Vết Khâu Tầng Sinh Môn Bị Hở: Nguyên Nhân & Cách Xử Lý

Dưới đây là những thông tin hữu ích mà bạn cần ghi nhớ để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh và tránh các tình trạng viêm buồng trứng, ung thư cổ tử cung. 96% phụ nữ sau sinh phải đối diện với tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở, nếu không biết cách chăm sóc, tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm hơn.

  • 1/ Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị hở, há miệng
  • 2/ Dấu hiệu và nguy cơ khi vết khâu tầng sinh môn bị hở
  • 3/ Cách khắc phục vết khâu bị hở nhanh chóng
  • 4/ Hướng dẫn chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị hở
    • 4.1/ Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách
    • 4.2/ Nghỉ ngơi đầy đủ
    • 4.3/ Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
  • 5/ Phòng ngừa tình trạng vết khâu bị hở sau sinh

1/ Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị hở, há miệng

Vết khâu tầng sinh môn bị hở có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Sai sót trong quá trình khâu: Nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc sử dụng chỉ khâu không phù hợp, vết khâu có thể không giữ chặt được các mô lại với nhau. Điều này dễ dẫn đến tình trạng vết khâu bị bung ra, không liền lại sau thời gian đầu.

Hoạt động sớm sau sinh: Vận động mạnh hoặc không tuân thủ chỉ dẫn về nghỉ ngơi sau sinh có thể gây áp lực lên vết khâu, khiến nó dễ bị tổn thương hoặc bị hở. Các hoạt động như đi lại quá nhiều, cúi gập người hoặc nâng đồ nặng đều có thể gây ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn.

Nhiễm trùng tại vị trí khâu: Nếu vết khâu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng làm vết khâu sưng tấy, chảy mủ, khiến quá trình lành vết thương bị chậm lại hoặc ngừng hẳn, từ đó dẫn đến vết khâu bị hở.

Vấn đề về dinh dưỡng hoặc khả năng phục hồi của cơ thể: Nếu cơ thể thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các chất cần thiết cho quá trình làm lành vết thương như protein, vitamin C, kẽm, quá trình hồi phục sẽ gặp khó khăn. Thêm vào đó, các yếu tố như tuổi tác, bệnh lý nền (như tiểu đường) cũng ảnh hưởng đến khả năng lành thương, khiến vết khâu dễ bị hở.

tầng sinh môn bị hở do kỹ thuật khâu sai cách

Tầng sinh môn bị hở do kỹ thuật khâu sai cách

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm đăng ký tư vấn

Vết khâu tầng sinh môn bị hở thường biểu hiện bằng 4 cấp độ:

– Cấp độ 1: Chỉ rách phần da ở âm đạo.

– Cấp độ 2: Rách phần da và cơ âm đạo của chị em.

– Cấp độ 3: Vết rách rộng đến gần trực tràng và ảnh hưởng trực tiếp đến mô, da âm đạo cùng với các cơ ở tầng sinh môn.

– Cấp độ 4: Vết khâu bị rách và cắt dài đến vùng cơ vòng của hậu môn (đây là trường hợp hiếm gặp nhất).

2/ Dấu hiệu và nguy cơ khi vết khâu tầng sinh môn bị hở

Hở vết khâu tầng sinh môn có thể gây ra nhiều vấn đề. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo khi vết khâu ở tầng sinh môn bị hở:

– Vết thương không liền sau một thời gian, có cảm giác bị rách, lỏng lẻo.

– Đau và sưng kéo dài từ 1-2 tuần ở vết khâu, cơn đau và khó chịu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Chảy máu hoặc ra dịch bất thường ở vết khâu, có mùi hôi, màu vàng hoặc xanh, chứa mủ, đây có thể là biểu hiện nhiễm trùng.

– Ngứa, nóng rát tại vị trí khâu.

– Vết thương tầng sinh môn không khô và liên tục chảy dịch.

– Đau quanh vùng vết thương kèm theo sốt, mệt mỏi.

Sốt, mệt mỏi và đau quanh vùng vết thương

Sốt, mệt mỏi và đau quanh vùng vết thương

Những nguy cơ khi vết khâu tầng sinh môn bị hở:

Nhiễm trùng: Khi vết khâu bị hở, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mô bị tổn thương, gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể gây tình trạng sưng tấy, đau nhức, mưng mủ và thậm chí lan rộng đến các khu vực khác.

Khó lành vết thương: Vết khâu bị hở làm quá trình lành thương bị kéo dài, có thể khiến cho vết thương không bao giờ lành đúng cách mà phải khâu lại.

