BTC sân Hàng Đẫy và Hà Nội FC vừa phải nhận án phạt nặng từ Ban kỷ luật Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) sau khi để CĐV Hải Phòng đốt pháo sáng trong trận đấu ở vòng 6 V-League 2019 cuối tuần qua.
''Cơn mưa'' pháo sáng tại sân Hàng Đẫy tối ngày 21/4. Ảnh: Ngọc Tú
Theo Ban kỷ luật VFF, với việc không có biện pháp ngăn chặn, để CĐV Hải Phòng mang hàng trăm quả pháo sáng vào đốt trong sân, BTC sân Hàng Đẫy và Hà Nội FC phải nộp phạt 70 triệu đồng và thi đấu trên sân không có khán giả tại vòng 7. Trong khi đó, CLB Hải Phòng cũng phải nhận án phạt 70 triệu đồng vì để CĐV nhà đốt pháo sáng trên sân khách.Câu chuyện đặt ra sau án phạt của Ban kỷ luật VFF với đội bóng Thủ đô đang đã phải chịu một hình phạt cao nhất trong các hình phạt của VFF. Đây không phải là lần đầu tiên CĐV Hải Phòng gây ra những “cơn mưa” pháo sáng, tại V-League 2018 CĐV Hải Phòng cũng đã “làm loạn” tại sân Hàng Đẫy khi ném hàng chục quả pháo sáng cùng tiền âm phủ được xuống sân.Việc một nhóm CĐV Hải Phòng tự cho mình “quyền làm chủ sân khấu” tại Hàng Đẫy dường như đã thành tiền lệ. Trong khi các đội bóng và người hâm mộ đang xây dựng một nền bóng đá trong sạch, hình ảnh đẹp với các nước trong châu lục cũng như thế giới thì những hình ảnh phản cảm như tối ngày 21/4 vừa qua là đáng lên án và phải loại bỏ ngay lập tức.Quay trở lại với án phạt mà Ban kỷ luật VFF đưa ra cho Hà Nội FC, BTC sân Hàng Đẫy và CĐV Hải Phòng, có lẽ câu chuyện “quýt làm, cam chịu” là điều quá đỗi quen thuộc trong những năm vừa qua. Theo Trưởng ban kỷ luật VFF Vũ Xuân Thành: "Không thể cấm Hải Phòng đá sân nhà không khán giả, vì mọi chuyện xảy ra trên sân Hàng Đẫy. Đây là án phạt chúng tôi cho là hợp lý nhất".Nếu như ở vòng 5, BTC sân Lạch Tray cũng đã phải nhận án phạt là 20 triệu đồng do để CĐV đốt pháo sáng. Điều này có thể thấy, án phạt của Ban kỷ luật VFF dành cho các CĐV quá khích này vẫn còn chưa đủ răn đe, khi liên tục tái phạm và để lại hậu quả cho những đội bóng khác gánh chịu. Vậy liệu rằng, với mức phạt 70 triệu đồng lần này sẽ có gì để đảm bảo CĐV Hải Phòng không còn tiếp diễn, “làm loạn” ở bất cứ sân bóng nào khác? Câu trả lời chắc chắn chỉ có ở CĐV quá khích đất Cảng.
Các cầu thủ ''ngao ngán'' vì pháo sáng do các CĐV nén xuống sân. Ảnh: Ngọc Tú
Còn đối với Hà Nội FC, điều đầu tiên có thể khẳng định BTC sân Hàng Đẫy phải có trách nhiệm đối với việc để các CĐV tuồn pháo sáng vào sân đốt. Việc nhận án phạt là điều dĩ nhiên khi BTC không hoàn thành nhiệm vụ tổ chức trận đấu. Thực tế cho thấy, BTC sân Hàng Đẫy cũng đã phải nhận quá nhiều án phạt trong những năm gần đây về tình trạng để CĐV đốt pháo sáng. Điều đáng trách đối với BTC sân Hàng Đẫy chính là việc chưa quyết liệt và không có biện pháp để ngăn chặn tình trạng đốt pháo sáng.Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, án phạt cho Hà Nội FC là “nặng” khi không có “cầu thủ số 12” trong trận đấu với TP Hồ Chí Minh cuối tuần này. Việc của các cầu thủ chỉ là thi đấu, cống hiến những pha bóng đẹp, trận đấu đầy cảm xúc cho người hâm mộ. Nhưng vì một số thành phần quá khích mà khiến các cầu thủ không còn nhận được “doping” từ các khán đài, có lẽ đây là sự, thiệt thòi và bất công đối với Hà Nội FC cũng như các cầu thủ.Bên cạnh đó, việc người hâm mộ bóng đá Thủ đô không được đến sân do những hành động không đáng có của CĐV Hải Phòng có lẽ là sự nghiệt ngã? Liệu rằng, cứ vi phạm là phạt hành chính có còn phù hợp nữa hay không? Với mục tiêu vươn tầm ra châu lục, xa hơn là thế giới, bóng đá Việt Nam cần phải có sự thay đổi tích cực.