Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? Quy Trình Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt
Có thể bạn quan tâm
Trước khi cùng nhau tìm hiểu về quy định hiện hành của bộ tài nguyên môi trường về xử lý rác thải sinh hoạt, chúng ta cùng công ty thu mua phế liệu Việt Đức nhau tìm hiểu nhé
Rác thải sinh hoạt là gì? rác là gì? chất thải là gì?
Rác thải sinh hoạt được hiểu là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sinh sống, hoạt động, kinh doanh và sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công nghiệp, ngành trồng trọt chăn nuôi, khu công cộng, khu thương mại, rác thải xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải…Trong đó, rác thải sinh hoạt là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất.
Thành phần chủ yếu của chúng là các chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống của chúng ta. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người. Rác thải được phân chia thành rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải công nghiệp và rác thải chăn nuôi. Chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống theo nhiều cách khác nhau.
Số lượng, thành phần của lượng rác thải tại từng tỉnh, từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào quy định pháp luật áp dụng, trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật cũng như ý thức, trình độ của người dân. Bất kỳ một hoạt động sống của con người trong quá trình sinh sống và sản xuất kinh doanh tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng,… đều sẽ sản sinh ra một lượng rác đáng kể.
Bạn thắc mắc khái niệm: rác thải là gì?. Cũng giống như rác thải sinh hoạt, nhưng khái niệm này ở tầm vĩ mô hơn. Rác thải là toàn bộ những vật chất thải loại bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng, rác thải y tế, rác thải công nghiệp, phế thải…
Cũng như rác thải sinh hoạt, rác thải, chất thải cũng là tên gọi chung chỉ các vật chất bỏ đi.
Những gì có thể tái chế được
Chúng bao gồm cả vật chất hữu cơ và vô cơ, vật thể rắn, long, khí.. Mỗi loại có 1 cách khác nhau để xử lý và tái chế. Nhưng thường những chất vô cơ thì được tái chế nhiều như lon nhôm phế liệu, mủ, phế liệu sắt thép, đồng, quặng, phế liệu inox, giấy.. Và tất cả rau củ quả mục nát, thúc ăn thừa hư thối..
Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt, tái chế rác thải sinh hoạt
Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt Bao gồm 4 bước
- Bước 1: Phân loại chất thải rắn hay các loại chất thải khác.
- Bước 2: Tiến hành thu gom tận nơi.
- Bước 3: Vận chuyển chất thải đến điểm tập trung để rửa sạch hoặc ép cục.
- Bước 4: Xử lý chất thải, tái chế rác thải sinh hoạt.
xem thêm Quy trình tái chế rác thải nhựa
Vì sao cần phải học cách phân loại rác thải sinh hoạt
Việc xử lí rác thải là 1 vấn đề khách quan và rất cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và quá trình sản xuất kinh doanh của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người.
Hiện nay tất cả người dân tại Việt Nam đangc ó thói quen là gom tất cả rác thải, phế thải từ cơm thừa, canh cặn, đến vật dụng hằng ngày.. vào 1 chỗ. Xong rồi bỏ vào túi rác. Không hề quan tâm chúng là rác hữu cơ, rác vô cơ hay rác tái chế.
Học cách phân loại rác thải sinh hoạt là tạo điều kiện cho veiejc xử lý và vệ sinh môi trường trở nên dễ dàng hơn.
Số lượng chất thải sinh hoạt ngày nhiều hơn, trong khi các bãi rác xử lý rác thải và các công ty đủ chức năng xử lý rác thải đang trong tình trạng quá tải. Do vậy, giải pháp được đặt ra chính là phải nâng cao ý thức trong việc phân loại rác thải từ nguồn: tại gia đình, góp phần giảm áp lực cho các bãi rác. Ý thức của người dân và chính sách răn đe mạnh mẽ của pháp luật là yếu tố quyết định đến việc kiểm soát vứt/ xả rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải tài nguyên.
Thói quen của nhiều người dân tại Việt Nam là gom và vất chung tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa, vật tư hư hỏng… Rác thải hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện., rác thải đều được bỏ chung trong một thùng rác mà không cần biết trong số chất thải sinh hoạt hàng ngày có loại có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người.