Tổn thương vùng sàn chậu: Vết khâu bị hở có thể dẫn đến các vấn đề về vùng sàn chậu, gây đau đớn và khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống của sản phụ.

Hình thành sẹo xấu: Khi vết thương lành không đúng cách, nguy cơ hình thành sẹo lồi hoặc sẹo xấu rất cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cảm giác ở vùng kín.

Đau khi quan hệ tình dục: Nếu vết khâu không được lành lại đúng cách, nó có thể gây đau hoặc khó chịu trong quá trình quan hệ tình dục sau này.

3/ Cách khắc phục vết khâu bị hở nhanh chóng

Cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức khi nhận thấy các biểu hiện:

– Vết thương không liền lại sau 1-2 tuần.

– Vết khâu chảy máu, mủ hoặc có dịch có mùi hôi.

– Cảm giác đau kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.

– Vết thương có dấu hiệu sưng, tấy đỏ hoặc nóng rát.

– Sốt cao, mệt mỏi hoặc các dấu hiệu khác của nhiễm trùng.

Khi vết khâu bị hở, bác sĩ có thể tiến hành các biện pháp sau để xử lý:

– Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để xác định mức độ tổn thương và hở. Nếu tình trạng hở nhẹ, có thể không cần khâu lại mà chỉ cần chăm sóc vết thương và theo dõi.

– Nếu vết khâu bị hở quá nhiều, bác sĩ có thể thực hiện tái khâu để giúp vết thương liền lại đúng cách. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ làm sạch vết thương, loại bỏ mô chết hoặc nhiễm trùng, sau đó khâu lại.

– Đôi khi, việc sử dụng loại chỉ khâu khác có thể giúp tăng cường khả năng giữ chặt mô và giúp vết thương lành nhanh hơn.

– Nếu vết khâu bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp để điều trị kịp thời. Để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi tại chỗ. Đối với trường hợp nhiễm trùng nặng, có thể cần phải truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách vệ sinh vết khâu sạch sẽ và đúng cách. Trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi vết khâu hàng ngày để đảm bảo tình trạng nhiễm trùng không lan rộng

Các biện pháp hỗ trợ để vết thương lành nhanh:

– Giữ vùng khâu sạch và khô bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn nhẹ, tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng.

– Hạn chế di chuyển, không nâng đồ nặng và tránh ngồi quá lâu để giảm áp lực lên vết khâu.

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, vitamin C, kẽm, giúp tăng cường quá trình hồi phục vết thương.

– Đảm bảo sử dụng đúng các loại thuốc được kê và tham gia tái khám đúng lịch để theo dõi quá trình hồi phục.

Cách khắc phục vết khâu tầng sinh môn bị hở

Cách khắc phục vết khâu tầng sinh môn bị hở

4/ Hướng dẫn chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị hở

Cách chăm sóc khi hở vết khâu tầng sinh môn: Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, nghỉ ngơi đầy đủ, xây dựng chế độ ăn uống khoa học để vết thương sớm lành lại, không chịu bất cứ một rủi ro nào.

4.1/ Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách

Giữ vết khâu sạch sẽ là nguyên tắc hàng đầu để loại bỏ sự xâm nhập của các tác nhân có hại. Do đó, các chị em sau sinh tuyệt đối không được lơ là và coi nhẹ vấn đề vệ sinh nhé!

– Làm sạch vết khâu 3 lần/ngày bằng chất tẩy rửa có độ pH 3 – 4,5.

– Vệ sinh sạch “vùng cấm địa” sau mỗi lần đi đại tiện, nên dùng nước ấm (từ 35 – 40 độ) để rửa.

– Tiến hành các bước làm sạch nhẹ nhàng, không xịt rửa quá mạnh làm cho vết khâu bị rách.

– Lau khô và dùng quần lót sạch, thoáng khí để vi khuẩn không có cơ hội tích tụ.

– Không dùng đến kem dưỡng hoặc các sản phẩm skincare khác cho “cô bé” trong giai đoạn này.

– Thay băng vệ sinh mỗi 4h/lần và phải kiểm tra xem vết khâu có đang chảy máu hay không.

Thay băng vệ sinh sau 4h/lần và kiểm tra vết khâu thường xuyên

Thay băng vệ sinh sau 4h/lần và kiểm tra vết khâu thường xuyên

4.2/ Nghỉ ngơi đầy đủ

Là vị trí nhạy cảm, rất dễ bị chà xát và tổn thương khi đi lại hoặc mặc quần áo. Do đó, trước khi miệng vết khâu lành hẳn chị em nên hạn chế đi lại, không vận động mạnh hoặc bê đồ vật nặng. Điều này sẽ giúp cho mẹ không phải chịu cơn đau nhức mà còn làm cho vết khâu được ổn định và chóng lành lại.

