Rách Sụn Chêm đầu Gối: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết các trường hợp phẫu thuật can thiệp rách sụn chêm đầu gối ở Việt Nam trước đây là cắt bỏ sụn chêm rách, sửa phần sụn còn lại để đảm nhiệm chức năng của sụn. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, sau 3 – 5 năm phẫu thuật cắt sụn chêm, có khoảng 10% trường hợp có biểu hiện thoái hóa khớp gối, nhất là những trường hợp cắt bỏ sụn chêm quá nhiều. Vậy đâu là cách điều trị rách sụn đầu gối hiệu quả nhất?
Theo thống kê, có khoảng 70% chấn thương thể thao, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt… liên quan đến khớp gối, phổ biến nhất là chấn thương dây chằng, rách sụn khớp gối. Nếu không được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời và triệt để, bệnh nhân có nguy cơ suy giảm khả năng vận động và tái phát chấn thương.
Cấu tạo và chức năng của sụn chêm khớp gối
Sụn khớp gối gồm có sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, hình bán nguyệt, nằm giữa xương đùi và xương chày, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sụn khớp của xương đùi và xương chày. Bề dày trung bình của sụn chêm khoảng 3-5mm.
- Sụn chêm trong: Nằm phía bên trong khớp, có hình chữ C, dài khoảng 5-6cm. Sự liên hệ chặt chẽ giữa giải phẫu và các thành phần xung quanh có thể làm hạn chế việc di chuyển của sụn chêm. Đây cũng chính là lý do tổn thương sụn chêm thường gặp trong chấn thương khớp gối.
- Sụn chêm ngoài: Nằm bên ngoài của khớp, có hình chữ O.
Khớp gối chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, chính sụn chêm tạo nên sự vững chắc của khớp gối. Do đó, sụn chêm có vai trò:
- Giảm xóc, hấp thu và phân tán đều lực lên đầu gối;
- Tạo sự vững chắc cho khớp gối;
- Tạo sự tương hợp giữa hai mặt tiếp xúc, trải đều dịch bôi trơn và dinh dưỡng nuôi sụn khớp;
- Lấp đầy khe khớp gối, tránh việc bao khớp và hoạt mạc bị kẹt vào kẽ khớp.
Tham khảo: Cấu tạo và chức năng của sụn
Rách sụn chêm là gì?
Rách sụn chêm hay rách sụn đầu gối (tên tiếng Anh: Torn Meniscus) là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp nhất. Sụn chêm giúp ổn định khớp, bảo vệ xương không bị hao mòn nhưng chỉ cần một cú xoay gối đột ngột khi tập luyện, chơi thể thao hoặc tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông đều có thể dẫn đến sụn chêm bị rách/vỡ. Một số trường hợp khác, một phần sụn gối bị rách, vỡ ra, kẹt vào khớp gây thoái hóa đầu gối.
Chấn thương có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như rách sụn trong – ngoài, rách sừng trước – sau, rách vùng giàu mạch hoặc vô mạch,… Hình thái của vết rách cũng khác nhau, có thể là rách theo chiều dọc, chiều ngang, hình nan hoa, hình vạt hoặc các hình dạng phức tạp khác.
Đối tượng dễ dính chấn thương
- Những vận động viên thường xuyên phải tập luyện, thi đấu cường độ cao, khớp gối vận động nhiều như bóng đá, quần vợt, bóng rổ…;
- Người lớn tuổi, sụn chêm bị mòn.
Nguyên nhân gây ra chấn thương
Bác sĩ Trần Anh Vũ chia sẻ một số nguyên nhân gây vỡ sụn chêm thường gặp gồm:
- Ở trẻ em: thường xảy ra do chấn thương thể thao, khi vui chơi, chạy nhảy hoặc tai nạn giao thông. Trẻ em bị chấn thương ở trạng thái gối gấp, đồng thời chân bị vặn xoắn dẫn đến chấn thương.
- Ở người lớn: Người lớn bị rách sụn khớp gối do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc thoái hóa xương, nhất là ở người lớn tuổi. Khi đang ngồi bỗng đột ngột đứng lên trong tư thế chân hơi vặn.
Dấu hiệu nhận biết
Khi mới dính chấn thương, người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường, thậm chí vẫn tiếp tục chơi thể thao, tập luyện, thi đấu. Cơn đau do vết rách sẽ xuất hiện sau 2-3 ngày, lúc này người bệnh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như:
- Nghe như có tiếng “nổ” khi sụn chêm vừa rách;
- Đầu gối đau và sưng;
- Kẹt khớp gối, khó co duỗi khớp gối;
- Khi vận động có cảm giác lục cục phát ra từ khớp;
- Đau nhức khi ấn tay vào khe khớp gối;
- Khó đi lại, vận động.
Ngay khi có các triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.
Biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Sụn chêm có vai trò quan trọng, giúp việc đi lại và vận động được dễ dàng. Khi sụn chêm bị rách sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, gồm:
- Đau nhức khớp dữ dội: Khi rách sụn đầu gối, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức trong khớp gối, đặc biệt khi thực hiện các tư thế co duỗi, nghiêng người qua trái, phải. Những chấn thương đột ngột trong thể thao, hoặc tai nạn giao thông có thể gây nên tình trạng sưng đau, không thể duỗi thẳng chân,… Đây chính là dấu hiệu của kẹt khớp, mảnh sụn chêm bị rách đi vào giữa khớp gối, gây nên tình trạng cấn, kẹt ở đầu gối.
- Teo cơ tứ đầu đùi: Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng đau nhức khớp gối kéo dài sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị teo cơ tứ đầu đùi. Lúc này, người bệnh không thể đi lại, không thể duỗi thẳng chân, khó khăn trong vận động.
- Hư khớp gối: Tình trạng đứt dây chằng chéo trước sẽ làm gối mất vững, sụn chêm bị hư hại nặng hơn theo thời gian. Nếu sụn chêm bị hư hoàn toàn, người bệnh bắt buộc phải cắt bỏ sụn chêm, dẫn đến khớp gối nhanh chóng thoái hóa và hư khớp gối. Việc cắt sụn chêm khi tuổi càng trẻ, quá trình thoái hóa và hư khớp gối sẽ diễn ra càng sớm.
- Gây tổn thương lên các bộ phận khác: Thống kê cho thấy, có đến 50% trường hợp rách sụn chêm do tổn thương dây chằng chéo trước dẫn đến các tổn thương khác như bong chỗ bám, tổn thương dây chằng chéo sau, phù tủy xương,… Một số người có thể bị đứt một phần hoặc toàn bộ dây chằng chéo trước, dẫn đến lỏng gối, mất khả năng đi lại.
Phương pháp chẩn đoán vỡ sụn chêm
Để chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ tổn thương của khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp X-quang và MRI khớp gối. Chụp X-quang có thể nhìn thấy hình ảnh hẹp khe khớp, còn chụp cộng hưởng từ MRI từ khớp gối giúp chẩn đoán tình trạng chấn thương, phát hiện các tổn thương kèm theo nếu có như dây chằng chéo trước, sụn khớp, dây chằng chéo sau, dây chằng bên,…
Các phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị được thực hiện chủ yếu nhằm khắc phục triệu chứng đau nhức và cải thiện vận động cho người bệnh. Các phương pháp này khác nhau tùy từng vị trí, kích thước, hình thái và mức độ trầm trọng của tổn thương. Bên cạnh đó, tuổi tác và mức độ vận động của người bệnh cũng ảnh hưởng đến việc quyết định phác đồ điều trị.
Điều trị không phẫu thuật
Điều trị bảo tồn rách sụn chêm được áp dụng cho những trường hợp tổn thương nhỏ, ở vị trí ⅓ ngoài sát bao khớp máu nuôi dồi dào, người bệnh ít đau, gối còn vững. Việc điều trị chủ yếu là chườm đá, bất động khớp gối, hạn chế vận động, sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề.
Phẫu thuật
Có 2 phương pháp phẫu thuật điều trị rách sụn chêm gồm: mổ mở và mổ nội soi. BVĐK Tâm Anh áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi trong điều trị đứt chấn thương. Đây được xem là phẫu thuật ít xâm lấn, giúp người bệnh phục hồi nhanh sau phẫu thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ và điều trị triệt để.
1. Cắt bỏ sụn khớp gối
Cắt bỏ sụn chêm được chỉ định cho những vết rách cũ trên 6 tuần, vị trí rách ở vùng ⅔ trong, vùng máu nuôi nghèo nàn. Trong số các trường hợp rách sụn chêm khớp gối, đây là trường hợp nghiêm trọng nhất, không có khả năng phục hồi. Bác sĩ buộc phải cắt bỏ bằng kỹ thuật cắt tiết kiệm vùng rách, chừa vùng nguyên giáp bao khớp, giữ vững khớp và độ chịu lực toàn cơ thể.
2. Ghép sụn chêm
Ghép sụn là một phẫu thuật khá phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng sụn chêm đồng loại (allograft) để ghép. Do đó, với điều kiện hiện tại, Việt Nam chưa thực hiện được kỹ thuật điều trị này.
3. Khâu sụn chêm
Sụn chêm có vai trò quan trọng trong điều hòa lực truyền từ xương đùi xuống xương chày, khi rách một phần hoặc rách toàn bộ sụn chêm sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều hòa lực, sự phân phối lực không đều giữa các vùng xương đùi xuống xương chày, dẫn đến tổn thương lớp sụn và dần gây thoái hóa khớp. Sụn chêm bị cắt bỏ càng nhiều, nguy cơ thoái hóa khớp càng sớm và trầm trọng.
