Rắn Mối ăn Gì? Rắn Mối Có độc Không? Cách Nuôi Rắn Mối
Có thể bạn quan tâm
Rắn mối là đặc sản có một không hai trên thị trường hiện nay. Thịt của chúng ăn rất ngon và thơm nên được nhiều người yêu thích. Chính vì nhu cầu ngày càng nao nên nghề nuôi rắn mối đang trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, để nuôi hiệu quả, có năng suất, thu nhập cao. Bà con cần chú ý đến kỹ thuật nuôi rắn mối được giới thiệu dưới đây.
Mục lục nội dung
- 1 Đặc điểm của rắn mối
- 2 Một số kỹ thuật nuôi rắn mối cơ bản
- 3 Hướng dẫn xây chuồng
- 3.0.1 Có nhiều cách xây chuồng cho rắn mối nhưng phổ biển 2 cách sau:
- 4 Cách chăm sóc rắn mối theo từng thời kỳ
- 4.0.1 Chăm sóc rắn mối khi sinh
- 4.0.2 Hướng dẫn nuôi rắn con
- 5 Con rắn mối thích ăn gì?
Đặc điểm của rắn mối
Trước khi nuôi rắn mối bà con cần tìm hiểu đặc điểm, tập tính, từng thói quen cụ thể của chúng. Như vậy, việc chăm sóc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Rắn mối có lớp da dày, nhám và có vảy. loài vật này di chuyển khá linh hoạt, leo trèo cũng rất nhanh giống với kỳ nhông.
Tương tự như kỳ nhông, rắn mối là bò sát hiền lành, chúng không hề có độc hay có khả năng sát thương. Nơi trú ẩn mà loài vậy này yêu thích đó là vườn nhà, bụi cây… rắn mối hoạt động mạnh chủ yếu vào mùa hè, mùa đông lạnh sẽ trú ẩn.
Nên xem: Khắc phục vịt còi cọc chậm lớnMột số kỹ thuật nuôi rắn mối cơ bản
Nắm bắt kỹ thuật chăm sóc sẽ giúp bà con nuôi rắn mối đúng cách. Từ đó mang lại năng suất kinh tế cao, hơn nữa giải quyết được những vấn đề khó khăn xảy ra trong quá trình nuôi.
Hướng dẫn xây chuồng
Diện tích chuồng tỷ lệ thuận với số lượng rắn mối mà người dân nuôi. Ví dụ như 30m2 sẽ chứa được 1200 con rắn mối trưởng thành. Đây cũng là không gian phù hợp để chúng sinh trưởng một cách tự nhiên nhất. Với rắn mối con diện tích chuồng chỉ cần 6m2.
Có nhiều cách xây chuồng cho rắn mối nhưng phổ biển 2 cách sau:
- Cách 1: Xây chuồng bằng xi măng chắc chắn, bên trong ốp gạch trơn để rắn môi không trườn bò ra ngoài. Với hình thức xây chuồng này khá tốn kém tuy nhiên nếu nuôi lâu dài bà con cần đầu tư. Thiết kế hệ thống thoát nước hiện đại, cẩn thận, sạch sẽ. Như vậy, rắn mối sẽ không bị ngột nước hoặc nhiễm bệnh do ẩm thấp.
- Cách 2: Xây chuồng bằng cách dựng tôn. Hình thức này tiết kiệm chi phí và thời gian hơn nhưng không kiên cố bằng cách 1. Nếu bà con xác định nuôi rắn mối trong thời gian ngắn thì nên áp dụng cách này.
Chuồng của rắn mối bắt buộc phải có mái để che nắng mưa. Vào mùa nắng, vẫn có ánh sáng lọt vào để đảm bảo thông thoáng. Mùa mưa cần che chắn kín để tránh gió lùa, mưa tạt.
Nên xem: Chữa viêm nhiễm ở chân cho gà đông tảoPhần nền của chuồng nuôi rắn mối bà con không cần phải lát xi măng, ốp gạch. Tốt nhất nên để nền đất vì rắn mối thích sống ở môi trường tự nhiên. Bên trong chuồng cần trồng cây cỏ hoặc đặt rơm rạ, các phiến gạch, tôn mỏng để rắn mối làm hang.
Để phòng bệnh và tạo môi trường lý tưởng cho rắn mối sinh sống, bà con cần dọn vệ sinh chuồng sạch sẽ mỗi ngày.
Cách chăm sóc rắn mối theo từng thời kỳ
Mỗi giai đoạn rắn mối cần có kỹ thuật chăm sóc riêng. Vì thế bà con cần chú ý để dành thời gian quan tâm đúng mực. Thời điểm rắn mối cần chăm sóc kỹ càng nhất đó là lúc sinh sản và khi rắn mối còn ít ngày tuổi.
Chăm sóc rắn mối khi sinh
Rắn mối đẻ từ 2 – 3 lứa mỗi năm, chúng sinh vào mùa mưa. Mỗi lần đẻ được khoảng 16 con. Rắn mối con mới sinh cũng đã chạy rất linh hoạt. Bà con nên nhớ rắn mối bố sẽ ăn rắn mối con. Do đó, cần phải tách con mẹ đang có chửa để nuôi riêng.
Để rắn mối mẹ sinh sản thuận lợi, người dân nên lót rơm rạ, lá chuối hay gạch, tôn… để rắn trú ẩn. Sau khi đẻ xong có thể bắt con mẹ về chuồng chung ban đầu.
Hướng dẫn nuôi rắn con
Rắn mối con được chăm sóc đặc biệt ở chuồng riêng biệt. Tỷ lệ rắn con sống sót phụ thuộc lớn vào cách chăm sóc của người dân.
Nên xem: Khắc phục dê bị ổ áp xe có mủBà con chuẩn bị một chiếc chậu nhựa hoặc nhôm để nuôi rắn con. Bên trong chậu lót lá chuối, rơm lạ, bỏ 1 cục gạch đất để chúng trú ngụ. Thức ăn của rắn mới sinh cũng như rắn mối trưởng thành. Tuy nhiên, cần phải băm nhỏ để chúng dễ tiêu hóa.
Rắn mối con sau 1 – 2 tuần nuôi riêng có thể vào sống chung cùng bố mẹ.
Con rắn mối thích ăn gì?
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi nhím thịt
Thức ăn của rắn mối khá phong phú, đa dạng. Người dân có thể tìm kiếm thức ăn có sẵn trong tự nhiên để tiết kiệm chi phí.
- Cá, thịt, tôm, tép, trùn, trứng… Những loại thực phẩm có mùi tanh được rắn mối yêu thích.
- Trái cây, bánh ngọt:Hầu như các loại trái cây có vị ngọt rắn mối đều ăn. Ví dụ như dưa hấu, chuối, táo, lê…
- Côn trùng, sâu bọ: Đây là thức ăn giàu giá trị dinh dưỡng, món ngon khoái khẩu của rắn mối.
Hiện nay trên nhiều tỉnh thành đã xuất hiện các chuồng trại nuôi rắn mối với quy mô lớn – nhỏ. Đây là mô hình kinh doanh vẫn còn khá mới mẻ. Do đó, để chăm sóc, nuôi rắn mối thành công. Bà con cần tìm hiểu kỹ các kiến thức liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi. Hy vọng bài viết này giúp ích nhiều cho bà con. Chúc mọi người nuôi rắn mối đạt năng suất, lợi nhuận cao,
Rate this postTừ khóa » Cách Nuôi Rắn Mối đẻ
-
Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối SINH SẢN [ Từ A - Z ]
-
Chia Sẻ Cách Nuôi Rắn Mối Sinh Sản Nhanh Lớn, ít Bệnh Tật - YouTube
-
"Bí Kíp" Nuôi Rắn Mối Kiếm Tiền Triệu | VTC Now
-
Cách Làm Chuồng Nuôi Rắn Mối SINH SẢN
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối Hiệu Quả - TỈNH CÀ MAU
-
Trọn Bộ Từ AZ Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối Sinh Sản
-
Chăm Sóc Răn Mối Sinh Sản
-
Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối Bán Hoang Dã - Thế Giới Côn Trùng
-
Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối đơn Giản – Làm Giả ăn Thật
-
Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối Sinh Sản. Thức ăn Cho Rắn Mối. Chuồng Nuôi ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối ít Bệnh Tật - Hiệu Quả Kinh Tế Cao - WikiOhana
-
Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối Bán Hoa Hoang Giã Miền Bắc
-
Sinh Sản Nhân Tạo Rắn Mối - Báo Nông Nghiệp Việt Nam