Tuy nhiên, mẹ không nên duy trì một tư thế nằm quá lâu. Bởi vì có thể làm cho máu không được lưu thông và dễ gây viêm nhiễm ở khu vực “tam giác”. Hãy cố gắng đi lại nhẹ nhàng hoặc đa dạng tư thế nằm nghỉ để thúc đẩy máu lưu thông và vết khâu nhanh lành nhé!

4.3/ Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh việc vệ sinh và nghỉ ngơi hợp lý thì sở hữu chế độ ăn uống “balance” cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình cơ thể hồi phục lại. Vậy ăn gì để vết khâu tầng sinh môn nhanh lành?

Vì vậy, các mẹ nên ghi nhớ các nguyên tắc bồi bổ sau:

– Bổ sung vitamin A, D, K từ cam, carot, đu đủ… để giảm nguy cơ viêm nhiễm.

– Thêm đạm để thúc đẩy mô mới hình thành: cá hồi, sữa chua, bơ…

– Nạp chất béo lành mạnh từ gan cá, quả óc chó và dầu oliu để tăng cường phản ứng cho hệ miễn dịch.

– Đảm bảo chất lượng hệ tuần hoàn cho cơ thể bằng cách nạp các loại thực phẩm chứa chất sắt: bí ngô, khoai tây, đậu phộng…

– Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần (thông thường từ 1,5 – 2l/ngày)

Uống đủ lượng nước để vết thương nhanh hồi phục

Uống đủ lượng nước để vết thương nhanh hồi phục

Bên cạnh đó, hãy “chia xa” với các món:

– Gây dị ứng: Thịt gà, tôm, đồ nếp… Đây là những thực phẩm dễ gây dị ứng, tăng nguy cơ hình thành mủ và làm chậm quá trình lành vết thương.

– Gây sẹo: Thịt bò, thịt dê, rau muống. Các món ăn này dễ khiến thân nhiệt bị tăng, gây khó khăn trong quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ hình thành sẹo.

– Gây tích tụ máu: nước dừa, rau má, rượu… Các loại nước và chất kích thích này có nguy cơ giảm khả năng đông máu và có thể gây ra tình trạng chảy máu kéo dài.

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

5/ Phòng ngừa tình trạng vết khâu bị hở sau sinh

Để phòng ngừa tình trạng hở vết khâu tầng sinh môn, khách hàng cần chăm sóc đúng cách như sau:

– Giữ khu vực tầng sinh môn luôn sạch và khô ráo. Sử dụng nước ấm và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để rửa vết khâu, tránh dùng xà phòng có chứa hóa chất mạnh.

– Thay băng vệ sinh thường xuyên để vết khâu không bị ẩm ướt. Sử dụng băng vệ sinh mềm mại và không gây kích ứng để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

– Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh làm việc nặng hoặc di chuyển quá nhiều trong giai đoạn hồi phục.

– Bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin C và kẽm sẽ giúp vết thương lành nhanh hơn.

Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục:

– Hạn chế hoạt động thể chất mạnh như nâng đồ nặng, tập thể dục cường độ cao hoặc di chuyển nhiều.

– Tránh ngồi lâu, nếu công việc đòi hỏi ngồi nhiều thì hãy dùng gối hoặc đệm mềm kê lên ghế để giảm áp lực đến vết khâu tầng sinh môn.

– Tránh quan hệ tình dục quá sớm vì có thể tăng nguy cơ vết khâu bị rách, hở.

– Không sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng như xà phòng, dung dịch vệ sinh có hóa chất…

– Như đã đề cập trước đó, kiêng các thực phẩm như thịt gà, tôm, đồ nếp, thịt bò, thịt dê, rau muống, nước dừa, rau má và rượu để tránh ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục.

– Tránh để tâm lý căng thẳng vì có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và làm chậm quá trình hồi phục.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải PhòngThanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh HóaNghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. VinhĐà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà NẵngBuôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma ThuộtBình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình DươngCần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Vết khâu tầng sinh môn bị hở không đáng sợ nhưng nếu để tình trạng diễn ra lâu dài sẽ gây nguy hiểm cho chị em. Vì thế, các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người không nên chủ quan. Hãy chủ động thăm khám và thực hiện đầy đủ các giải pháp để giúp vết khâu chóng lành, không để lại sẹo.

Gửi xếp hạng

5 / 5. (Bình trọn) 71

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Từ khóa » Cách Xử Lý Vết Khâu Tầng Sinh Môn