Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? Phân Loại Rác Thải Và Cách Xử Lý
Có thể bạn quan tâm
Rác thải sinh hoạt sẽ trở thành một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm bởi nếu mỗi hộ gia đình không biết xử lý chúng đúng cách? Nhưng liệu bạn đã biết rõ chúng là gì chưa? Làm thế nào để có thể phân chia và có cách xử lý hiệu quả? Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết Rác thải sinh hoạt là gì? Phân loại rác thải và cách xử lý dưới đây nhé.
Định nghĩa rác thải sinh hoạt là gì?
Rác thải sinh hoạt đa phần là các chất rắn đã bị loại ra trong quá trình sinh sống, kinh doanh, các hoạt động, và sản xuất của con người cũng như các loài động vật. Rác thải sinh hoạt đa phần phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, các khu thương mại, khu công nghiệp, ngành trồng trọt chăn nuôi, rác thải xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải….
Thành phần chủ yếu của chúng là các chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống của chúng ta. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho cuộc sống của con người.
Phân loại thành phần rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình
Rác thải sinh hoạt vô cơ: đây là những loại rác thải đã không thể sử dụng được nữa và cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể được xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải hoặc đốt. Rác thải vô cơ đa phần bắt nguồn từ các loại vật liệu xây dựng đã không thể sử dụng hoặc đã qua sử dụng và bị bỏ đi. Ngoài ra còn có các loại bao bì bọc bên ngoài hộp, chai thực phẩm, các loại túi nilon đã bị bỏ đi sau khi dùng đựng thực phẩm cũng như một số loại vật dụng, thiết bị khác trong đời sống hằng ngày của con người.
Rác thải sinh hoạt hữu cơ: Đây là loại rác thải dễ phân hủy và có thể tái chế được bằng cách sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Chúng bắt nguồn gốc từ những phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người. Những phần thực phẩm còn thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng được nữa, cũng như các loại hoa, lá cây, cỏ đã không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải hữu cơ trong môi trường.
Rác thải sinh hoạt có thể tái chế: Đây là loại rác khó phân hủy nhưng lại có thể đưa vào tái chế lại để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho cuộc sống con người. Chúng có thể là các loại giấy thải, các loại hộp, vỏ chai, vỏ lon thực phẩm bị bỏ đi,…
Hướng dẫn cách phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà
Phân loại rác thải | Khái niệm | Nguồn gốc | Ví dụ | Cách xử lý |
Rác hữu cơ | Rác hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể đưa vào tái chế để sử dụng cho việc chăm bón cây và làm thức ăn cho động vật. | Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người. | Cỏ cây bị xén/ chặt bỏ, hoa rụng…. | Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân bón compost. |
Phần thực phẩm thừa hoặc bị hư hỏng không thể sử dụng cho con người. | Cơm/ canh/ thức ăn còn thừa hoặc bị thiu…. Các loại bã chè, bã cafe | |||
Các loại hoa, lá cây, cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường. | Các loại rau, củ quả đã bị hư, thối… | |||
Mica trung quốc | ||||
Rác vô cơ | Rác vô cơ là những loại rác đã thể sử dụng được nữa, cũng không thể tái chế hoặc tốn quá nhiều chi phí để tái chế nên chỉ có thể được xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải. | Các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng hoặc đã qua sử dụng và được bỏ đi. | Gạch/ đá, đồ sành/ sứ vỡ hoặc không còn giá trị sử dụng. | Thu gom vào dụng cụ chứa rác và đưa đến các điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển, đưa đi xử lý ở các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định. |
Các loại bao bì bọc bên ngoài hộp/ chai thực phẩm. | Đồ da, đồ cao su, đồng hồ hỏng, băng đĩa nhạc, radio… không thể sử dụng. | |||
Các loại túi nilong được bỏ đi sau khi con người dùng đựng thực phẩm | Các loại vỏ sò/ ốc, vỏ trứng… | |||
Một số loại vật dụng/ thiết bị trong đời sống hàng ngày của con người. | Ly/ cốc/ bình thủy tinh vỡ… | |||
Rác tái chế | Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế lại thành các sản phẩm mới cùng loại hoặc có thể tái chế thành một sản phẩm mới khác để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người. | Các loại giấy thải | Hộp giấy, bì thư, bưu thiếp đã qua sử dụng | Cần được tách riêng, đựng trong túi ny-lon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế |
Các loại hộp/ chai/ vỏ lon thực phẩm bỏ đi | Thùng carton, sách báo cũ. | |||
Các loại ghế nhựa, thau/ chậu nhựa, quần áo và vải cũ… | ||||
Các loại vỏ lon nước ngọt/ lon bia/ vỏ hộp trà…. |
Phương pháp thu gom và cách xử lý rác thải sinh hoạt
Phương pháp thu gom rác thải sinh hoạt:
Thu gom rác hữu cơ (rác ướt): Rác có dạng chất lỏng như các loại thức ăn thừa, rau, bã trà, hoa quả, vỏ ốc, vỏ tôm cua,… dễ bị thối rữa nên phải thu gom hàng ngày. Cần để ráo nước trước khi cho rác hữu cơ vào xô và túi vì nếu có nước chúng sẽ tạo ra mùi hôi rất khó chịu.
