Rạch Tầng Sinh Môn Khi Sinh - Vì Sao Và Chăm Sóc Vết Thương Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
1. Tầng sinh môn và những chức năng mà nó đảm nhận
1.1. Vị trí và cấu tạo của Tầng sinh môn
Tầng sinh môn là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo, bao gồm tất cả các bộ phận mềm, cơ và dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu, dài khoảng 4 - 5cm. Trong quá trình sinh nở của phụ nữ, bộ phận này sẽ giãn nở một cách tự nhiên hoặc có thể bị rạch để giúp cho thai nhi dễ dàng ra ngoài.
Vị trí tầng sinh môn của nữ giới
Tầng sinh môn có cấu tạo gồm 3 tầng: tầng nông, tầng giữa và tầng sâu. Ở mỗi tầng sẽ có cơ và một lớp cân riêng:
- Tầng nông: gồm năm cơ (ngang nông, hành hang, ngồi hang, khít âm môn và thắt hậu môn). Cơ thắt hậu môn nằm trong tầng sinh môn sau còn các cơ còn lại nằm trong tầng sinh môn trước.
- Tầng giữa: gồm có cơ thắt niệu đạo và cơ ngang sâu nằm trong tầng sinh môn trước, được bao bọc bởi hai lá cân tầng sinh môn giữa.
- Tầng sâu: gồm có cơ ngồi cụt và cơ nâng hậu môn được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu.
1.2. Tầng sinh môn có chức năng gì?
Tầng sinh môn chính là một phần của bộ phận sinh sản. Nó giữ vai trò nâng đỡ, bảo vệ các cơ quan trong vùng chậu, là cửa giao hợp tiếp nhận tinh trùng vào tử cung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục của người phụ nữ.
Đối với quá trình sinh đẻ của phụ nữ, đây là bộ phận sẽ giãn nở để giúp cho trẻ sinh ra dễ dàng và an toàn hơn. Những người có tầng sinh môn giãn nở kém thì quá trình sinh nở sẽ rất dễ làm tổn thương và rách bộ phận này gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ về sau và suy giảm chất lượng đời sống tình dục của nữ giới. Điều này được giải thích rằng: việc tầng sinh môn bị rách và tổn thương khiến phụ nữ cảm thấy đau rát, mất hứng và sợ “yêu” nên khó đạt khoái cảm; lâu dần dễ lãnh cảm khiến hạnh phúc gia đình bị đe dọa.
2. Tại sao khi sinh thường phụ nữ phải rạch tầng sinh môn?
Có đến 95% phụ nữ sinh thường phải rạch tầng sinh môn. Trong quá trình sinh đẻ, đầu của em bé sẽ đi qua lỗ âm đạo nhưng nếu đầu của bé quá to sẽ tạo ra áp lực lớn lên âm đạo và khiến tầng sinh môn dễ bị rách. Tại thời điểm đầu bé ló ra cửa mình của mẹ, bác sĩ sẽ dùng kéo cắt một đường chếch khoảng 45 độ để mở rộng đường giúp em bé dễ dàng ra bên ngoài.
Ngoài việc giúp đầu của em bé dễ dàng lọt ra ngoài, thủ thuật rạch tầng sinh môn còn giúp tránh các tai biến như sang chấn sản khoa, ngạt,... Bên cạnh đó, nhờ việc rạch mà tầng sinh môn không bị rách một cách không chủ động, tránh được dư chấn xấu về thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến đời sống tình dục về sau.
Rạch tầng sinh môn giúp em bé dễ dàng chui ra bên ngoài
Thủ thuật rạch tầng sinh môn chủ yếu được thực hiện với các trường hợp:
- Người sinh con lần đầu có tầng sinh môn giãn nở kém.
- Đáy chậu bị viêm hoặc phù nề, viêm âm đạo.
- Đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai nhi lớn.
- Cơn co tử cung không đủ mạnh.
- Thai phụ bị nhiễm độc thai kỳ, mắc bệnh tim.
3. Những hệ lụy của việc rạch tầng sinh môn và cách chăm sóc vết khâu
3.1. Rạch tầng sinh môn và những hệ lụy kéo theo
Thủ thuật rạch tầng sinh môn đang là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay để giúp cho quá trình sinh thường diễn ra thuận lợi. Tùy từng trường hợp mà vết rạch tầng sinh môn có thể nhỏ hoặc sâu khác nhau. Khi bé đã được chào đời và quá trình sinh nở hoàn tất, vết rạch tầng sinh môn sẽ được bác sĩ khâu lại.
Tuy nhiên, điều đáng nói là vết rạch ấy sẽ kéo theo khá nhiều hệ lụy, nhất là trong trường hợp vết thương không được chăm sóc đúng cách, cẩn thận:
- Vết thương đau kéo dài và lâu lành: vết rạch sẽ gây nên cảm giác vô cùng đau đớn trong thời gian dài cho người phụ nữ.