Vì thế, để hạn chế phải cắt bỏ sụn chêm, kỹ thuật khâu sụn chêm được chỉ định với các trường hợp rách dọc, rách mới trước 6 tuần, vùng ⅓ ngoài sát bao khớp nơi có nguồn cấp máu dồi dào cho khả năng làm lành tổn thương nhanh. Tuy nhiên, việc khâu sụn chêm ở vùng này cần thực hiện sớm, nếu can thiệp muộn, tổn thương tại vị trí rách đã xơ hóa thì cơ hội phục hồi không cao.
Việc khâu sụn chêm nhằm phục hồi hình thái giải phẫu, đảm bảo thực hiện chức năng của sụn chêm sẽ giải quyết được các phiền toái như đau, tràn dịch, kẹt khớp,… đảm bảo kéo dài tuổi thọ của khớp qua chức năng sụn. Các nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật khâu sụn chêm cho hiệu quả cao trong phục hồi và duy trì chức năng khớp gối theo thời gian.
Để đưa ra chỉ định khâu hay cắt bỏ sụn chêm, cắt bỏ phần nào, khâu phần nào, bác sĩ cần thăm khám và đánh giá chính xác tổn thương. Do đó, khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đi khám sớm để được can thiệp kịp thời.
Phẫu thuật nội soi là phương pháp tối ưu đối với các trường hợp đứt dây chằng chéo, tổn thương rách sụn khớp gối nhằm tái tạo dây chằng về đúng chức năng nguyên bản và phục hồi giải phẫu sụn chêm khớp gối. Phương pháp phẫu thuật nội soi trong điều trị rách sụn chêm tại BVĐK Tâm Anh có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Nhanh chóng, thuận tiện: Người bệnh được khám và phẫu thuật ngay trong ngày, hạn chế di chuyển nhiều lần.
- Người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị, đồng thời giảm được các nguy cơ ảnh hưởng khi dùng kháng sinh kéo dài.
- Thời gian hồi phục nhanh, vết mổ nhỏ, thẩm mỹ, ít đau so với phương pháp mổ mở truyền thống.
- Phục hồi khả năng vận động lên đến 80-90%, người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường, có thể tập thể dục thể thao từ 6- 9 tháng sau phẫu thuật tùy mức độ tổn thương.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sau điều trị rách sụn đầu gối
PGS.TS.BS Trần Trung Dũng khuyến cáo, người bệnh sau điều trị rách sụn đầu gối cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ như tuân thủ thời gian nẹp bất động, tập những bài tập phù hợp, tránh những bài tập tác động nặng đến khớp gối để sớm lấy lại biên độ khớp, chống teo cơ,… Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp để quá trình hồi phục khớp gối diễn ra nhanh hơn.
Phòng ngừa chấn thương
Để phòng tránh rách sụn chêm đầu gối và các triệu chứng, biến chứng nguy hiểm của bệnh, PGS.TS.BS Trần Trung Dũng khuyến cáo người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tăng sự dẻo dai của khớp gối.
- Thực hiện đúng tư thế trong lao động, sinh hoạt.
- Tránh việc xoay gối đột ngột.
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tổn thương lặp lại sau điều trị rách sụn khớp gối.
Tiên phong trong việc cập nhật và ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất, trang thiết bị máy móc hàng đầu thế giới trong chẩn đoán và điều trị như: hệ thống máy phẫu thuật robot Artis Pheno (Siemens), máy chụp CT 128 dãy, máy cộng hưởng từ hạt nhân MRI, máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy X-quang thế hệ mới,… BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công các phẫu thuật điều trị bệnh lý, chấn thương xương khớp từ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt, BVĐK Tâm Anh là đơn vị thực hiện phẫu thuật thay khớp và ghép xương nhân tạo cho bệnh nhân ung thư xương đầu tiên tại Việt Nam.
Phòng ngừa rách sụn chêm cho người chơi thể thao
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp – Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, TS.BS Chế Đình Nghĩa, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, TS.BS Văn Đức Minh Lý, ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, ThS.BS ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, BS.CKI Kim Thành Tri, BS.CKI Lê Thanh Vương… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy đo bàn chân bẹt và in 3D lót đế giày chuyên dụng, Robot lượng giá sức mạnh Dây chằng khớp gối… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về rách sụn chêm đầu gối – một chấn thương thường gặp trong sinh hoạt và tập luyện thể thao. Hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất nếu có các triệu chứng như trong bài để được khám và điều trị kịp thời!
Từ khóa » Chém đầu Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Chém đầu - Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh, Ví Dụ | Glosbe
-
Nghĩa Của "chém đầu" Trong Tiếng Anh - Từ điển Online Của
-
CHÉM ĐẦU - Translation In English
-
CHÉM ĐẦU Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Chém đầu Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Chém đầu Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky - MarvelVietnam
-
Top 12 Chém đầu Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Chém đầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "chém" - Là Gì?
-
斩首 Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Các Mẫu Câu Có Từ 'chém đầu' Trong Tiếng Việt được Dịch Sang ...
-
"Chém đầu" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Truyện Chêm Là Gì? Ứng Dụng Phương Pháp Truyện Chêm Học Tiếng ...