Rác Thải Y Tế Là Gì? Quy Trình Thu Gom Và Xử Lý Chất Thải Y Tế
Kinh tế, xã hội phát triển luôn kéo theo nhiều hệ lụy, vấn đề đi kèm. Trong đó, xử lý rác thải luôn là điều khiến cho rất nhiều quốc gia cảm thấy vô cùng đau đầu. Tại nước ta, xử lý rác thải y tế cũng được coi là vấn đề nan giải, khó khăn bởi lẽ rác thải từ lĩnh vực y tế luôn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Vì thế, việc xử lý cũng phức tạp hơn rất nhiều.
Mục lục
- Rác thải y tế là gì?
- Các loại rác thải y tế
- Thực trạng của rác thải y tế hiện nay ở nước ta
- Các phương pháp cơ bản để giải quyết rác thải y tế
- Quy trình thu gom và quản lý rác thải y tế
Rác thải y tế là gì?
Mọi lĩnh vực, hoạt động kinh tế, xã hội đều có thể tạo ra rác thải. Đương nhiên, trong các hoạt động y tế thì điều này cũng hoàn toàn bình thường. Vậy rác thải y tế là gì? Rác thải y tế là nguồn rác từ những hoạt động trong lĩnh vực y tế tại các bệnh viện, cơ sở – trung tâm y tế, phòng thí nghiệm, vặn phòng bác sĩ… Nhìn chung, đó là nguồn rác thải có khả năng cao nhiễm các loại vi khuẩn, virus nguy hiểm, có thể gây bệnh cho con người và làm ô nhiễm môi trường.
Chính vì lý do trên, xử lý rác thải y tế cũng cần được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả nhất để không gây ra những hệ lụy cho môi trường, sức khỏe con người. Theo đạo luật đặt ra trong năm 1988, tất cả các chất thải phát sinh từ mọi quá trình nghiên cứu, xét nghiệm, tiêm chủng hay điều trị bệnh lý cho con người, động vật, đều được coi là rác thải y tế. Một số loại rác thải y tế điển hình nhất đó là găng tay, kim tiêm, dao phẫu thuật, dao mổ,…
Các loại rác thải y tế
Hiện nay nguồn rác thải y tế thải ra môi trường mỗi năm là rất lớn, do đó nhu cầu xử lý cũng đã tăng cao. Để làm tốt vấn đề này, việc phân loại rác thải để tìm ra phương pháp làm sạch hợp lý, hiệu quả nhất gần như là điều bắt buộc. Tại nước ta, rác thải y tế được phân loại như sau:
- Chất thải truyền nhiễm: đây được coi là một trong những loại chất thải nguy hiểm nhất, cần được xử lý một cách tối ưu trước khi đưa về môi trường phân hủy. Nếu không, chúng có thể phát tán mầm bệnh cho con người một cách dễ dàng và để lại nhiều hệ lụy cho xã hội.
- Chất thải bệnh lý: loại chất thải này thường là các bộ phận của người bệnh bị hỏng, mô cơ thể, mẫu máu, nước tiểu…
- Chất thải sắc nhọn: Một số loại chất thải sắc nhọn điển hình nhất mà mọi người đều biết trong lĩnh vực y tế có thể kể đến như dao mổ, kim tiêm… Loại chất thải này cũng cần được khử trùng thật kỹ càng để không mang mầm bệnh ra môi trường sống.
- Chất thải độc hại: là loại chất thải có khả năng gây tổn thương, ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường và đặc biệt là sức khỏe của con người. Chúng có khả năng gây ung thư, đột biến, ảnh hưởng đến thai nhi…
Bên cạnh đó, còn một số loại rác thải y tế tổng hợp khác chẳng hạn như rác thải dược phẩm, rác thải phóng xạ… Tuy nhiên, loại này có khối lượng không lớn.
Thực trạng của rác thải y tế hiện nay ở nước ta
Y tế là một ngành bắt buộc phải có tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Do vậy, việc xử lý rác thải từ lĩnh vực này là điều đương nhiên mà mỗi chính phủ, người dân các nước phải làm tốt. Hiện nay, tình hình rác thải y tế tại các nước trên thế giới cũng như Việt Nam có thể khái quát như sau:
Tại Mỹ, các bệnh viện lớn nhỏ của họ tạo ra một khối lượng rác thải y tế lên tới gần 6 triệu tấn mỗi năm. Tính trung bình, một giường bệnh sẽ thải ra khoảng 70kg rác thải.
Trong số đó, phần lớn được coi là rác thải tổng hợp, không chứa mầm bệnh gây nguy hại nặng nề cho môi trường nhưng vẫn cần được xử lý tốt. ngoài ra, tới 15 phần trăm rác thải đặc biệt cần chú ý bởi chúng có nhiễm trùng, có thể lây nhiễm hoặc phóng xạ…
Tại Việt Nam, khối lượng rác thải y tế có thể sẽ ít hơn rất nhiều, thế nhưng dù sao vấn đề xử lý rác thải y tế cũng cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa. Các phương pháp cần được cải tiến, đầu tư nhiều hơn để đảm bảo sự an toàn cho chính con người chúng ta.
