Rắn Lục Nưa – Wikipedia Tiếng Việt

Rắn lục nưa
Tình trạng bảo tồn
Ít quan tâm  (IUCN 3.1)[1]
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
Bộ: Squamata
Phân bộ: Serpentes
Họ: Viperidae
Phân họ: Crotalinae
Chi: CalloselasmaCope, 1860
Loài: C. rhodostoma
Danh pháp hai phần
Calloselasma rhodostoma(Kuhl, 1824)
Các đồng nghĩa
Danh sách
    • Agkistrodon Palisot de Beauvois, 1799
    • Trigonocephalus Kuhl, 1822
    • Tisiphone Fitzinger, 1843
    • Leiolepis A.M.C. Duméril, 1853
    • Ancistrodon Baird, 1854
    • Calloselasma Cope, 1860[2]
    • [Trigonocephalus] rhodostoma Kuhl, 1824
    • [Trigonocephalus] rhodostoma – F. Boie, 1827
    • [Trigonocephalus] praetextatus Gravenhorst, 1832
    • Tisiphone rhodostoma – Fitzinger, 1843
    • L[eiolepis]. rhodostoma – A.M.C. Duméril, 1853
    • [Calloselasma] rhodostomus – Cope, 1860
    • T[isiphone]. rhodostoma – W. Peters, 1862
    • T[rigonocephalus]. (Tisiphone) rhodostoma – Jan, 1863
    • Calloselasma rhodostoma – Günther, 1864
    • Calloselma rhodostoma – Morice, 1875
    • Ancistrodon rhodostoma – Boettger, 1892
    • Ancistrodon rhodostoma – Boulenger, 1896
    • Agkistrodon rhodostoma – Barbour, 1912
    • Ancistrodon (Calloselasma) rhodostoma – Bourret, 1927
    • Ancistrodon annamensis Angel, 1933
    • [Agkistrodon] annamensis – Pope, 1935
    • Calloselasma rhodostoma – Campden-Main, 1970[2]

Rắn chàm quạp,[3] hay còn gọi là rắn lục nưa, rắn cà tên, rắn cà tênh, rắn lục Malaysia, danh pháp hai phần: Calloselasma rhodostoma, là một loài rắn độc thuộc chi Calloselasma[4] thuộc phân họ Crotalinae ("rắn hang").

Đặc điểm nhận dạng

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình dạng một con rắn chàm quạp.

Rắn có màu nâu hay đỏ nâu dài khoảng 0,2 – 1 m, nặng 100 – 2000g, đầu hình tam giác, dọc theo sống lưng có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng giống cánh bướm. Hoa văn trên thân gồm từ 19 đến 31 dấu hình tam giác sẫm màu trên nền nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nhạt. Màu sắc của rắn mới thoạt nhìn giống loài trăn hoa nên người dân dễ nhầm lẫn dẫn đến tai nạn. Rắn thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện. Sau khi cắn, rắn thường nằm yên tại chỗ, không di chuyển nên được nhận diện dễ dàng.

Nọc độc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nọc độc của rắn chàm quạp chủ yếu là các protein gây độc thuộc họ phospholipase A2 (PLA2s), chủ yếu là các enzyme gây độc tế bào và gây ảnh hưởng đến máu. Khi bị trúng độc, con mồi của chúng (chuột, chim, các loài bò sát,...v.v) sẽ bị xuất huyết đến chết. Đối với con người, tỷ lệ tử vong gây ra bởi loài rắn này thường không cao, theo thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy, TP. HCM, chỉ có 20% bệnh nhân bị rắn chàm quạp cắn được chuyển về điều trị tại đây tử vong mỗi năm, thường là do nhập viện quá muộn, bị nhiễm trùng do sơ cứu sai cách hay do áp dụng các bài thuốc dân gian, truyền miệng chưa có cơ sở khoa học. Vết cắn của loài này thường gây sưng, phù nề, có bóng nước, xuất hiện bầm máu, hoại tử và xuất huyết rải rác.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam: Nhiều nhất tại Bình Thuận, Ninh Thuận (Nha Hố, Phan Rang), Sông Bé (Bến Cát, Lộc Ninh, Thủ Dầu Một), Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hoà, Long Bình, Xuân Lộc), An Giang (Phú Vinh).Thế giới: Loài rắn này được tìm thấy trên khắp Thái Lan và các tiểu bang phía Bắc bán đảo Mã Lai, Lào, Campuchia, Ấn Độ.[5]

