở phía bắc giáp xã Hòa Thành, phía đông giáp xã Định Hòa, phía tây giáp xã Bình Thành, phía nam giáp sông Gành Hào.
- Địa giới của xã Bình Thành ở phía bắc giáp thị xã Cà mau và xã Hòa Thành, phía đông giáp xã Hòa Tân, phía Tây giáp xã Thạnh Trung, phía nam giáp sông Gành Hào.
2. Chia xã Tân Thành thành ba xã lấy tên là xã Tân Thành, xã Tân Định và xã Tân Thạnh.
- Địa giới của xã Tân Thành ở phía bắc và phía đông giáp huyện Giá rai, phía tây giáp xã Tân Thành phía nam giáp thị trấn Tắc Vân.
- Địa giới của xã Tân Định ở phía bắc giáp xã Tân Thạnh, phía đông giáp xã Tân Thành, phía tây giáp thị xã Cà Mau, phía nam giáp quốc lộ 4.
- Địa giới của xã Tân Thạnh ở phía bắc giáp sông Quản Lộ đi Phụng Hiệp, phía đông giáp xã Tân Định, phía tây giáp thị xã Cà Mau, phía nam giáp xã Tân Định.
3. Chia xã An Xuyên thành hai xã lấy tên là xã An Xuyên và xã An Lộc.
- Địa giới của xã An Xuyên ở phía bắc giáp lộ xe Tân Lộc, phía đông giáp rạch O-rô, phía tây giáp lộ xe Tân Lộc, phía nam giáp sông Quản Lộ đi Phụng Hiệp.
- Địa giới của xã An Lộc ở phía bắc giáp sông Giồng Kè, phía đông giáp xã An Xuyên, phía tây giáp xã Tân Lợi, phía nam giáp thị xã Cà Mau.
4. Chia xã Lương Thế Trân thành ba xã lấy tên là xã Lương Thế Trân, xã Thạnh Trung và xã Thạnh Phú.
- Địa giới của xã Lương Thế Trân ở phía bắc giáp xã Thạnh Phú, phía đông giáp xã Thạnh Trung, phía tây giáp xã Thạnh Phú, phía nam giáp huyện Cái Nước.
- Địa giới của xã Thạnh Trung ở phía bắc giáp phường 8, thị xã Cà Mau phía đông giáp sông Gành Hào, phía tây giáp xã Lương Thế Trân, phía nam giáp huyện Cái Nước.
- Địa giới của xã Thạnh Phú ở phía bắc giáp xã Lý Văn Lâm, phía đông giáp lộ xe đi Năm Căn, phía tây giáp huyện Trần Thời, phía nam giáp huyện Cái Nước.
5. Xác định địa giới của xã Lý Văn Lâm như sau: ở phía bắc giáp sông Tắc Thủ (xã Tân Lợi), phía đông giáp thị xã Cà Mau, phía tây giáp huyện Trần Thời, phía nam giáp xã Thạnh Phú.
6. Chia xã Định Thành thành ba xã lấy tên là xã Định Thành, xã Định Hòa và xã Định Bình.
- Địa giới của xã Định Thành ở phía bắc giáp xã Tân Thành và thị trấn Tắc Vân, phía đông giáp huyện Giá Rai, phía tây giáp thị trấn Tắc Vân và xã Hòa Thành, phía nam giáp xã Định Hòa và xã Định Bình.
- Địa giới của xã Định Hòa ở phía bắc giáp xã Định Thành, phía đông giáp xã Định Bình, phía tây giáp xã Hòa Thành, xã Hòa Tân, phía nam giáp sông Gành Hào.
- Địa giới của xã Định Bình ở phía bắc giáp xã Định Thành, phía đông giáp huyện Giá Rai, phía tây giáp xã Định Hòa, phía nam giáp sông Gành Hào.
7. Thành lập (trên phần nửa đất của xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình tách sang huyện Cà Mau) một xã mới lấy tên là xã Tân Lợi.
Địa giới của xã Tân Lợi ở phía bắc giáp xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình), phía đông giáp xã An Lộc, phía tây giáp sông ông Đốc phía nam giáp xã Lý Văn Lâm.
8. Xác định địa giới của thị trấn Tắc Vân như sau: ở phía bắc giáp xã Tân Định, xã Tân Thành, phía đông giáp xã Định Thành, phía tây giáp xã Hòa Thành, phía nam giáp xã Định Thành.
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh Minh Hải chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| T.M. VÀ THỪA ỦY NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ BỘ TRƯỞNG PHỦ THỦ TƯỚNG Vũ Tuân |
Từ khóa » Cái Nước Minh Hải
-
Bạc Liêu được đổi Tên Thành Tỉnh Minh Hải, đồng Thời Thị ... - Facebook
-
Chính Xác, đáp án Là Minh Hải - VnExpress
-
Quá Trình Hình Thành Và Tái Lập Tỉnh Cà Mau
-
Quá Trình Hình Thành Và Tái Lập Tỉnh Cà Mau - Cổng Thông Tin điện Tử
-
Quyết định 75-HĐBT Phân Vạch địa Giới Huyện, Thị Xã Thuộc Tỉnh ...
-
Quyết định 94-HĐBT Phân Vạch địa Giới Thị Xã Cà Mau, Huyện Cà ...
-
2000100368-094 - CHI NHÁNH CÔNG TY CP DƯỢC MINH HẢI
-
Từ điển Tiếng Việt "minh Hải" - Là Gì?
-
Giới Thiệu - Tòa án Nhân Dân Tỉnh Cà Mau
-
Về Việc Chia Và điều Chỉnh địa Giới Hành Chính Một Số Tỉnh
-
Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Minh Hải
-
Chi Nhánh Công Ty CP Dược Minh Hải - Quầy Thuốc Số 2 Cái Nước