- Dễ nhiễm trùng: do tầng sinh môn nằm gần âm đạo và hậu môn - nơi dễ bị vi khuẩn, bị trùng xâm nhập. Nếu vệ sinh không sạch sẽ và cẩn thận, những tác nhân có hại này sẽ tấn công và gây nhiễm trùng vết thương với dấu hiệu sưng đỏ, phù nề, nóng, đau rát, sốt cao,...
- Sẹo xấu: nếu khâu kém, vết khâu tầng sinh môn dễ để lại sẹo xấu khiến người phụ nữ cảm thấy tự ti, đời sống sinh hoạt vợ chồng dễ bị ảnh hưởng.
3.2. Cách chăm sóc vết khâu để tầng sinh môn chóng lành
Thường thì cảm giác đau đớn do vết rạch tầng sinh môn sẽ kéo dài trong khoảng 1 - 2 tuần sau khi sinh. Khoảng 3 - 4 tuần sau, vết thương sẽ lành và 1 tháng sau sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi vết thương được chăm sóc và giữ sạch sẽ, tình trạng nhiễm trùng không xảy ra.
Chườm mát giúp giảm cảm giác đau đớn do vết rạch tầng sinh môn
Để giảm đau và giúp vết thương chóng lành, chị em phụ nữ nên:
- Dùng nước sạch đun sôi để ấm hoặc betadin pha loãng để vệ sinh vùng kín. Trong quá trình rửa, các thao tác cần được thực hiện nhẹ nhàng và từ từ. Mỗi ngày nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín 3 - 4 lần, nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Dùng quần lót dùng một lần hoặc quần rộng có chất liệu cotton thấm hút tốt.
- Tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
- Nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng để giảm bớt cảm giác đau đớn.
- Kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi vết thương đã lành hoàn toàn.
- Ăn thực phẩm nhuận tràng để tránh táo bón khiến khi đi đại tiện phải rặn mạnh dễ làm tổn thương vết khâu.
- Thời gian đầu nên hạn chế vận động mạnh nhưng cũng cần di chuyển nhẹ nhàng để máu lưu thông đến tầng sinh môn tốt hơn, giúp vết thương chóng lành.
- Nếu đau nhiều chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ để được dùng thuốc giảm đau mà vẫn không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Mặc dù những đau đớn khi sinh đẻ, nhất là vết rạch tầng sinh môn luôn khiến phụ nữ ám ảnh khôn nguôi nhưng họ vẫn sẵn sàng chấp nhận để thiên thần nhỏ của mình được chào đời an toàn. Mọi chuyện dần dần rồi sẽ trở về bình thường khi vết thương được chăm sóc cẩn thận, đúng cách. Vì thế, chị em hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín và nếu có bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.
Nếu cần được tư vấn thêm về những vấn đề xoay quanh thủ thuật rạch tầng sinh môn, đừng e ngại, chỉ cần bạn nhấc máy lên và gọi tới tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng lắng nghe và chia sẻ cùng bạn những thông tin cần thiết nhất.
Từ khóa » Cách Xử Lý Vết Khâu Tầng Sinh Môn
-
Chi Tiết Cách Nhanh Lành Vết Khâu Tầng Sinh Môn đơn Giản, Hiệu Quả
-
Cách Chăm Sóc Vết Khâu Tầng Sinh Môn Sau Sinh
-
Chăm Sóc Vết Khâu Tầng Sinh Môn Sau Sinh | Vinmec
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Vết Mổ/vết Khâu Tầng Sinh Môn Cho Sản Phụ ...
-
Cách Chăm Sóc Vết Khâu Tầng Sinh Môn Mau Lành - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Cách Chăm Sóc Vết Khâu Tầng Sinh Môn Tại Nhà
-
Mẹ Phải Làm Gì Khi Vết Khâu Tầng Sinh Môn Bị Lồi
-
Chăm Sóc Vết Khâu Tầng Sinh Môn Sau Sinh | Sở Y Tế Nam Định
-
Làm Thuốc Vết Khâu Tầng Sinh Môn Nhiễm Khuẩn Khi Quan Tâm
-
Vết Khâu Tầng Sinh Môn Bị Cứng: 4 Nguyên Nhân, 3 Cách Xử Lý
-
Vết Khâu Tầng Sinh Môn Bị Hở: Nguyên Nhân & Cách Xử Lý
-
Vết Thương Tầng Sinh Môn Bao Lâu Thì Lành? Cần Lưu ý Gì ... - Dizigone
-
Vết Khâu Tầng Sinh Môn Bị Lồi Do đâu? Cần Làm Gì để Xử Lý? - Dizigone