Thu gom rác vô cơ: có thể được phân chia thành hai loại là rác có thể tái chế và rác không tái chế . Rác tái chế có thể được thu gom và đựng riêng trong túi nilon hoặc túi vải để bán cho các cơ sở tái chế. Rác không thể tái chế sẽ được thu gom, đựng trong thùng, túi nilon để mang ra bãi rác.
Quy trình cách xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình:
Xử lý rác thải sinh hoạt vô cơ không tái chế: Các gia đình nên tự tổ chức thu gom phần rác của gia đình mình và vận chuyển chúng ra bãi chứa rác tạm thời (hoặc nơi chờ để xe rác đến lấy). Không đổ rác bừa bãi ra ven đường, các bờ kênh, ao hồ…
Xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ: Xây hố rác di động chính là một trong những mô hình xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình rất hiệu quả. Đặc biệt là đối với là các gia đình ở nông thôn hoặc ven thành phố, thị xã. Thực hiện đào hố trong vườn nhà và cách xa nơi ở trên 3m, nơi đào hố không quá khô hay quá ẩm ướt. Chất liệu xây hố thường bằng kim loại hoặc gỗ.
Xử lý các thải bằng phương pháp đốt
Phương pháp thiêu đốt rác thải sinh hoạt đã và luôn được áp dụng nhiều. Khi rác thải sinh hoạt sẽ được thiêu trong nhiệt độ từ khoảng 1.000độ C – 11.000 độ C thì sẽ bị phân hủy hoàn toàn thành tro, xỉ rồi được tiến hành chôn lấp xuống dưới lòng đất sâu.
Vì sao cần phải phân loại rác thải sinh hoạt
Số lượng rác thải sinh hoạt ngày một nhiều hơn, trong khi các bãi rác xử lý rác thải và các công ty vệ sinh với chức năng xử lý rác thải luôn trong tình trạng quá tải. Do vậy, giải pháp có thể thực hiện bây giờ chính là phải nâng cao ý thức trong việc phân loại rác thải sinh hoạt: tại gia đình, từ đó góp phần giảm áp lực cho các bãi rác.
Việc xử lý rác thải sinh hoạt luôn là một vấn đề khách quan và rất cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và quá trình sản xuất kinh doanh của con người. Nó sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Vì thế mà tại sao mỗi hộ gia đình nên tự xử lý rác thải sinh hoạt.
Với thói quen của nhiều người dân tại Việt Nam chính là bỏ chung tất cả các loại rác sinh hoạt bao gồm thực phẩm thừa, vật tư hư hỏng,.… Rác thải sinh hoạt hiện nay vẫn chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì cứ vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện., rác thải đều bị bỏ chung trong một thùng rác mà không cần biết trong số chất thải sinh hoạt hàng ngày có loại có thể đưa vào tái chế và sẽ phục vụ cho cuộc sống con người.
Vì thế số lượng rác thải khổng lồ từ các công ty môi trường thu gom hàng ngày dẫn đến việc phân loại ngày càng khó khăn hơn, gây quá tải. Vì vậy, công tác phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết hiện nay
Tác hại của rác thải sinh hoạt nếu không được xử lý đúng cách
Ô nhiễm môi trường đất
Tất cả các loại rác thải sinh hoạt như các bao nilon, hộp xốp, các loại chai lọ thủy tinh… chính là những vật dụng rất phổ biến hằng ngày dùng để đựng vật dụng. Tuy nhiên khi không dùng nữa thì chúng sẽ bị xả thải ra môi trường hoặc bị đem chôn xuống lòng đất vì chúng không có khả năng tự phân hủy được.