Xem thêm: Sự nguy hại của chất thải y tế
Các phương pháp cơ bản để giải quyết rác thải y tế
Không giống như những loại rác thải thông thường khác, rác thải y tế luôn chứa nhiều thành phần đặc biệt, nguy hiểm và có khả năng gây hại rất lớn cho môi trường của chúng ta nếu không được xử lý tốt. Hiện nay, các phương pháp tốt nhất để giải quyết rác thải đang được áp dụng với rác từ lĩnh vực y tế. Một số phương pháp cơ bản nhất có thể kể đến như sau:
- Đốt: Đốt có thể coi là một phương pháp truyền thống, cơ bản nhất trong việc xử lý rác thải từ trước tới nay. Từ trước những năm 1997, gần như toàn bộ rác thải y tế tại nước ta đều được giải quyết bằng cách đốt. Biện pháp này tuy có thể thực hiện tốt trong trường hợp lựa chọn đưa khu vực hợp lý, tránh xa khu dân cư, nguồn nước… nhưng ở thời điểm hiện tại, đốt không phải là phương pháp tối ưu nữa.
- Dùng lò vi sóng: Sử dụng lò vi sóng công nghệ cao cũng là một cách khá tương đồng với việc đốt rác thải. Thế nhưng nếu thực hiện theo cách này, rác thải sẽ được xử lý triệt để, không gây ra nguy cơ truyền nhiễm bệnh.
- Dùng hóa chất: Hiện nay, chúng ta có thể sử dụng hóa chất để giải quyết rất nhiều loại chất thải, trong đó có rác y tế. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đó là phải sử dụng hóa chất tự nhiên, nếu không, chúng có thể gây ô nhiễm môi trường thậm chí còn nặng nề hơn.
- Biện pháp sinh học: Có thể nói, ở thời điểm hiện tại thì việc sử dụng các biện pháp sinh học để giải quyết rác thải y tế được coi là tối ưu, an toàn nhất cho môi trường. Chúng được áp dụng trên nguyên tác dùng các enzim trung hòa vi khuẩn độc hại trong rác thải y tế. Tuy nhiên, trên thực tế thì phương pháp này không mấy khi được áp dụng do vấn đề về chi phí.
Quy trình thu gom và quản lý rác thải y tế
Bên cạnh vấn đề xử lý rác thải, chúng ta cũng cần quan tâm đến một quy trình khác cũng quan trọng không kém đó là thu gom rác thải y tế. Bởi lẽ muốn giải quyết nguồn rác thải này một cách triệt để nhất, trước hết chúng ta phải thu gom thật triệt để, không để chúng sót lại và đi ra môi trường khi chưa được xử lý.
Tại nước ta hiện nay, cụ thể là các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế, phòng thì nghiệm… rác thải y tế luôn được xử lý, thu gom một cách có khoa học.
Trước tên, rác thải y tế sẽ được thu gom trong các thùng rác của bệnh viện, phòng khám ngay sau khi vừa sử dụng xong, tuyệt đối không để lọt ra ngoài môi trường. Trong đó, rác thải sẽ được phân loại, đóng kín và sau đó vận chuyển đến những khu vực xử lý riêng biệt. Quá trình phân loại trong thu gom diễn ra hết sức nghiêm ngặt bởi từ đó chúng ta sẽ biết được đâu là rác thải có thể tái chế, đâu là loại rác nguy hiểm cần được xử lý triệt để.
Hiện nay, các bệnh viện trung tâm y tế thường có thể áp dụng 2 cách để xử lý rác thải y tế đó là xử lý tại chỗ và xử lý bên ngoài. Xử lý rác tại chỗ có thể tạo ra sự an toàn, không gây thất thoát ra môi trường. Tuy nhiên, bù lại thì chi phí lại rất cao, đòi hỏi cơ sở trang bị công nghệ xử lý hiện đại, vì thế chúng không được sử dụng quá thường xuyên. Cách thứ 2 đó là vận chuyển và xử lý bên ngoài. Công ty chuyên vận chuyển rác y tế, hàng nguy hiểm Nam Phú Thịnh cho biết rằng để làm được điều đó, cần có những khu chứa rác thải, xử lý chuyên biệt, đồng thời có đội ngũ vận chuyển được trang bị kiến thức, tập huấn nghiệp vụ đầy đủ vì một số chất thải y tế có nhiễm virus có thể được xem là kiện phẩm nguy hiểm và người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, tiêu chuẩn an toàn, trong khi đó cũng đặc biệt lưu ý khi di chuyển các hóa chất y tế, vận chuyển hóa chất để đảm bảo độ an toàn.
Rác thải y tế là một trong những yếu tố cơ bản, không thể tránh được của mọi quốc gia. Loại rác thải này khá đặc biệt bởi chúng có khả năng chứa nhiều mầm bệnh gây hại trực tiếp cho con người. Vì vậy, quy trình thu gom, xử lý rác thải y tế cần được đảm bảo một cách tối ưu, hiệu quả nhất,
Từ khóa » Sơ đồ Quy Trình Xử Lý Rác Thải Y Tế
-
#7 Quy Trình Xử Lý Chất Thải Rắn Y Tế được Sử Dụng Nhiều Hiện Nay
-
[PDF] QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ QT.39.HT
-
[PDF] Sổ Tay Hướng Dẫn Quản Lý Chất Thải Y Tế Trong Bệnh Viện
-
Rác Thải Y Tế Là Gì? Quy Trình Xử Lý Rác Thải Y Tế An Toàn Nhất
-
Hướng Dẫn Thu Gom, Xử Lý Rác Thải Trong Công Tác Phòng, Chống Dịch ...
-
[PDF] QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
-
Quy Trình Xử Lý Chất Thải Rắn Y Tế đúng Chuẩn - Bách Khoa
-
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI Y TẾ - Health Việt Nam
-
Quy Trình Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế
-
Chất Thải Y Tế Cách Phân Loại, Thu Gom Và Xử Lý
-
Chương 17: Quản Lý Chất Thải Rắn
-
Xử Lý Nước Thải Y Tế
-
Rác Thải Y Tế Là Gì ? Biện Pháp Quản Lý, Xử Lý Chất Thải Y Tế