Đặc điểm sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Là loài ăn đêm và thích độ ẩm cao, thường dùng chiếc đuôi đu đưa để hấp dẫn con mồi. Thức ăn của chúng là các loài bò sát, lưỡng cư, gặm nhấm, một số loài chim sống trên mặt đất. thường tấn công con mồi một cách bất ngờ. Các con cái đẻ tử 13 đến 30 trứng và canh giữ trong suốt khoảng thời gian từ 5 đến 7 tuần lễ ấp trứng. Rắn con dài từ 13 – 20 cm trông giống như rắn trưởng thành. Loài rắn sống trên cạn này thích những khu đất rừng thấp, khô ráo nhưng đã được tìm thấy ở độ cao 2000m.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Grismer, L.; Chan-Ard, T. (2012). “Calloselasma rhodostoma”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T192168A2050205. doi:10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T192168A2050205.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b McDiarmid RW, Campbell JA, Touré T. 1999. Snake Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference, vol. 1. Herpetologists' League. 511 pp. ISBN 1-893777-00-6 (series). ISBN 1-893777-01-4 (volume).
  3. ^ Rắn Chàm Quạp cắn – triệu chứng, xử trí cấp cứu. 2015-08-26. Truy cập 2015-08-29.
  4. ^ Price, Andrew H. (2009). Venomous Snakes of Texas: A Field Guide. University of Texas Press. tr. 38–39. ISBN 9780292719675.
  5. ^ Rắn Chàm Quạp. 2015-05-20. Truy cập 2016-05-02.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kuhl, H. 1824. Sur les Reptiles de Java. Bull Sci. nat. Géol. 2: 79-83. (Trigonocephalus rhodostoma)
  • Warrell DA, Looareesuwan S, Theakston RD; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 1986). “Randomized comparative trial of three monospecific antivenoms for bites by the Malayan pit viper (Calloselasma rhodostoma) in southern Thailand: clinical and laboratory correlations”. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 35 (6): 1235–47. PMID 3538922. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Ho M, Warrell DA, Looareesuwan S; và đồng nghiệp (tháng 5 năm 1986). “Clinical significance of venom antigen levels in patients envenomed by the Malayan pit viper (Calloselasma rhodostoma)”. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 35 (3): 579–87. PMID 3706625. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Au LC, Lin SB, Chou JS, Teh GW, Chang KJ, Shih CM (tháng 9 năm 1993). “Molecular cloning and sequence analysis of the cDNA for ancrod, a thrombin-like enzyme from the venom of Calloselasma rhodostoma” (PDF). The Biochemical Journal. 294 (2): 387–90. PMC 1134466. PMID 8373353. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Ponnudurai, G.; Chung, M.C.M.; Tan, N.H. (1994). “Purification and Properties of the L-Amino Acid Oxidase from Malayan Pit Viper (Calloselasma rhodostoma) Venom”. Archives of Biochemistry and Biophysics. 313 (2): 373–378. doi:10.1006/abbi.1994.1401. ISSN 0003-9861. PMID 8080286.
  • Yingprasertchai, Senee; Bunyasrisawat, Srisurat; Ratanabanangkoon, Kavi (2003). “Hyaluronidase inhibitors (sodium cromoglycate and sodium auro-thiomalate) reduce the local tissue damage and prolong the survival time of mice injected with Naja kaouthia and Calloselasma rhodostoma venoms”. Toxicon. 42 (6): 635–646. doi:10.1016/j.toxicon.2003.09.001. ISSN 0041-0101.
  • Ouyang, Chaoho; Yeh, Horng-I; Huang, Tur-Fu (1986). “Purification and characterization of a platelet aggregation inducer from Calloselasma rhodostoma (Malayan pit viper) snake venom”. Toxicon. 24 (7): 633–643. doi:10.1016/0041-0101(86)90026-7. ISSN 0041-0101.
  • Daltry, Jennifer C.; Ross, Toby; Thorpe, Roger S.; Wuster, Wolfgang (1998). “Evidence that humidity influences snake activity patterns: a field study of the Malayan pit viper Calloselasma rhodostoma”. Ecography. 21 (1): 25–34. doi:10.1111/j.1600-0587.1998.tb00391.x. ISSN 0906-7590.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Rắn lục nưa.
  • Calloselasma tại Reptarium.cz Reptile Database. Tra cứu 9 August 2007.
  • C. rhodostoma at Thailand Snakes. Truy cập 21 Dec 2014.
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
Calloselasma rhodostoma
  • Wikidata: Q69909
  • Wikispecies: Calloselasma rhodostoma
  • ADW: Calloselasma
  • BioLib: 731132
  • CoL: PW68
  • EoL: 795496
  • GBIF: 2443815
  • iNaturalist: 30825
  • IRMNG: 11383321
  • ITIS: 634882
  • IUCN: 192168
  • NCBI: 8717
  • Observation.org: 97758
  • RD: rhodostoma
  • Species+: 3576
Calloselasma
  • Wikidata: Q13583152
  • Wikispecies: Calloselasma
  • CoL: 3FQ8
  • EoL: 35729
  • GBIF: 2443814
  • iNaturalist: 30824
  • IRMNG: 1310584
  • ITIS: 209552
  • NCBI: 8774
  • Open Tree of Life: 705293
Trigonocephalus rhodostoma
  • Wikidata: Q109512954
  • ITIS: 1058614

Từ khóa » Chàm Quạp độc