Rắn Chàm Quạp Như Thế Nào? Cắn Có độc Không? Sống ở đâu.

Rắn chàm quạp như thế nào? Cắn có độc không? Sống ở đâu. Bởi Nguyễn Duy Kỳ Ngày 05/05/2021 In Wiki Loài Rắn Xem: 2024

Rắn chàm quạp là loài rắn phổ biến tại nước ta, khiến nhiều người sợ hãi. Trong bài viết này chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu thông tin về rắn chàm quạp là gì, trông như thế nào. Các đặc điểm nhận dạng, rắn chàm quạp sống ở đâu, có độc không và cách xử lí khi bị rắn cắn.

Nội dung chính

  • 1 Rắn chàm quạp như thế nào?
    • 1.1 Wiki Rắn chàm quạp là gì?
    • 1.2 Đặc điểm
    • 1.3 Rắn chàm quạp sống ở đâu?
    • 1.4 Thức ăn của rắn chàm quạp.
  • 2 Rắn chàm quạp cắn có độc không?
  • 3 Sơ cứu điều trị người bị rắn chàm quạp cắn

Rắn chàm quạp như thế nào?

Wiki Rắn chàm quạp là gì?

Rắn chàm quạp hay rắn lục nưa, khô mộc xà, rắn lục Malaysia, rắn chàm quạp lửa, chàm quạp tượng, rắn khô mộc, cà tên là loài rắn độc nguy hiểm bậc nhất tại Việt Nam. Tên tiếng anh là Malayan Pit Viper, tên khoa học là Calloselasma rhodostoma.

Rắn chàm quạp lửa
Rắn chàm quạp lửa

Đây là loài rắn phổ biến tại Đông Nam Á. Sở dĩ nó nguy hiểm bởi vì khác với các loài rắn khác khi thấy con người là chúng liền bỏ chạy nhưng loài rắn này thì không. Chúng nằm im cuộn tròn, đầu ngóc lên cao và luôn trong tư thế chuẩn bị cắn. Khi con người đi qua là sẽ bị cắn, đây là nguyên nhân khiến số lượng người bị rắn chàm quạp cắn là rất nhiều. Mặt khác, màu da của chúng giống màu lá khô ngụy trang cực tốt.

Đặc điểm

Đây là loài rắn có kích thước nhỏ, chiều dài con to khoảng 100 cm. Có lớp da màu lá cây khô, có con màu hơi hồng, hơi vàng, hơi nâu tùy môi trường sống. Trên lưng có những hoa văn hình cánh bướm (Hoa văn gần giống con nưa, hổ bướm), Đen và vàng xen lẫn.

Phần đầu to, thon nhọn về phía trước. Mắt hung dữ màu vàng nâu, con ngươi hình elip dọc. Chúng thường ngụy trang giống y như những đám lá cây khô, cuộn tròn, thân hơi dẹp, đầu luôn ngẩng cao. Đuôi ngắn.

Rắn chàm quạp cắn có độc không
Rắn chàm quạp cắn có độc không

Rắn chàm quạp sống ở đâu?

Loài rắn này phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ. Tại Việt Nam chúng xuất hiện nhiều ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Trong các khu rừng trồng cao su nhiều lá cây khô. Trong các bụi cây khô. Đặc biệt vào mùa mưa chúng xuất hiện nhiều, hoạt động mạnh vào ban đêm.

Thức ăn của rắn chàm quạp.

Thức ăn của chúng rất đa dạng như ếch nhái, chuột, chim, thằn lằn, rắn nhỏ, … Thường săn mồi vào ban đêm nhưng ban ngày đôi khi chúng ta vẫn hay gặp. Chúng sử dụng lớp da để ngụy trang bất động và bất ngờ tấn công cắn con mồi. Những con mồi nhỏ sẽ thường bị giữ chặt bởi răng nanh. Những con to chạy thoát thì cũng sẽ trúng độc.

Rắn chàm quạp cắn có độc không?

Răng nanh của loài này siêu dài, khi nó há miệng ra bạn sẽ chỉ nhìn thấy 2 chiếc răng dài dáng sợ. Răng dài khiến chúng có thể giữ chặt được những con mồi to lớn sau khi cắn. Chất độc của loài rắn chàm quạp này có thể gây hoại tử, rối loạn đông máu vì vậy cần được sơ cứu và đưa ngay tới bệnh viện. Bệnh viện chợ rẫy ghi nhận rất nhiều trường hợp bị loài rắn này đặc biệt vào mùa mưa, cứ 5 người lại có 1 người bị loài rắn này cắn.

Răng của chúng dài và có chất độc nên khi cắn sẽ rất đau, sưng, chảy máu, …

Tương tự: Wiki rắn hổ lửa, rắn cổ đỏ đặc điểm, phân bố, có độc không?

Sơ cứu điều trị người bị rắn chàm quạp cắn

Khi bị rắn chàm quạp cắn, tốt nhất chúng ta nên sơ cứu trước khi đi tới bệnh viện. Hạn chế di chuyển mà ngồi im một chỗ bằng phẳng, Nơi bị cắn đặt thấp hơn tim. Trấn an bệnh nhân đỡ lo lắng vì nọc của loài rắn này hoàn toàn có thể chữa được khi tới bệnh viện.

Chụp ảnh lại để nhận diện chính xác có đúng là rắn chàm quạp hay không thì càng tốt. Cuốn băng ép toàn bộ chi rồi nẹp lại để chi đó không cử động nữa. Khi chi đó cử động, máu sẽ lưu thông tốt hơn và làm phát tán nọc động rộng. Đưa tới bệnh viện ngay, chú ý không nên trích rạch vết thương để tránh làm lan rộng nọc độc.

Chia sẻ bài viết lên: Facebook, Messenger, Chia sẻ Quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của bạn, hãy liên hệ chúng tôi

Từ khóa » Chàm Quạp độc