Tại các đô thị lớn, hay tại các không gian công cộng như: bệnh viện, khu công nghiệp, công viên, vườn hoa, trường học bảo tàng…. luôn có sự xuất hiện của những chiếc thùng rác nhựa cố định hai ngăn với một ngăn chứa rác vô cơ – một ngăn chứa rác hữu cơ để giúp bạn phân loại ngay từ đầu. 1 người 1 tay, việc làm đó sẽ là điều tuyệt vời đối với môi trường.
Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ các công ty môi trường thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải nặng nề. Vì vậy, công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết hiện nay, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn khó xử lý đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể bán cho các công ty thu mua phế liệu để thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải kim loại có thể tái chế và tái sử dụng được.
Chúng ta có thể phân loại rác thải thành các loại sau:
-
Rác thải vô cơ
-
Rác thải hữu cơ
-
Rác tái chế
xem thêm: quy trình tái chế rác thải nhựa
Bảng hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
Có thể chúng ta đã biết nhưng ít khi để ý. Vậy hôm nay chúng ta có thể cùng xem lại và hướng dẫn con cái, cùng như những người lớn tuổi về cách phân loại rác thải từ nguồn theo bảng sau:
Các loại rác thải sinh hoạt, cách phân loại chất thải sinh hoạt, cách xử lý rác thải sinh hoạt
Để góp phần bảo vệ môi trường sống, điều quan trọng là bạn phải biết phân loại rác thải như thế nào cho đúng cách để chắc chắn các loại rác thải khác nhau được phân chia thành đúng loại. Không như nước ngoài, nhân dân được giáo dục để phân loại rác từ nguồn, tại Việt Nam việc này ít phổ biến hơn. Mặc dù việc xử lý rác thải gia đình hiệu quả sẽ giúp môi trường sống trở nên tốt hơn. Nhưng chúng ta chưa biết cách phân loại cnhất thải sinh hoạt cho đúng.
Thay vì bắt đầu từ việc giáo dục cộng đồng. Hãy bắt đầu thực hiện việc phân loại rác từ việc tại mỗi hộ gia đình. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho các công tác thu gom vận chuyển cũng phân loại ngay để xử lý. Tiếp sau đó, rác vô cơ sản xuất thành hạt nhựa hoặc có thể đốt để thu hồi nhiệt lượng, còn rác hữu cơ thì tái sản xuất thành phân bón… Bnạ muốn biết rác thải gồm mấy loại không? Chất thải sinh hoạt xung quanh chúng ta được phân loại dựa vào tính chất của chất thải rắn, thường được phân thành 3 loại:
Rác hữu cơ là gì?
Rác hữu cơ là các loại chất thải có chứa hợp chất hữu cơ, có khả năng phân hủy sinh học dễ dàng, và tất nhiên rồi! chúng có thể đưa vào tái chế để sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Rác thải hữu cơ là loại rác có nguồn gốc từ sinh vật, chúng chỉ có thể tồn tại trong môi trường một thời gian ngắn rồi biến mất như: phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng cho con người; phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người; các loại hoa, lá cây, cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường.
Rác thải hữu cơ bao gồm các loại cụ thể như: cây cỏ bị chặt bỏ, đồ ăn thừa, lá rụng, rau quả hư hỏng, bã chè, bã cà phê, rác nhà bếp, xác súc vật, phân chăn nuôi… Rác hữu cơ bị hủy bởi ánh nắng và nước, hoặc được ăn do các sinh vật sống (côn trùng, sâu bọ, vi khuẩn…) rồi chuyển thành phân tử. Cách xử lý: thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost.
Rác vô cơ:
Rác vô cơ là những loại rác mà không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang đến các khu chôn lấp rác thải, chúng không có khả năng phân hủy trong điều kiện tự nhiên hoặc có thể phân hủy khó khăn trong thời gian rất dài. Rác vô cơ có nguồn gốc từ một số loại vật dụng, thiết bị cũ không sử dụng nữa bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người như: các loại bao bì bọc bên ngoài hộp, chai thực phẩm, các loại vật liệu xây dựng không thẻ sử dụng hoặc đã qua sử dụng và được bỏ đi, các loại túi nilong được bỏ đi sau khi con người dùng đựng thực phẩm…
Rác vô cơ bao gồmcác loại cụ thể như: gạch, đá, đồ sành sứ vỡ ly, cốc, bình thủy tinh vỡ; các loại vỏ sò, ốc, vỏ trứng, hoặc không còn giá trị sử dụng… ; đồ da, vật liệu xây dựng, đồ cao su, đồng hồ hỏng, băng đĩa nhạc, radio, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi … không thể sử dụng được nữa. Đặc biệt, trong chất thải rắn vô cơ có một số thành phần được gọi là chất thải nguy hại. Chất thải được gọi là nguy hại khi có ít nhất một trong các tính chất: , ăn mòn (các chất có tính axit hoặc kiềm mạnh), dễ nổ (bình gas, bật lửa…), gây nhiễm trùng (chất thải người bệnh, chất thải y tế, bơm kim tiêm…), chất chứa độc hại (vỏ thuốc bảo vệ thực vật, pin…).
Đối với chất thải nguy hại cần được thu gom vào một loại túi riêng, sẫm màu và cần được giao cho bộ phận quản lý môi trường xử lý theo quy trình riêng.
Rác tái chế:
Rác tái chế là gì? Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người, có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại. Có nguồn gốc từ các loại giấy thải, các loại hộp, chai, vỏ lon thực phẩm bỏ đi như: hộp giấy, bì thư, bưu thiếp, thùng carton, sách báo cũ đã qua sử dụng; các loại vỏ lon nước ngọt, lon bia, vỏ hộp trà, vỏ chai, đồ nhựa gia dụng; các loại nhựa (các loại ghế nhựa, thau, chậu nhựa), kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…), quần áo và vải cũ ….
Cách xử lý: cần được tách riêng, đựng trong túi ny-lon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế Tuy nhiên, tùy từng khu vực mà có thể có cách phân loại khác nhau. Tại khu vực trường học, nguồn rác vô cơ và rác hữu cơ không nhiều, thay vào đó rác tái chế được như chai, lọ chiếm đa số. Việc phân loại như vậy sẽ tăng hiệu quả trong việc thu rác tái chế được và tiết kiệm chi phí xử lý. Để phân loại có hiệu quả hơn, ta vẫn nên thiết kế thùng rác 3 ngăn nhưng rác hữu cơ và vô cơ sẽ được bỏ chung, 2 ngăn còn lại sẽ là chai nhựa và lon kim loại.
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là gì? Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh hàng ngày hoặc các hoạt động khác. Ví dụ: rác thải từ giấy báo, rác cây cỏ sân vườn, đồ đạc đã sử dụng, các loại bì nhựa, rác thỉa sinh hoạt con người thải ra…. Chất thải rắn sinh hoạt có nhiều nguồn khác nhau.
Thành phần rác thải sinh hoạt
Thành phần rác thải sinh hoạt theo thống kê năm 2017 như dưới đây ( con số rác thải tái chế thay đổi mỗi năm tăng lên rất nhiều)
Tác hại của rác thải sinh hoạt
Ô nhiễm môi trường đất
Tất cả các loại rác thải như Bao nilon, hộp xốp, chai lọ thủy tinh… là những vật dụng rất phổ biến hằng ngày dùng để đựng vật dụng hàng ngày của người dân. Tuy nhiên khi không dùng nữa sẽ xả thải ra môi trường và bị đem chôn xuống lòng đất không có khả năng tự phân hủy được. Các loại rác thải sinh hoạt này còn chứa nhiều chất độc hại tiêu diệt các sinh vật trong lòng đất như vi sinh vật, giun, động vật không xương sống, ếch, nhái.. Bao nilon phải mất khoảng 500 năm mới phân hủy trong khi hộp xốp ;lại mất 400 năm. . Chúng sẽ dần làm cho môi trường đất trở nên nghèo dinh dưỡng, giảm đa dạng sinh học.. Đây gọi là tình trạnh ô nhiễm môi trường đất.