Các loại rác thải này đều chứa nhiều chất độc hại tiêu diệt các sinh vật có lợi trong lòng đất như vi sinh vật, giun, các động vật không xương sống, ếch, nhái,… Chưa kể đến, bao nilon phải mất tận 500 năm mới phân hủy trong khi hộp xốp sẽ mất 400 năm. Chúng sẽ dần làm cho môi trường đất trở nên nghèo dinh dưỡng và giảm đa dạng sinh học…
Khi tích lũy ngày càng nhiều, chúng sẽ ngấm sâu vào lòng đất và gián tiếp làm ô nhiễm đến nguồn nước ngầm, hoặc các chất độc ngấm vào các nông sản. Khi con người ăn hoặc uống vào thì sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm môi trường nước
Chất thải sinh hoạt khi không được xử lý đúng kỹ thuật mà đã vội xả thải ra môi trường nước sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nước ngầm, các nguồn sông ngòi và biển. Các sinh vật trong nước sẽ chết dần. Đặc biệt là những quốc gia có hệ thống sông ngòi, nhiều ao hồ, kênh rạch và giáp biển như Việt Nam.
Thì việc xả thải chất thải sinh hoạt, các chất thải công nghiệp, sản xuất kim loại, dầu độc hại tại đầu nguồn nước dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt. Nếu ai sử dụng nguồn nước đã nhiễm độc này có khả năng bị ung thư gấp 9 lần so với những người bình thường.
Ô nhiễm không khí
Việc đốt rác thải không đúng quy định sẽ khiến hàm lượng khí CO2, S và nhiều khí khác lan ra môi trường khiến không khí bị ô nhiễm. Chính vì thế, chất thải sinh hoạt không chỉ gây ảnh hưởng tới môi trường nước mà còn khiến bầu không khí của con người bị ảnh hưởng nặng nề. Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là nơi tập kết rác hoặc nơi tập trung nhiều những khu dân cư, nơi có khói bụi nhiều.
Tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển
Những người tiếp xúc thường xuyên với rác thải sinh hoạt không được xử lý triệt để hoặc đang sống trong môi trường gần các bãi rác có mùi hôi thối và mầm bệnh tật sẽ rất dễ dàng mắc bệnh. Ví dụ vi khuẩn thương hàn tồn tại trong các bãi rác lên tới 15 ngày, các vi khuẩn giun sán là 300 ngày, trong khi đó vi khuẩn lỵ sẽ sống tới 40 ngày. Các con vật chủ trung gian như bọ, ruồi, chuột, muỗi,… chính là nguồn mang mầm bệnh này đến con người.
Quy định về phân loại rác thải sinh hoạt
Theo quyết định 44/2018/QĐ-UBND về việc ban hành quy định phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh (đã có hiệu lực từ ngày 24/11/2018) đã nêu rõ: Các hộ gia đình, chủ nguồn chất thải phải thực hiện phân loại rác tại nguồn trước khi chuyển cho đơn vị thu gom, vận chuyển. Quy định này đã góp phần nào tạo thêm áp lực vào một số bộ phận người dân ý thức kém, không có ý thức phân loại rác sinh hoạt từ nguồn.
Tóm lại vấn đề “Rác thải sinh hoạt là gì? Phân loại rác thải và cách xử lý”
Có thể thấy, việc phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt vừa có thể mang lại lợi ích bảo vệ môi trường xung quanh, vừa có thể tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hơn hết chính là sẽ làm giảm được nguồn rác thải ra môi trường, giúp tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý.
Từ khóa » Khái Niệm Chất Thải Sinh Hoạt
-
Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? Tại Sao Lại Phải Phân Loại Rác Tại Nguồn?
-
Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? Có Mấy Loại Rác Thải Và Cách Xử Lý Rác Thải?
-
Chất Thải – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm Rác Thải Sinh Hoạt Và Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả
-
Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Là Gì? - PHUONGNAM24H.COM
-
[PDF] QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT - Hepza..vn
-
Chất Thải Rắn Sinh Hoạt được Phân Loại Như Thế Nào?
-
Rác Thải Sinh Hoạt: Định Nghĩa, Phân Loại & Quy Trình Xử Lý
-
Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? - Môi Trường Sài Thành
-
Chất Thải Công Nghiệp Là Gì?
-
Nâng Cao Trách Nhiệm Phân Loại Rác Thải Sinh Hoạt Của Hộ Gia đình ...
-
Rác Thải ở Nước Ta được Phân Loại Như Nào? - Urenco
-
Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? Quy Trình Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt