Răng Bị đóng Vôi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Vôi Răng

Vệ sinh răng miệng sai cách, chế độ ăn uống kém lành mạnh và không lấy cao răng định kỳ là những nguyên nhân khiến cho răng bị đóng vôi. Để loại bỏ vôi răng tại nhà, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau: dùng giấm táo, vỏ cam, chanh, baking soda, dầu dừa hoặc dầu oliu.  Nếu như thực hiện đúng cách và kiên trì trong thời gian dài, bạn sẽ thấy cao răng có sự cải thiện đáng kể.

  • 1. Vôi răng hay cao răng là gì
  • 2. Tại sao răng bị đóng vôi
  • 3. Tổng hợp các cách cạo vôi răng đơn giản tại nhà
    • 3.1. Sử dụng giấm táo
    • 3.2. Dùng vỏ cam, chanh
    • 3.3. Sử dụng bột nở baking soda
    • 3.4. Sử dụng dầu dừa và dầu oliu
  • 4. Phòng tránh hoặc hạn chế răng bị đóng vôi
    • 4.1. Đánh răng đúng cách
    • 4.2. Dùng loại kem đánh răng hiệu quả
    • 4.3. Hỗ trợ vệ sinh bằng nước súc miệng, chỉ nha khoa
    • 4.4. Hạn chế một số loại thức ăn
    • 4.5. Đi khám định kỳ

1. Vôi răng hay cao răng là gì

Cao răng là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và các cặn mềm. Sau một thời gian, các mảng bám sẽ dần trở nên cứng và bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi. Những cặn mềm ở đây có thể là mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong quá trình ăn uống hàng ngày hoặc các chất khoáng trong khoang miệng.

Cao răng được chia thành hai loại chính là:

Cao răng thường: Chúng có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, thường bám ở bề mặt răng, kẽ răng và ở trên lợi. Cao răng thường không được xử lý kịp thời có thể gây nên bệnh lý viêm nướu.

Cao răng huyết thanh: Khi cao răng thường tạo ra bệnh viêm nướu, nướu ở vùng bị viêm sẽ tiết dịch và chảy máu. Máu ngấm vào cao răng tạo nên màu nâu đỏ.

Răng bị đóng vôi

Răng bị đóng vôi

2. Tại sao răng bị đóng vôi

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đóng vôi răng là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Các cặn thức ăn còn sót lại kết hợp với vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tạo thành một lớp màng xuất hiện trên bề mặt răng hay còn gọi là mảng bám. Lâu ngày, các mảng bám sẽ dần bị vôi hóa và bám chặt vào răng.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng các thực phẩm có chứa đường hóa học như kẹo, bánh, nước ngọt.. cũng làm cho các mảng bám hình thành nhanh chóng và tạo nên cao răng.

Một nguyên nhân khác cũng khiến cho răng bị đóng vôi chính là không đi lấy cao răng định kỳ. Thời gian tích tụ càng lâu, cao răng sẽ càng nhiều. Thậm chí, bạn còn phải đối mặt với những vấn đề răng miệng như: chảy máu chân răng, hơi thở nặng mùi, tụt nướu, hỏng men răng, viêm nha nhu…

3. Tổng hợp các cách cạo vôi răng đơn giản tại nhà

Nếu bạn chưa có thời gian đến nha khoa để cạo vôi răng thì có thể áp dụng những cách sau ngay tại nhà: sử dụng giấm táo, vỏ cam, chanh, baking soda, dầu dừa hoặc dầu oliu. Sau một thời gian kiên trì áp dụng, bạn sẽ thấy hàm răng có những thay đổi đáng kể.

3.1. Sử dụng giấm táo

Giấm táo chứa một loại enzyme có tên gọi là axit axetic. Đây là một hợp chất đã được chứng minh có hiệu quả làm sạch cao răng và những mảng bám ố vàng trên răng. Đặc biệt, sự kết hợp của giấm táo và muối sẽ tạo ra một công thức hoàn hảo để loại bỏ cao răng ngay tại nhà. Nếu như kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần, cao răng sẽ có sự thay đổi rõ rệt.

Cách thực hiện:

Bước 1: Pha hỗn hợp giấm táo, muối cùng với nước ấm trong một chiếc chén nhỏ. 

Bước 2: Ngậm hỗn hợp trên trong khoảng 2 – 3 phút rồi nhổ ra ngoài.

Bước 3: Vệ sinh răng miệng lại với kem đánh răng và bàn chải lông mềm như bình thường để loại bỏ vôi răng.

Cách chữa vôi răng bằng dấm táo

Cách chữa vôi răng bằng dấm táo

3.2. Dùng vỏ cam, chanh

Sử dụng vỏ cam, chanh cũng là một phương pháp làm sạch cao răng cực kỳ đơn giản mà nhiều người đã áp dụng thành công. Phần cùi trắng của vỏ cam, chanh có chứa thành phần limonene. Đây là một hợp chất có khả năng loại bỏ mảng bám và các vết ố vàng trên răng. Đặc biệt, tinh dầu bên ngoài vỏ còn có công dụng ngăn chặn vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch vỏ cam, chanh và đem đi phơi khô.

Bước 2: Xay vỏ cam, vỏ chanh thành bột mịn.

Bước 3: Trộn bột với kem đánh răng và chải răng như bình thường.

Với phương pháp trên, bạn nên áp dụng khoảng 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa vôi răng bằng vỏ cam, vỏ chanh

Cách chữa vôi răng bằng vỏ cam, vỏ chanh

3.3. Sử dụng bột nở baking soda

Baking soda được coi là một loại thuốc muối, có đặc tính kiềm với nhiều nhóm -OH. Baking soda sẽ phản ứng trực tiếp với các chất axit tại mảng bám và cao răng. Thông qua quá trình trên, cao răng sẽ dần trở nên lỏng lẻo và bật ra khỏi thân răng.

Cách thực hiện:

Bước 1: Trộn bột baking soda cùng với một ít nước ấm vào trong một chiếc bát nhỏ.

Bước 2: Thoa trực tiếp hỗn hợp bột baking soda lên vùng cổ răng có nhiều mảng bám.

Bước 3: Sau khoảng 2 phút, bạn sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng nhẹ nhàng. Bạn nên tập trung chải ở những vị trí có nhiều vôi răng.

Bước 4: Súc miệng lại với nước sạch để làm sạch khoang miệng.

Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn nên áp dụng phương pháp trên khoảng 2 – 3 lần/tuần.

Cách chữa vôi răng bằng bột nở baking soda

Cách chữa vôi răng bằng bột nở baking soda

3.4. Sử dụng dầu dừa và dầu oliu

Không chỉ có công dụng làm đẹp, dầu dừa và dầu oliu được nhiều người biết đến với khả năng làm sạch cao răng cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn có khả năng ức chế vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng và ngăn chặn các bệnh lý răng miệng cực kỳ hiệu quả.

Cách thực hiện:

Bước 1: Lấy khoảng 4 thìa cà phê dầu dừa và 4 thìa cà phê dầu oliu vào bát.

Bước 2: Trộn đều hai loại dầu trên lại với nhau.

Bước 3: Sử dụng hỗn hợp thu được để súc miệng mỗi buổi sáng trong khoảng 5 phút.

Bước 4: Đánh răng lại như bình thường.

Với phương pháp sử dụng dầu dừa và dầu oliu, bạn nên áp dụng đều đặn mỗi ngày một lần để diệt khuẩn và loại bỏ vôi răng nhanh chóng.

Cách chữa vôi răng bằng dầu oliu

Cách chữa vôi răng bằng dầu oliu

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

4. Phòng tránh hoặc hạn chế răng bị đóng vôi

Theo chia sẻ của bác sĩ Hoàng Thị Thu Hiền – bác sĩ tại Nha Khoa Paris chi nhánh Thái Thịnh, cao răng là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu… Để hạn chế tình trạng răng bị vôi hóa, bạn nên chải răng đúng cách, lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa…

4.1. Đánh răng đúng cách

Đánh răng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi để hình thành cao răng, vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý răng miệng. Bạn nên chải răng theo các bước dưới đây:

Bước 1: Súc miệng với nước lọc trong khoảng 30 giây để loại bỏ mảng bám và cặn thức ăn thừa trong khoang miệng.

Bước 2: Rửa sạch bàn chải dưới vòi nước trước khi đánh răng để làm sạch vi khuẩn còn bám lại trên đó. Sau đó, bạn lấy một lượng kem vừa đủ để chải răng.

Bước 3: Đặt bàn chải nằm nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu, đầu lông bàn chải phải tiếp xúc với cả răng và nướu. Đánh răng mặt ngoài trước bao gồm tất cả răng ở hàm trên và hàm dưới bằng cách chải nhẹ nhàng 2 – 3 răng từ hàm trên xuống và hàm dưới lên hoặc xoay tròn bàn chải khoảng 5 – 10 lần.

Bước 4: Đánh mặt trong của răng tương tự như với mặt ngoài bằng cách chải lên xuống hoặc theo đường tròn để lông bàn chải có thể chui vào từng kẽ răng và làm sạch mảng bám. Bạn tuyệt đối không được đánh răng theo chiều ngang hoặc dùng lực quá mạnh bởi có thể khiến cho men răng bị hư tổn.

Bước 5: Vệ sinh răng hàm bằng cách đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của răng và nhẹ nhàng đưa bàn chải từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.

Bước 6: Chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng thông thường hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng. Đây là một bước cực kỳ quan trọng bởi khu vực lưỡi tập trung rất nhiều vi khuẩn gây hại.

Bước 7: Súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ kem đánh răng ra khỏi khoang miệng. Cuối cùng, bạn nên rửa sạch bàn chải đánh răng để tránh vi khuẩn còn sót lại.

Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình vệ sinh răng miệng đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

Tuyệt đối không được chải răng ngay sau khi ăn xong. Bởi khi đó, độ pH trong khoang miệng đã giảm xuống. Nếu như bạn đánh răng ngay thì men răng rất dễ bị tổn thương và dẫn đến nguy cơ cấu trúc răng bị phá hủy. Do đó, sau khi ăn, bạn nên chờ ít nhất 30 phút mới bắt đầu vệ sinh răng miệng.

Duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần, bạn nên chải răng trong khoảng 2 – 3 phút.

  • Chỉ nên lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ để đảm bảo hiệu quả làm sạch răng miệng mà không gây hại tới men răng.
Các bước đánh răng đúng cách

Các bước đánh răng đúng cách

4.2. Dùng loại kem đánh răng hiệu quả

Để ngăn ngừa mảng bám trên răng hiệu quả, bạn nên ưu tiên lựa chọn những những loại kem đánh răng có chứa thành phần triclosan, chlorhexidine… Một số loại kem đánh răng mà bạn có thể tham khảo là Colgate Total, Kin Gingival…

Ngoài ra, để tránh gây hại tới men răng và làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng, bạn nên chọn những kem đánh răng có chứa hàm lượng fluor phù hợp. Theo chia sẻ của các bác sĩ nha khoa, kem đánh răng có hàm lượng fluor từ 1000 – 1500ppm phù hợp với người trưởng thành. Trong khi đó, trẻ em chỉ nên sử dụng sản phẩm chứa 200 – 450ppm.

Hiện trên thị trường, kem đánh răng được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên mua ở những cửa hàng, siêu thị uy tín để tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái.

4.3. Hỗ trợ vệ sinh bằng nước súc miệng, chỉ nha khoa

Ngoài chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng cũng là một bước rất cần thiết khi chăm sóc răng miệng hàng ngày. Trong quá trình ăn nhai, hiện tượng thức ăn giắt lại trong kẽ răng là điều không thể tránh khỏi. Khi đó, bạn không nên sử dụng những loại tăm tre truyền thống bởi có thể làm tổn thương tới lợi.

Thay vì thế, bạn hay dùng chỉ nha khoa. Chỉ nha khoa có kết cấu mảnh, nhỏ, có thể len lỏi vào từng kẽ ngách ở hàm răng để làm sạch mảnh vụn thức ăn và mảng bám mà không hề gây hại tới các mô mềm trong khoang miệng.

Bên cạnh đó, sau khi chải răng, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng trong khoảng 30 giây. Chúng sẽ giúp làm sạch các mảnh vụn thực phẩm đã bị bàn chải làm bong ra nhưng chưa được loại bỏ. Chưa hết, nước súc miệng còn tăng cường sức khỏe men răng và duy trì hơi thở thơm mát trong thời gian dài.

Chỉ nha khoa giúp làm sạch răng miệng hiệu quả

Chỉ nha khoa giúp làm sạch răng miệng hiệu quả

4.4. Hạn chế một số loại thức ăn

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, chế độ ăn uống không khoa học cùng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng bị vôi hóa. Bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột như tương cà, bơ đậu phộng, trái cây sấy khô, bánh kẹo ngọt… Khi ăn những loại thực phẩm trên, bạn nên uống nhiều nước trong và sau bữa ăn để làm sạch đường bám lại trên răng.

4.5. Đi khám định kỳ

Các bác sĩ trong lĩnh vực nha khoa luôn khuyến cáo nên đi khám răng và lấy vôi răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Đây là thời điểm thích hợp để các mảng bám trên răng hình thành. Bạn không nên đợi có cao răng rồi mới đi lấy. Bởi khi đó, cao răng đã xuất hiện và gây hại tới sức khỏe răng miệng.

Với những thông tin hữu ích mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong bài viết trên, hy vọng bạn đã chọn được giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng răng bị đóng vôi. Tuy nhiên, cao răng bám rất chắc vào bề mặt thân răng. Do đó, để loại bỏ cao răng nhanh chóng, bạn nên tới gặp bác sĩ. Chỉ sau khoảng 10 – 30 phút, các mảng bám và vôi răng đã được làm sạch hoàn toàn.

Từ khóa » Cách Tránh Bị Vôi Răng