Ảnh hưởng đến cảnh quan
Ý thức và chính sách pháp luật ở Việt nam còn lòng lẻo nên việc xả thải bừa bãi ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh và làm mất tính thẩm mỹ quan của công ty và khu dân cư. Do đó, việc tuyên truyền ý thức và nhắc nhở người dân cũng như áp dụng pháp luật mạnh mẽ để buộc tuân thủ đúng việc bỏ rác đúng nơi, phân loại rác kỹ lưỡng, cho ra túi riêng, cột kỹ trước khi đưa đi thải loại ra môi trường là việc hết sức cấn thiết lúc này.
Ô nhiễm môi trường nước
Chất thải sinh hoạt khi không được xử lý đúng kĩ thuật mà đã vội xả thải ra môi trường nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nước ngầm, nguồn sông ngòi và biển. Các sinh vật trong nước sẽ chết dần. Đặc biệt là những quốc gia có hệ thống sông ngòi, ao hồ, kênh rạch và giáp biển như Việt Nam. Việc xả thải chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, sản xuất kim loại, dầu độc hại tại đầu nguồn nước dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn.
Theo chẩn đoán, nếu ai sử dụng nước nhiễm độc này có khả năng bị ung thư gấp 9 lần bình thường. Không chỉ vậy, khi thải rác sinh hoạt ra ngoài hệ thống kênh rạch còn khiến cho nguồn tài nguyên thủy hải sản, tôm cá chết hàng loạt hoặc các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản địa phương thất bại trong việc nuôi trồng thủy hải sản..
Ô nhiễm không khí
Chất thải sinh hoạt không chỉ gây ảnh hưởng tới môi trường nước mà còn khiến bầu không khí của chúng ta bị ảnh hưởng nặng nề. Việc đốt rác thải không đúng cách sẽ khiến hàm lượng khí CO2, S và nhiều khí khác lan ra môi trường khiến không khí bị ô nhiễm. Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là nơi tập kết rác hoặc nơi tập trung nhiều khu dân cư, khói bụi nhiều cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí vào mau khô hạn ít mưa.
Tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển
Những người thường xuyên tiếp xúc với rác thải không được xử lý triệt để hoặc sống trong môi trường gần bãi rác có mùi hôi thối và mầm bệnh tật sẽ dễ dàng mắc bệnh rất cao. Vi khuẩn thương hàn tồn tại trong các bãi rác lên tới 15 ngày, giun các loại là 300 ngày, trong khi đó vi khuẩn lỵ sống tới 40 ngày. Các con vật chủ trung gian như bọ, chuột, muỗi, ruồi là nguồn mang mầm bệnh này đến với chúng ta.
Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt, hướng dẫn xử lý rác thải
Có rất nhiều phương pháp xử lý rác thải được áp dụng, và tại các công ty xử lý rác thường áp dụng tùy vào chủng loại, độ độc hại của rác, nhưng thường áp dụng theo các phương pháp như sau:
Thiêu đốt hoặc chôn lấp, xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt
Việc thiêu đốt hoặc chôn lấp rác thải sinh hoạt đã và đang được áp dụng nhiều. Khi rác thải được thiêu trong nhiệt độ từ khoảng 1.000độ C – 11.000 độ C sẽ phân hủy hoàn toàn thành tro, xỉ rồi tiến hành chôn lấp xuống dưới lòng đất sâu. Tuy nhiên vì chi phí thiêu đốt tại các cơ sở uy tín rất cao nên việc áp dụng và đầu tư vận hành các nhà máy chưa được đầu tư nhiều.
Tại các nước phát triển còn sử dụng nhà máy đốt rác để phát điện để tiết kiệm, biến rác thành nhiên liệu có ích hơn. Một số tỉnh thành ở nước ta đã áp dụng thành cồn phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại.
Tái chế rác thải, công nghệ xử lý chất thải rắn
Với những loại rác thải có khả năng tái chế được thì sẽ được tận dụng để tái chế. Ví dụ như các loại bao tải, vỏ lon, giấy, bìa carton..sẽ được phân loại rồi cho vào nhà máy tái chế theo quy trình sau: Đầu tiên sẽ phân loại rác cụ thể, lưu trữ và định kì. Loại rác này chủ yếu là các loại bao tải xác rắn cũ và vật dụng nhựa các loại để nấu chảy thành phôi và đóng cục tiếp tục sản xuất. Hoặc có thể tái sử dụng lại như các hộp có thể dùng để đựng gia vị, hộp đựng quà..
Hiện nay công nghệ xử lý chất thải rắn bao gồm:
- Xử lý bằng phương pháp đốt
- Xử lý bằng phương pháp ủ sinh học
- Xử lý bằng phương pháp chôn lấp
- Xử lý bằng phương pháp tái chế
Xử lý vi sinh, xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học
Đây là phương pháp khoa học hiện đại được các nước phát triển sử dụng bởi tính hiệu quả cao và an toàn nhất. Người dân có thể sử dụng chúng ngay trong gia đình để khử mùi, tăng cường độ phân hủy của các rác thải sinh hoạt hữu ích.Chất hóa học được sử dụng là Vi sinh Microbe-lift OC-IND. Sản phẩm là tập hợp các chủng vi sinh có khả năng kiểm soát hầu hết các khí gây mùi; còn tăng cường phân hủy các chất hữu cơ nhanh chóng. sẽ được tưới lên rác thải theo tỉ lệ 1:300 và chờ cho chúng tự phân hủy mà không gây độc hại, không gây ra mùi hôi cho môi trường sống cũng như sức khỏe con người.
Phân loại rác theo quy định năm nay có điểm nhấn là gì ?
Theo quy định về phân loại rác theo quy định, từ ngày 24-11 các chủ nguồn thải nếu không phân loại rác sẽ bị phạt
Theo quyết định 44/2018/QĐ-UBND của UBND TP HCM về ban hành quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh (có hiệu lực từ ngày 24/11/2018) nêu rõ: Hộ gia đình, chủ nguồn chất thải thực hiện phân loại rác tại nguồn trước khi chuyển cho đơn vị thu gom, vận chuyển.
Việc áp dụng luật định này đã phần nào tạo thêm áp lực vào 1 số bộ phận người dân ý thức kém, không có ý thức phân loại rác từ nguồn để tạo điều kiện cho các cơ sở xử lý môi trường hoạt động dễ hơn cũng như không biết góp phần chung tay bảo vệ môi trường xanh.
Công ty thu gom rác thải sinh hoạt
Được cấp phép bới chi cục thuế và sở tài nguyên môi trường, công ty phế liệu Việt Đức đủ chức năng pháp lý để tiếp nhận thu gom rác thải sinh hoạt cũng như xử lý chúng. Mọi chi phí đều theo gia sthij trường đảm bảo không cao hơn các đơn vị thu gom rác khác.
Chúng ta không thể chọn cách sinh ra, nhưng hãy chọn cách để tồn tại. Cùng công ty phế liệu Việt Đức chung tay bảo vệ môi trưởng xanh sạch đẹp nhé!
Nếu có phế liệu kim loại như nhôm, đồng, sắt, inox, chai lọ nhựa.. hãy liên lạc chúng tôi bất kể ngày đêm để được thu gom tận nơi hoặc để sử dụng Các phương pháp xử lý rác thải nhé
CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU VIỆT ĐỨCHotline:– 097.15.19.789 (Mr. Phong) – 0944.566.123 (Mr. Nghĩa)Email: phelieuvietduc@gmail.comĐịa chỉ: 105/1 Đường M1, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Tp. HCM
Từ khóa » Khái Niệm Chất Thải Sinh Hoạt
-
Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? Tại Sao Lại Phải Phân Loại Rác Tại Nguồn?
-
Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? Có Mấy Loại Rác Thải Và Cách Xử Lý Rác Thải?
-
Chất Thải – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm Rác Thải Sinh Hoạt Và Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả
-
Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Là Gì? - PHUONGNAM24H.COM
-
[PDF] QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT - Hepza..vn
-
Chất Thải Rắn Sinh Hoạt được Phân Loại Như Thế Nào?
-
Rác Thải Sinh Hoạt: Định Nghĩa, Phân Loại & Quy Trình Xử Lý
-
Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? - Môi Trường Sài Thành
-
Chất Thải Công Nghiệp Là Gì?
-
Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? Phân Loại Rác Thải Và Cách Xử Lý
-
Nâng Cao Trách Nhiệm Phân Loại Rác Thải Sinh Hoạt Của Hộ Gia đình ...
-
Rác Thải ở Nước Ta được Phân Loại Như Nào? - Urenco